• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Non nước Ninh Bình

Non nước Ninh Bình



Từ Hòa Bình xuôi ra biển, đất Ninh Bình là một vùng tiếp giáp giữa núi non Tây Bắc và đồng bằng lấn biển. Hàng vạn năm trước, khi nước biển dâng cao, có lẽ chỉ có những dãy núi đá nhấp nhô là vượt trên mặt nước. Khi nước biển hạ xuống, các dòng sông mang phù sa lấn dần ra biển.



Đến tận thế kỉ 19, thì vùng giáp biển vẫn còn hoang sơ, cho đến khi Nguyễn Công Trứ khai hoang lấn mặn, mới có xứ Kim Sơn ngày nay.



Do vậy mà du lịch Ninh Bình luôn gắn với núi, với đá, và với nước. Từ cố đô Hoa Lư ẩn trong vùng núi Trường Yên đến nhà thờ Phát Diệm, đều là dấu ấn của đá. Từ Tam Cốc cũ kĩ đến Vân Long và Tràng An, đều là mặt nước yên bình.



Có lẽ không vùng nào ở nước Việt mình mà hai chữ Non - Nước lại sâu nặng đến thế.
 
Ninh Bình trước đây được nhắc đến nhiều với cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, rừng Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm. Rồi Vân Long - Kênh Gà.



Gần đây thì nổi lên là khu du lịch Tràng An, và chùa Bái Đính.



Cái gì mới cũng có vẻ hấp dẫn hơn nhỉ, thế nên tớ bắt đầu từ khu mới đó, tức là khu Tràng An.



Giờ search cụm "khu Tràng An" trên mạng là ra một loạt các bài trên các báo, nhưng cũng na ná nhau thôi. Đại khái là một khu vực rộng gồm nhiều núi đá, có các hang, các thung, đi thuyền xuyên qua luồn lại, trèo núi non và lần mò vào hang động...





Đại khái là bản đồ thì thế này



 
icon1.gif


Khu Tràng An chính là kinh đô Hoa Lư của triều Đinh và Tiền Lê xưa kia. Đền Đinh Lê hiện nay nằm ở phía bắc của toàn khu Hoa Lư.



Nhìn từ trên thì có thể thấy đó là một mê cung các dải núi đá vôi. Chỉ cần xây chặn một số đoạn lại là có thể cố thủ vững chắc, tạo thành một tòa thành thiên nhiên khó mà xâm phạm. Nhưng ngược lại, cũng chẳng thể giao thương phát triển được. Thế nên bác Uẩn mới dời về Thăng Long. Và vùng này hoang phế, trở về với thiên nhiên vốn có.



Báo chí gần đây toàn dùng từ "phát hiện ra khu Tràng An". Theo tớ thì chả có gì để mà gọi là phát hiện cả. Từ bao lâu nay người ta vẫn đi vào đó, người dân vẫn trồng lúa trong các thung núi đá, và họ vẫn sử dụng các hang núi như là lối đi tự nhiên để vào thăm ruộng.



Ruộng trong vùng này chỉ trồng được một vụ lúa, khi nước xâm xấp vừa đủ. Khô hoặc ngập quá đều bỏ mặc đó. Những năm gần đây thì dân không được trồng lúa nữa, đất thu hồi lại, người ta (chính xác là ai nhỉ) đắp đập ngăn nước, nạo vét các chỗ nông, và cả vùng ngập nước mênh mông. Các hang xuyên sơn trở thành xuyên thủy lộ.



Toàn khu vực có đến cả trăm hang động, trong đó gần 50 hang có thể thành lối đi xuyên núi bằng thuyền. Đi quanh co vòng vèo mất vài ngày. Hiện nay khai thác một tuyến, đi qua 9 hang, nếu muốn có thể thăm thêm 2 hang nữa.



Toàn tuyến đi mất từ 2 - 4 giờ, tùy thuộc vào việc có trèo lên núi chơi ít hay nhiều.



 
Từ Ninh Bình, theo con đường mới mở bên cạnh núi Kỳ Lân, chạy thẳng một lèo, sẽ thấy biển đề khu Du lịch Sinh thái Tràng An ngay bên tay trái.



Đường hiện nay là đường bêtông rất rộng, chạy thoải mái. Mỗi tội các cầu đang làm dở, đã xong mố nhưng vẫn chưa có dầm, nên phải theo các đường tránh nhỏ hơn. Nếu gặp mưa to thì cũng bùn lầy ra phết. Có một khu nhà đang xây, về sau sẽ là trung tâm bến thuyền ở đây. Hiện giờ bến thuyền Sào Khê nằm phía trong, phải theo một con đường nhỏ đi vào.



Giá vé là 60 nghìn/người.



Đang mùa lúa chín, hai bên đường lúa vàng rợp mắt bên các chân núi.



Bến Sào Khê nằm gần một quả núi, có một con dốc rất cao, tên là dốc Quy Linh. Từ trên đỉnh có thể nhìn ra một vùng rộng. Đường lên lát đá xanh, nhưng chắc ít ai đi nên cây dại mọc tràn cả ra.
 
Từ đỉnh dốc Quy Linh Bên phải là bến đò Sào Khê, bên trái có ngôi đền Phủ Đột, dòng nước uốn lượn chảy vào trong núi, và đường về sẽ vòng về dòng nước xa tận cùng bên phải.





 
Bến đò Sào Khê. Những chiếc đò được làm giống nhau, vừa đủ để vào các hang bé nhất. Người lái đò là dân xã này, sau khi làm thành khu du lịch không còn trồng lúa được nữa. Nhưng có đến 200 người chèo đò, mà không phải ngày nào cũng có khách, nên có khi mấy ngày mới có một chuyến chở khách đi.



Trên đò có bán những chiếc mũ nan đội tránh nắng. Chị lái đò nói rằng cả một chuyến đò, được trả 30 nghìn (đò chở 4 - 5 người), chị kể hồi trước cũng đi chụp ảnh, nhưng chụp toàn bị hỏng, thế nên lại quay về với việc chèo đò. Ngày không có khách thì ra chợ mua bán đổi chác vài thứ.







 
Phủ Đột Thuyền lướt đi trên mặt nước, theo nhịp chèo đều đặn của chị lái đò. Tớ ngồi mũi thuyền thả hai chân xuống nước một tẹo, để cảm thấy nước trong vắt luồn vào chân, lượn qua chân, mà không làm cho người chèo vất vả.



Qua một khúc quanh, hiện ra "đền Trình", một ngôi đền nhỏ. Tên chính thức là Phủ Đột, thờ một hai vị giám quan của vua Đinh, cũng là người canh giữ cho cả một vùng núi non này. Ngày trước khi chưa ngập nước, thì lên đền là những bậc đá nay thoải dần xuống đáy. Cạnh đền có một hang đá tên là hang Địa Linh, hang khá dài ăn thông sang bên kia núi, nhưng vì mấy hôm nước to quá, ngập đến sát trần hang nên không đi được.





 
Thung Rời phủ Đột, sau một khúc cong, dần mở ra một cảnh tuyệt vời. Một mặt hồ nước mênh mông xanh thẳm, vây quanh là núi đá cao trập trùng. Mỗi vùng nước thế này gọi là một Thung, và đều có tên. Không nhớ chị lái đò gọi đây là thung gì nữa.



Điều đặc biệt hơn là chính ở khối núi thẳng đứng đối diện, dưới chân là một hang xuyên thẳng qua lòng núi, là hang đầu tiên sẽ đi, tên là hang Tối. Đây là hang có trần thấp nhất, nhưng dài nhất, đến hơn 300m, khó đi nhất, nên có cảm giác huyền bí nhất.



Tình cờ là ngày trước hôm tớ đi là ngày mà Mr. Mạnh TBT cũng đến đây cùng bầu đoàn. Chị lái đò vui vẻ kể chuyện bác Mạnh cũng phải cúi đầu để có thể chui qua hang Tối thế nào. Bầu đoàn của bác cũng phải "lễ cụ" hết mấy cái thạch nhũ trong hang đó.





 
đền Trần



Bên sườn núi trong thung, có một tòa tam quan mới dựng, đường bậc thang dẫn xuống bờ nước. Đây là một trong ba lối vào đền Trần ở sâu trong lòng núi. Một đường bộ dài mấy cây số nối ra ngoài, một đường thủy khác gần hơn.



Chị lái đò kể rằng mấy năm nay, năm nào các bác to to nhà mình cũng về đây hết. Khi trước các bác Lương, bác Khải đều phải trèo qua cái tam quan này để vào đền, còn giờ thì đi đường thủy qua hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu là có thể vào gần hơn.



Không biết các bác to nhà mình trèo qua núi kia, thì về phải tốn bao nhiêu cao hổ, mật gấu để xoa bóp nhờ ?
 
Trong hang Tối, nước nhỏ giọt khắp nơi. Hang dài quá, lại vì mấy hôm mưa nước lên cao khiến chỗ đi được thuyền rất hẹp, chỉ có thể đi từng chiếc luồn lách. Hiện tại còn ít khách, nếu đông thuyền thì không biết còn chen nhau thế nào. Mỗi thuyền có một chiếc đèn pin để soi, thuyền tớ í ới kêu nhau mỗi khi sắp cộc đầu vào nhũ đá.



Ra khỏi hang, đến thung Sáng, một thung nước bốn bề là núi. Thế nhưng thung này có đến 4 cửa hang ăn vào từ các quả núi bốn phía. Thật là kì lạ.





 
Những quả núi đá vôi địa hình caste có nhiều hang động ngóc ngách là điều thông thường. Nhưng điều đặc biệt nhất của khu vực này, đó là các hang động đều nằm ở cùng một độ cao, có đáy hang và trần hang chênh lệch nhau không đáng kể, nghĩa là gần như hoàn toàn đồng phẳng !



Chị lái đò kể rằng trước kia trong các thung là lớp bùn lầy. Mùa nước xâm xấp người dân vào cấy lúa, đều đi theo các hang núi này. Các hang dài ngắn, nhưng luồn dưới chân các quả núi, ăn thông hầu như tất cả các thung với nhau, người đi bình thường được. Mùa nước lên cao thì phải đi thuyền.



Có thể thuở xa xưa kia, mực nước biển ngập tràn đến độ cao này, đã ăn thông những vỉa đá yếu. Khi nước rút đi thì tạo thành hang động ở cùng một độ cao.



Giờ thì có đập giữ nước, mực nước luôn đủ để đi thuyền, nước lớn thì cao hơn bình thường, nhưng đò theo đúng cỡ thì có thể luồn được vào tất cả các hang.



Ngày xưa khi vua Đinh đóng đô ở đây, có lẽ cũng đã sử dụng các hang này làm lối di chuyển. Với mê cung thành và đường tự nhiên thế này, thật lợi hại trong phòng thủ.
 
Từ thung Sáng, đò luồn qua hang Sáng, thì đến một thung rất rộng nữa là thung Lồng Vài. Thung này bốn phía có 4 cửa hang là hang Sáng, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, và một hang nữa không nằm trong tuyến đi.



Hang Nấu Rượu mang tên đó vì trong hang có nguồn nước ngọt trong, và nhiều dấu tích của đồ sành nấu rượu trong lòng hang. Chị lái đò thì nói đơn giản rằng : Hồi trước người ta nấu rượu lậu trong hang í !!!



Đường vào hang Nấu Rượu lấp sau đám lau sậy, nhưng vào trong thì rộng hơn. Qua hang Nấu Rượu sẽ là thung Nấu Rượu, thung đẹp nhất...













Hì. Ở khu Tràng An thì không có lúa, sen cũng in ít thôi. Nhưng khu Tam Cốc, và khắp cả các cánh đồng là lúa đang chín vàng, và sen thì có ở nhiều nơi.



Trèo lên đỉnh Hang Múa gần Tam Cốc, tớ nhìn xuống thấy cả Ninh Bình ngập tràn trong biển vàng, đẹp miên man. Còn dòng suối ở Tam Cốc thì xuyên giữa lúa chín, đền Thái Vi đứng giữa đồng vàng.



Mà thôi từ từ đã, đang Tràng An cơ mà...


 
Trong thung Nấu Rượu có một đường lên đỉnh núi, với những chòi gỗ dừng chân. Bạn đồng hành không leo nổi nên tớ cũng đành ngó lên vậy thôi.






Từ thung này, trèo qua một "quèn" đá là vào thung Đền Trần. Đường lát đá dễ đi, nhưng hiển nhiên là phải trèo rồi.
 
Đền Trần Trèo qua quèn đá, thung Đền Trần sâu xuống và hun hút về xa. Đây là thung lớn nhất trong toàn bộ khu vực. Để vào đền có 3 đường, đường qua cổng trên núi ở thung Sáng, đường vào từ thung Nấu Rượu, và một đường bộ dài mấy cây số ra ngòai cửa núi. Trước khi khu vực được làm, thì để vào đây rất khó khăn.



Tớ nhớ có lần nói chuyện với một người rất tự hào đã đến được đền này, sau khi mất cả trọn một ngày để trèo núi xuyên rừng. Nay thì đường đã mở cho mọi người có thể đến .



Đền Trần đúng ra chỉ là một ngôi miếu cổ nằm sâu trong vùng núi đá Tràng An, được dựng vào đời Trần, gần 800 năm trước. Miếu thờ thần Quý Minh và Phu nhân. Quý Minh là một vị thần núi được thờ ở rất nhiều nơi, không thua gì thần Cao Sơn và Tản Viên. Truyền thuyết về hai anh em Cao Sơn - Quý Minh có nhiều dị bản.



Ngôi miếu đã bị quên lãng cho đến cách đây gần trăm năm mới được tìm thấy, và 27 năm sau mới được trùng tu lại. Những gì còn lại xưa kia chỉ là 4 cây cột đá chạm trổ rồng khá đẹp, còn tường và mái được làm lại. Việc trùng tu thời đó vô cùng khó khăn vì rất khó vận chuyển nguyên liệu.



Một khó khăn nữa là vì ngôi miếu nằm chênh vênh trên vách đá. Ngày nay thì người ta đã làm một ban công rộng ngay phía trước, tha hồ đứng.





 
Đền Trần này có tên chính là đền Nội Lâm, tương ứng với đền Thái Vi là Văn Lâm, và hành cung Vũ Lâm; tức là Tam Lâm.



Thung đền Trần là một thung dài rộng. Trong thung cũng có một dải nước uốn lượn, có thể đi thuyền vòng quanh mấy quả núi đá. Người ta bảo đi thuyền một vòng trong thung cũng mất hơn 1 giờ.



Ngoài ra có thể đi dạo trong rừng rậm ngay sau đền. Con đường đã được lát đá, có thể dễ dàng đi xuyên rừng hàng cây số, vòng vèo trong lòng thung. Nhưng cũng ít người đi nên cây cối rậm rạp, nhiều cây mọc tràn cả ra đường.



Người dân còn kể rằng tuần trước bỗng gặp đại bàng đất kêu, là điềm lành, vì đã lâu lắm, 5 - 6 năm rồi không ai nghe thấy tiếng của lòai chim đó nữa (Đại bàng đất là con chim thế nào thì tớ cũng không rõ).



 
Những người thích trèo leo một chút, hoặc đi bộ trong rừng trên núi đá vôi, chắc sẽ rất thích thung núi này.





 
Rời thung Đền Trần, ngược trở lại hang Nấu Rượu và thung Lồng Vài, thuyền lại tiếp tục đưa đến hang Ba Giọt, hang này thông qua thung Sáng, rồi vào hang Seo đi sang thung khác. Từ thung này đi vào hang Sơn Dương để đến thung Khống, lên thăm đền Phủ Khống.



Hang Ba Giọt không thẳng mà khuất khúc, trong hang rộng ra, nhưng cửa hang nằm khuất dưới những lùm cây rậm rạp, nơi mình không nghĩ đến.







 
Ai nghĩ chỗ này có thể luồn vào được để sang bên kia núi ?








Chỗ này nữa








Thế nhưng thuyền đi vào hết, và lòng hang vòng vèo để rồi lại thấy trời đất, núi non hiện ra
 
Chà chà, nãy giờ toàn những hang nước, chắc cũng đã chán rồi các bác nhờ?



Thế thì sau hang Sơn Dương và một khúc quanh nữa, sẽ thấy thế này. Phủ Khống đấy.





 
Top