Nguyễn Thụ Nhân
Moderator
Theo các nhà khảo cổ học nghiên cứu, vào đầu thế kỷ thứ IX, tổ tiên của người Cam pu chialà vua Gia yavaman II thuộc tộc Cao miên đã từ Đông Nam Á đến nơi đây, thống trị trong một thời gian khá dài.
Đầu thế kỷ XII, Gia yavaman đã cho xây dựng đền Angkor. Khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIII, cho xây dựng hoàng thành. Hoàng thành có chu vi 12km; đồng thời đào hố chứa nước Đông rộng 1,8 cây số, dài 7 cây số; hồ chứa nước phía Tây rộng 2,4 cây số, dài 8 cây số. Đây là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất thế giới.
Có người cho rằng, do xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm lớn như dịch hạch, thổ tả... xảy ra chưa đầy một tháng, thì trên 2 triệu cư dân đã bị chết hết (?).
Có giả thuyết cho rằng, do nội bộ lục đục, cư dân tàn sát lẫn nhau mà chết, chỉ để lại công trình kiến trúc trống không. Nhưng, dù sao cũng phải lưu lại những di cốt hóa thạch chứ? Đằng này, không phát hiện một chút xương cốt hóa thạch nào.
Có người cho rằng quân địch bất ngờ chiếm lãnh toàn thành, trên 2 triệu người dân bị bắt đi nơi khác làm nô lệ... giả thuyết này vị tất được đứng vững. Theo G. Colaoxle, một học giả chuyên nghiên cứu lịch sử cổ đại Cam pu chia nói:
"... Vì đánh nhau với người Xiêm La (người Thái Lan), nên người Angkor bị tiêu hao, suy yếu lực lượng, nhưng nguyên nhân mất nước không phải vì lý do ấy, mà hầu như nô lệ phản kháng hàng loạt. Nhằm thỏa mãn dục vọng xa xỉ cùng cực của Quốc vương này, mấy chục vạn nô lệ Cao Miên không có mảnh quần áo che thân, ăn không no bụng, hàng ngày chết hàng loạt ở trên công trường khai thác đá và trên tường thành. Thế là trong số nô lệ có một vị thủ lĩnh, chỉ huy quần chúng dựng cờ khởi nghĩa, họ dùng mọi biện pháp giết sạch bọn vương công, quý tộc và con cái của chúng, số nô lệ còn lại nhất định rời bỏ mảnh đất này mà di chuyển đến nơi khác...".
Thế là lại xuất hiện giả thuyết nô lệ khởi nghĩa!?
Nghe nói, sau đó nơi này biến thành một vùng hoang vu, rừng rậm chằng chịt, hổ báo ra vào tự do hoành hành, im lìm mãi cho tới khi Hanry và 4 người Cam pu chia làm thuê ông phát hiện ra. Ngày nay, Angkor Vat trở thành khu di tích danh thắng nổi tiếng, một trong những di sản văn hóa của loài người.
Đầu thế kỷ XII, Gia yavaman đã cho xây dựng đền Angkor. Khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIII, cho xây dựng hoàng thành. Hoàng thành có chu vi 12km; đồng thời đào hố chứa nước Đông rộng 1,8 cây số, dài 7 cây số; hồ chứa nước phía Tây rộng 2,4 cây số, dài 8 cây số. Đây là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất thế giới.
Có người cho rằng, do xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm lớn như dịch hạch, thổ tả... xảy ra chưa đầy một tháng, thì trên 2 triệu cư dân đã bị chết hết (?).
Có giả thuyết cho rằng, do nội bộ lục đục, cư dân tàn sát lẫn nhau mà chết, chỉ để lại công trình kiến trúc trống không. Nhưng, dù sao cũng phải lưu lại những di cốt hóa thạch chứ? Đằng này, không phát hiện một chút xương cốt hóa thạch nào.
Có người cho rằng quân địch bất ngờ chiếm lãnh toàn thành, trên 2 triệu người dân bị bắt đi nơi khác làm nô lệ... giả thuyết này vị tất được đứng vững. Theo G. Colaoxle, một học giả chuyên nghiên cứu lịch sử cổ đại Cam pu chia nói:
"... Vì đánh nhau với người Xiêm La (người Thái Lan), nên người Angkor bị tiêu hao, suy yếu lực lượng, nhưng nguyên nhân mất nước không phải vì lý do ấy, mà hầu như nô lệ phản kháng hàng loạt. Nhằm thỏa mãn dục vọng xa xỉ cùng cực của Quốc vương này, mấy chục vạn nô lệ Cao Miên không có mảnh quần áo che thân, ăn không no bụng, hàng ngày chết hàng loạt ở trên công trường khai thác đá và trên tường thành. Thế là trong số nô lệ có một vị thủ lĩnh, chỉ huy quần chúng dựng cờ khởi nghĩa, họ dùng mọi biện pháp giết sạch bọn vương công, quý tộc và con cái của chúng, số nô lệ còn lại nhất định rời bỏ mảnh đất này mà di chuyển đến nơi khác...".
Thế là lại xuất hiện giả thuyết nô lệ khởi nghĩa!?
Nghe nói, sau đó nơi này biến thành một vùng hoang vu, rừng rậm chằng chịt, hổ báo ra vào tự do hoành hành, im lìm mãi cho tới khi Hanry và 4 người Cam pu chia làm thuê ông phát hiện ra. Ngày nay, Angkor Vat trở thành khu di tích danh thắng nổi tiếng, một trong những di sản văn hóa của loài người.