ngayxuaoi12a1
Member
Bài được viết với tư cách của một người con Bình Định, yêu thích du lịch "bụi", và đã từng được học và làm trong ngành du lịch.
Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.100 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 640 km về phía Nam.
Một số điều đặc biệt của tỉnh Bình Định:
1. Là quê hương của vị anh hùng áo vải - Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
"Ông là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn.
Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn".
Nguyễn Huệ nổi tiếng với dụ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
"Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung nỗ lực xây dựng đất nước. Dù chỉ tại vị có 4 năm ngắn ngủi, nhưng vua đã chứng tỏ ngài không phải chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử mà còn là một nhà chính trị xuất sắc nhất, với hùng tâm mở một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt".
"Vua Quang Trung là ông vua Việt nam đầu tiên đã có sáng kiến áp dụng một nền giáo dục phổ thông cho dân chúng. Ngài cho mở trường học khắp các thôn xã. Những nơi nào không thể mở trường học thì mượn đình chùa làm nơi dạy dỗ. Và ngài cũng là vị vua đầu tiên đã thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc là dùng chữ Nôm trong tất cả các chiếu biểu, văn thư hành chánh".
"Thời đại Quang Trung là thời đại ngoại giao vàng son nhất lịch sử chúng ta. Từ xưa chưa có một vị vua nào tỏ vẻ lấn áp Trung hoa như vua Quang Trung. Trước hết, ngài đã không chịu thân hành đi đón sắc phong của vua Càn Long, hủy bỏ tục cống người vàng hằng năm cho Tàu để đền mạng Liễu Thăng đã có kể từ thời vua Lê Thái tổ. Và cuối cùng cử sứ bộ sang Tàu đòi hai hai tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây, cũng như xin cưới công chúa nhà Thanh. Ðòi hỏi của vua Quang Trung đúng là sự khiêu khích đối với Càn Long, là một ông vua cao ngạo và anh minh vào bậc nhất đời nhà Thanh. Tuy nhiên, khiếp uy Quang Trung, Càn Long đã phải chấp nhận để tỉnh Quảng Tây cho vua đóng đô và chọn ngày đưa công chúa Thanh qua Việt nam. Tuy nhiên, trong khi nhà Thanh chuẩn bị đáp ứng những đòi hỏi của Việt nam thì vua Quang Trung lại sớm ra đi".
2. Là quê hương của Đào Tấn, "hậu tổ" nghệ thuật tuồng Việt Nam.
"Đào Tấn là một nhà thơ, nhà soạn tuồng, một nghệ nhân xuất sắc của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ông người làng Vinh Thạnh nay thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước. Ngay từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh dĩnh ngộ.
Nói đến Đào Tấn là nói đến những cống hiến lớn lao của ông đối với nghệ thuật tuồng. Sân khấu tuồng đã có ở Việt Nam từ rất sớm. Đến đầu thế kỷ XIII đã xuất hiện nhiều vở nổi tiếng còn truyền lại đến ngày nay. Tuy nhiên, bấy giờ bộ môn nghệ thuật này chưa được tổ chức mang tính chuyên nghiệp.
Đến thời Đào Tấn, bằng những đóng góp xuất sắc của ông, với lòng say mê, tài năng và tâm huyết, nghệ thuật tuồng Việt Nam đã đạt đến bước phát triển rực rỡ. Trong lịch sử tuồng Việt Nam đào Tấn là tác giả viết nhiều nhất và có chất lượng cao nhất. Ngoài ra ông còn có công trong việc hoàn thiện âm nhạc tuồng. Đào Tấn còn là người đầu tiên hệ thống hóa các vấn đề mỹ thuật sân khấu tuồng, từ trang trí, phục trang đến đạo cụ… Với những đóng góp đặc biệt xuất sắc đào Tấn xứng đáng được hậu thế suy tôn là “Hậu Tổ” của nghệ thuật tuồng Việt Nam.
Những năm cuối đời, Đào Tấn về quê sống ẩn dật. Xa lánh chốn quan trường nhưng ông vẫn miệt mài sáng tạo nhằm cống hiến nhiều hơn nữa cho nghệ thuật tuồng. Ông lo trước về “hậu sự” của mình, chọn núi Hoàng Mai làm nơi an nghỉ ngàn thu. Ông mất, người nhà theo ý nguyện của ông đã an táng ông tại nơi đây".
3. Quê hương của môn võ Bình Định
Hẳn câu ca dao này đã trở nên quen thuộc với nhiều người:
"Võ Bình Định phát triển sâu rộng trong quần chúng không chỉ có "nam nhi" mà cả "phái yếu" cũng luyện rèn võ nghệ và đã có sức thu hút mãnh liệt, trở thành món ăn tinh thần của người dân Bình Định".
"Trước thời Tây Sơn (từ khoảng năm 1600), võ cổ truyền Bình Định còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trêncác thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày.
Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hoà nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan,võ sư nổi tiếng. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.
Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc Hà vào,...) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.
Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ cổ truyền Bình Định vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt. "Võ vườn" vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo... đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ cổ truyền Bình Định bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó".
4. Nơi tập trung 14 tháp Chăm cổ
"Nhà nước Chăm Pa cổ đại hình thành từ đầu Công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỉ X - XV. Bình Định được biết đến như một địa danh giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm Pa cổ đại với một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Dấu tích văn hóa Chămpa thời kì này còn lưu giữ đến ngày nay, điển hình là quần thể tháp Chăm cổ xưa".
8 cụm di tích với 14 tháp bao gồm Bánh Ít (tháp Bạc), Dương Long (người Pháp gọi đây là tháp Ngà, còn dân địa phương gọi là tháp An Chánh), tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh), Cánh Tiên (tháp Đồng), Phú Lộc (tháp Vàng), Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông, trải trên ba huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.
"Ngoài ra, còn có bốn toà thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Chăm như giếng cổ hình vuông, rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuđa...".
Bình Định còn là quê hương của nhà thơ Xuân Diệu, ca sỹ Cẩm Ly, ca sỹ Quang Dũng.
Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.100 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 640 km về phía Nam.
Một số điều đặc biệt của tỉnh Bình Định:
1. Là quê hương của vị anh hùng áo vải - Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
"Ông là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn.
Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn".
Nguyễn Huệ nổi tiếng với dụ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
"Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung nỗ lực xây dựng đất nước. Dù chỉ tại vị có 4 năm ngắn ngủi, nhưng vua đã chứng tỏ ngài không phải chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử mà còn là một nhà chính trị xuất sắc nhất, với hùng tâm mở một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt".
"Vua Quang Trung là ông vua Việt nam đầu tiên đã có sáng kiến áp dụng một nền giáo dục phổ thông cho dân chúng. Ngài cho mở trường học khắp các thôn xã. Những nơi nào không thể mở trường học thì mượn đình chùa làm nơi dạy dỗ. Và ngài cũng là vị vua đầu tiên đã thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc là dùng chữ Nôm trong tất cả các chiếu biểu, văn thư hành chánh".
"Thời đại Quang Trung là thời đại ngoại giao vàng son nhất lịch sử chúng ta. Từ xưa chưa có một vị vua nào tỏ vẻ lấn áp Trung hoa như vua Quang Trung. Trước hết, ngài đã không chịu thân hành đi đón sắc phong của vua Càn Long, hủy bỏ tục cống người vàng hằng năm cho Tàu để đền mạng Liễu Thăng đã có kể từ thời vua Lê Thái tổ. Và cuối cùng cử sứ bộ sang Tàu đòi hai hai tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây, cũng như xin cưới công chúa nhà Thanh. Ðòi hỏi của vua Quang Trung đúng là sự khiêu khích đối với Càn Long, là một ông vua cao ngạo và anh minh vào bậc nhất đời nhà Thanh. Tuy nhiên, khiếp uy Quang Trung, Càn Long đã phải chấp nhận để tỉnh Quảng Tây cho vua đóng đô và chọn ngày đưa công chúa Thanh qua Việt nam. Tuy nhiên, trong khi nhà Thanh chuẩn bị đáp ứng những đòi hỏi của Việt nam thì vua Quang Trung lại sớm ra đi".
2. Là quê hương của Đào Tấn, "hậu tổ" nghệ thuật tuồng Việt Nam.
"Đào Tấn là một nhà thơ, nhà soạn tuồng, một nghệ nhân xuất sắc của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ông người làng Vinh Thạnh nay thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước. Ngay từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh dĩnh ngộ.
Nói đến Đào Tấn là nói đến những cống hiến lớn lao của ông đối với nghệ thuật tuồng. Sân khấu tuồng đã có ở Việt Nam từ rất sớm. Đến đầu thế kỷ XIII đã xuất hiện nhiều vở nổi tiếng còn truyền lại đến ngày nay. Tuy nhiên, bấy giờ bộ môn nghệ thuật này chưa được tổ chức mang tính chuyên nghiệp.
Đến thời Đào Tấn, bằng những đóng góp xuất sắc của ông, với lòng say mê, tài năng và tâm huyết, nghệ thuật tuồng Việt Nam đã đạt đến bước phát triển rực rỡ. Trong lịch sử tuồng Việt Nam đào Tấn là tác giả viết nhiều nhất và có chất lượng cao nhất. Ngoài ra ông còn có công trong việc hoàn thiện âm nhạc tuồng. Đào Tấn còn là người đầu tiên hệ thống hóa các vấn đề mỹ thuật sân khấu tuồng, từ trang trí, phục trang đến đạo cụ… Với những đóng góp đặc biệt xuất sắc đào Tấn xứng đáng được hậu thế suy tôn là “Hậu Tổ” của nghệ thuật tuồng Việt Nam.
Những năm cuối đời, Đào Tấn về quê sống ẩn dật. Xa lánh chốn quan trường nhưng ông vẫn miệt mài sáng tạo nhằm cống hiến nhiều hơn nữa cho nghệ thuật tuồng. Ông lo trước về “hậu sự” của mình, chọn núi Hoàng Mai làm nơi an nghỉ ngàn thu. Ông mất, người nhà theo ý nguyện của ông đã an táng ông tại nơi đây".
3. Quê hương của môn võ Bình Định
Hẳn câu ca dao này đã trở nên quen thuộc với nhiều người:
"Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền"
Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền"
"Võ Bình Định phát triển sâu rộng trong quần chúng không chỉ có "nam nhi" mà cả "phái yếu" cũng luyện rèn võ nghệ và đã có sức thu hút mãnh liệt, trở thành món ăn tinh thần của người dân Bình Định".
"Trước thời Tây Sơn (từ khoảng năm 1600), võ cổ truyền Bình Định còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trêncác thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày.
Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hoà nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan,võ sư nổi tiếng. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.
Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc Hà vào,...) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.
Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ cổ truyền Bình Định vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt. "Võ vườn" vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo... đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ cổ truyền Bình Định bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó".
4. Nơi tập trung 14 tháp Chăm cổ
"Nhà nước Chăm Pa cổ đại hình thành từ đầu Công nguyên và phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỉ X - XV. Bình Định được biết đến như một địa danh giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm Pa cổ đại với một nền văn hóa phát triển rực rỡ. Dấu tích văn hóa Chămpa thời kì này còn lưu giữ đến ngày nay, điển hình là quần thể tháp Chăm cổ xưa".
8 cụm di tích với 14 tháp bao gồm Bánh Ít (tháp Bạc), Dương Long (người Pháp gọi đây là tháp Ngà, còn dân địa phương gọi là tháp An Chánh), tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh), Cánh Tiên (tháp Đồng), Phú Lộc (tháp Vàng), Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông, trải trên ba huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn.
"Ngoài ra, còn có bốn toà thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Chăm như giếng cổ hình vuông, rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuđa...".
Bình Định còn là quê hương của nhà thơ Xuân Diệu, ca sỹ Cẩm Ly, ca sỹ Quang Dũng.