• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Tang Lang-Đá Đỏ;Thung Nai thứ 2 trên Sông Đà, đi tìm câu chuyện về vịnh ém xác người

chettuoi_82

Moderator
Một vùng đất của những truyền thuyết và huyền thoại.

Cõi Tây Bắc mù sương luôn ẩn chứa trong đó những sự việc hoang đường, thần bí. Trên đường phiêu du của mình, tôi đã từng được nghe rât nhiều câu chuyện tưởng như không thể tin nổi, và điều đó luôn là một động lực to lớn thôi thúc tôi trên mỗi bước chân hành trình khám phá những nẻo đường, vùng đất mới.



Có lần tôi được nghe người ta kể lại, ở mạn giữa giữa của con sông Đà, có tồn tại một mảnh đất của những truyền thuyết. Đó là một cái vịnh lớn mà theo như những người ở đấy gọi là Vịnh ém xác người. Rằng tất cả những xác chết, vì bất cứ lý do gì ở trên thượng nguồn trôi về đều mắc lại ở đó cả, hình thành nên những nghĩa địa cô hồn rải rác bên sông. Riêng dân ở đó thì không bao giờ thiếu củi đun, gỗ dựng nhà vì cứ đến mùa lũ hàng năm là thi nhau kéo ra bờ vịnh vớt gỗ, tất nhiên, xen lẫn trong đó thỉnh thoảng họ vớt trúng cả những...xác chết trôi!



Lục tìm tổng hợp tất cả những tư liệu có được, hỏi han bạn bè đồng nghiệp, tôi biết đấy là mảnh đất có tên Tang Lang, Đá Đỏ, thuộc huyện Phù Yên, Sơn La. Đó là một nơi thâm sơn cùng cốc, ngay cạnh bờ sông, trước kia là nơi con sông Đà chảy qua hiểm trở nhất, nằm lọt thỏm giữa những dãy núi cao trập trùng. Dân Tang Lang 100% là người Mường.



Thời gian đi: 2 ngày rưỡi, tổng cung đường 500km,hưởng thụ và khám phá.



Cung đường : HN- Thanh Sơn-Thu Cúc-Mường Cơi-Phù Yên-Gia Phù-Vạn Yên-Tang Lang-Mộc Châu-Mai Châu-Hòa Binh-HN.



Từng nghe thằng bạn tôi ở TH Sơn La kể có lần đi vào đấy công tác không biết có bị đánh bùa hay không mà khi về nhà quằn quại mất mấy hôm liền. Hơn nữa, dân Mường nổi tiếng về bùa ngải, cẩn thận vẫn là hơn hết. Nhằm ngay có lúc 2 thằng em thân tín đang rỗi rãi rủ đi chơi, chúng tôi quyết tâm một lần đặt chân đến và khám phá vùng đất mới này. Hỏi qua mấy cây cổ thụ trong giới lang thang, ai nấy đều ngẩn tò te vì gần như chưa nghe thấy, mặc dù họ cũng đã đi dọc con sông Đà từ tít mít trên thượng nguồn về tận dưới xuôi, cơ bản vì vùng đất ấy là ngõ cụt, đi vào đi ra mất 60km, mà chỉ đi bằng thuyền.



Tối thứ 6, sau khi ôm của tôi hoàn thành công việc cơ quan, 4 người khởi hành, chạy 1 mạch đến tận Mường Cơi thuê 1 cái nhà nghỉ ngủ.
 

chettuoi_82

Moderator
Sáng thứ 7, 4 anh em dậy sớm, khởi hành đi tiếp lên Gia Phù, công việc đầu tiên là tấp vào nhà sàn một người quen chơi, tranh thủ tận hưởng không khí mát lành, ngắm giòng sông Đà phẳng lặng khi chảy qua vùng đất này.

[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc388_19aa711c_img_1081_resize.jpg"] [/URL]





Ngôi nhà sàn người quen của tớ đây, ảnh chụp từ đằng sau



[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc394_2111ca0c_img_1084_resize.jpg"] [/URL]



Cảnh vật thật yên bình.



[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc37b_3613e580_img_0352_resize.jpg"] [/URL]





Tất nhiên, thiên nhiên mặc dù trữ tình nhưng vẫn không bao giờ thiếu những kẻ vô ý thức, trong đó có gã nổi hứng tự sướng một mình. lưu lại kỷ niệm tại vùng đất mới, như kiểu thằng em mình đây (ảnh chụp trộm)





[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc3af_3871834b_img_1092_resize.jpg"] [/URL]





Sau khi chúng nó giải tỏa xong, 4 người lại kéo ra bờ sông Đà ngồi chơi, thư giãn, không khí thật là vui vẻ thoải mái.



[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc1e8_6658e522_img_1124_resize.jpg"] [/URL]





Khi đứng trước dòng sông Đã đã hình thành nên nhiều huyện thoại đầy chất thơ, ghi đậm dấu ấn văn chương.



[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc1f3_5f93093d_img_1126_resize.jpg"] [/URL]





Đẹp quá.





[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc1d2_70f41419_img_1117_resize.jpg"] [/URL]





Và thanh bình quá.





[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc1ca_6b53e32e_img_1108_resize.jpg"] [/URL]





Cuộc sống nơi đây cứ lặng lẽ từng ngày.





[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc20c_1f3bef80_img_1135_resize.jpg"] [/URL]





Không hề có một nét gì gọi là nô nức bon chen của phố xá phồn hoa đô thị.





[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/1/23/12/1531189/4d3bc3bb_528d395c_img_1094_resize.jpg"] [/URL]
 

tuancamau

Member
Bác đi nhiều, đi toàn cung hiểm, bài viết lại rất chăm chút, mình đánh giá là rất hay. Mình sẽ gởi link cho bạn bè mình đọc, những người thật sự biết thưởng thức. Vì ở đây, theo mình nghĩ, có rất ít người có thể thưởng thức được bài viết của bác, tiếc lắm. Nếu bác post trên ttvn hoặc phuot.com thì sẽ rất hot, vì bên đó toàn người biết thưởng thức.



Bác muốn phát triển phuot.net cũng tốt, cho cộng đồng ae có thể cùng chơi, cùng chia sẻ là rất tốt. Tuy nhiên mình nghĩ phuot.net đơn thuần giống như blog của thằng Nhân thôi. Nó kh xấu, lập 4r vô vụ lợi, chỉ để thỏa mãn đam mê, và thằng này cũng rất vô tư thoãi mái, vô tư thoáng cbn luôn. Tuy nhiên thằng này hơi điên điên, quản lý quá tệ, nên vào đây toàn thấy quảng cáo (trước đây, mặc dù nó tối ngày spam, nhưng chả bao giờ mình vào; gần đây có vào chơi để hóng tiếp cung đường nó đi với nhóm).



Nói chung hy vọng bác vẫn cứ còn hứng, để viết tiếp nốt các cung dỡ dang, và post tiếp các cung mới. Mình thì mình đoán cứ kiểu này, chắc bác cũng sắp cụt hứng cbn rùi.
 

chettuoi_82

Moderator
Mình rất cảm ơn Tuancamau đã đóng góp ý kiến.

Như mình đã nói, mình không thích kiểu quản lý của phuotcom, hơi tý là doạ xoá topic, mà chặt chẽ quá, hồi trước mấy lần mình định share trên phuotcom nhưng lại bực mình nên lại thôi. Theo mình anh em giang hồ với nhau cái gì cũng phải thoải mái, miễn đừng quá đáng là được, mình thích như thế, dù rằng mình là người rất nguyên tắc.

Còn trên ttvnol thì quá nhiều cao thủ rồi, ngoại trừ những vị thường xuyên share các chuyến đi, thì còn bao nhiêu cao nhân ẩn dật khác, hỏi cái gì cũng biết, mình may mắn được làm quen với một số vị, trong đó chơi thân với lão DuGià thì chắc ai cũng biết, tuy mỗi người có một cảm nhận khác nhau, tuy nhiên mình cũng có cảm giác múa rìu qua mắt thợ.

Mình là nhà báo, mình đi có kiểu cảm nhận riêng của mình, khác với cách đi phượt của các bạn. Một lý do khác, nếu như các cung phổ biến như trên Hgiang, Lào Cai, hay Điện Biên, thì mọi người đã đi quá nhiều rồi, mình sẽ share các cung mới, theo mình là độc đáo,đẹp để tất cả mọi người cùng tham khảo. Còn có bao nhiêu chỗ mới, chúng ta đã đặt chân đến đâu?

Còn về cách quản lý cũng như cảm nhận của Tuancamau vê phuotnet, mình thấy đúng, bản thân mình cũng thấy như vậy, nhưng suy nghĩ của mình lại khác, tại sao chúng ta không thay đổi suy nghĩ đấy, tất cả moị người đều chung tay xây dựng một cộng đồng mới, chứ đằng này cứ nghĩ theo kiểu cũ, rồi mặc kệ, 1 mình ông Thụ Tinh làm quản lý, mệt là phải, 3 bữa là chán, lại vứt xó ở đấy, vì đây là niềm đam mê, ngoài ra ai cũng có công việc chính của mình, gd của mình, còn bao nhiêu thứ nữa.

Mình sẽ tiếp tục share các chuyến đi và cảm nhận của mình, rất mong các bạn đóng góp ý kiến nhé, cảm ơn tất cả mọi người.

CAFEDANG
 
Ông chettuoi_82 viết chử nhỏ thế , đọc lòi con mắt :D



Mấy hôm nay cứ rình rình theo dõi chuyến hành trình của chettuoi_82 , thấy quá hay
 

chettuoi_82

Moderator






Chơi chán, đoàn bọn tớ lại kéo nhau tới bến phà Vạn Yên



























Cuộc sống của cư dân 2 bên bờ sông Đà, bao năm qua vẫn vậy.















Còn đây là chợ nổi trên sông Đà, họp vào sáng chủ nhật hàng tuần.























Biết trước là sẽ lênh đênh mấy tiếng đồng hồ trên sông, nên bọn tớ cũng phải chuẩn bị đồ ăn, rượu, cho phép được hưởng thụ





 

chettuoi_82

Moderator
Bọn tớ thuê 1 chiếc thuyền chạy vào Tang Lang, tìm hiểu câu chuyện về Vịnh Đá Đỏ ư? Kệ, hưởng thụ cái đã, 4 anh em cho thuyền chạy ra giữa dòng, tắt máy, thả cho nó trôi đi đâu thì trôi, và bày biện ăn uống say sưa, rượu chuối Yên Châu, gà luộc, măng đắng, muối chẩm chéo, một ít rêu đá nướng và cá hấp lá móc mật vị, nghĩ như thế mới thật là thưởng thức, và mấy ai được 1 lần hưởng thụ như thế này.



















Cảnh vật ở đây tôi thấy giống Thung Nai quá, chỉ thiếu mỗi cái cối xay gió.











































Dân chài trên sông.















 

chettuoi_82

Moderator
Một thằng say rồi!!!nó quay ra nằm vật vã trên nóc thuyền.























Tất nhiên, hắn trở thành đối tượng chụp ảnh lưu niệm của những gã đang phê phê khác.































Tháo cả giày ra làm trò.











Lại nhậu
 

chettuoi_82

Moderator








Thêm thằng cha này cũng say nốt.























Nằm rồi!!!















Bọn tớ say sưa nằm đến 1h trưa mới tỉnh, còn 30p nữa tới Tang Lang, lại tranh thủ làm trò tiếp.























Riêng thằng cha này thì mọi lúc, mọi nơi.













Thêm gã này nữa.





















1 rưỡi chiều, thuyền cập bến Tang Lang.













 

chettuoi_82

Moderator
Khung cảnh Tang Lang bên bờ Vịnh Đá Đỏ, hay còn gọi là vịnh ém xác người.











Da Do











Còn đây là nhà ông Đinh Quang Chưởng, trưởng bản Tang Lang











Bản Tang Lang nằm ngay cạnh bờ sông, dưới chân một ngọn núi khổng lồ là núi Tiêu, hay là núi Đá Đỏ. Cả bản chỉ có lác đác hơn chục nóc nhà người Mường.

















Nhà ông Chưởng nằm ngay cạnh bờ vịnh











Hàng thế kỷ nay, người dân sống ở hàng trăm km dọc hai bờ sông Đà cứ mỗi khi có người thân bị con sông hung dữ cướp mạng, nếu không tìm thấy xác thì lại lẳng lặng dắt nhau về chực chờ ở khúc sông Tiếu Ông Tiếu Bà (thuộc địa phận bản Tang Lang, xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đón thi thể người thân. Đó là một nơi hoang vu hẻo lánh, hai bên bờ sông là những dãy núi cao chót vót màu đỏ sẫm, địa hình bằng phẳng. Con sông Đà vốn hung dữ là thế, nhưng khi chảy qua khu vực này bỗng trở nên hiền hòa.





Ông Đinh Quang Chưởng, Trưởng bản Tang Lang cho biết, tên vịnh Tiếu Ông Tiếu Bà bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa. Vao đầu những năm thế kỷ XX, đời sống dân chúng cực kỳ khốn khổ, thiếu đói triền miên. Một vị quan trên Lai Châu thấy tình trạng khẩn cấp như vậy đã huy động quân lính về miền xuôi thu mua lương thực, gạo, muối lên cứu tế. Chuyến đấy, ông cũng thân chinh theo đoàn.

Thời đó đường bộ xa xôi, hiểm trở, nên phương tiện vận chuyển hàng hóa lên Tây Bắc chủ yếu là thuyền, theo đường sông Đà. Cứ mỗi lần gặp những khúc sông ghập ghềnh hung dữ, ông lại huy động dân chúng hai bên bờ ra kéo thuyền.

Về đến dưới chân núi Tiếu, thấy phong cảnh hoang sơ hùng vĩ, ông lệnh cho quân lính neo thuyền lại, bày mâm rượu ra ngồi ngay mạn thuyền thưởng ngoạn, ngâm thơ. Con thuyền của ông lững lờ trôi trên dòng sông Đà, đến dưới chân ngọn thác phía đông núi Tiếu bỗng gặp phải một xoáy nước cực lớn, thuyền tròng trành lật úp, kéo theo vị quan cùng mấy người hầu chìm xuống dưới lòng sông.

Tin dữ báo về Lai Châu, quan bà vội vàng ra lệnh quân lính quay về Phù Yên, huy động dân chúng hai bên sông tìm xác chồng. Tuy nhiên, quan bà chưa đến được chỗ chồng mất tích, chỉ mới đến ngọn thác phía tây núi Tiếu thì cũng bị đắm thuyền theo.

Sau nhiều ngày tìm kiếm hai bên bờ sông không thấy. Bỗng một ngày xác chết ông quan nổi lên, dạt vào dưới chân núi Tiếu. Một con hổ lôi xác lên nhưng không hề ăn thịt, mà tìm chỗ sạch sẽ, nhẹ nhàng để ông nằm ngay bìa rừng cạnh sông. Nhìn thấy sự việc như thế, người dân bèn lập đền thờ ngay chỗ ông được con hổ kéo vào bờ, quanh năm hương khói. Để tưởng nhớ chuyện quan ông quan bà bị sông Đà cướp mạng và trôi về khúc sông này, vịnh có tên Tiếu Ông Tiếu Bà từ ấy. Cũng từ đó, người ta gọi ngọn núi đó là núi Tiếu Ông Tiếu Bà, vịnh Tiếu Ông Tiếu Bà, và đền thờ Tiếu Ông Tiếu Bà. Thuyền bề đi qua thường vào cúng bái mới mong được bình yên.





"Từ khi có sự việc đó xảy ra, dân ban ai cũng xem vùng đất này là đất thiêng, vì nó có người thần, ác thần". Người ta có nhiều cách lý giải khác nhau về việc xác chết tìm đường về vịnh nước này, người thì bảo là do cấu tạo địa hình của khu vực nên xác kẹt lại, có ý kiến cho rằng do các nạn nhân bất kính, không chịu cúng bái, không tin vào thần thánh nên bị "thần" trừng trị.
 

chettuoi_82

Moderator
Bên bờ vịnh Đá Đỏ.





































Ngôi đền Tiếu Ông và hai ngọn thác Tiếu chỉ tồn tại mấy chục năm. Những năm 1986, Thuỷ điện Hoà Bình ngăn dòng chảy sông Đà dưới xuôi, nước sông Đà dâng lên cao mấy chục mét, tất cả đều ngập chìm trong lòng nước. Dân Đá Đỏ cũng phải di chuyển lên sườn núi sinh sống.







Từ khi nước dâng lên, con sông Đà mở rộng mênh mông, dòng chảy của nó nhẹ nhàng hơn, cũng ít người chết đuối hơn. Câu chuyện về ngôi đền chìm dưới lòng sông cho đến bây giờ cũng không nhiều người còn nhớ đến. Tuy nhiên đối với dân bản địa, những huyền thoại linh thiêng, huyền bí nơi khúc sông vẫn chưa chấm dứt.























Theo người dân vùng Đá Đỏ, kinh khủng nhất là trận lũ quét vào năm 2007. Sau trận lũ ấy, gỗ trên thượng nguồn đổ về chật dòng sông, dân chúng đổ xô đi vớt gỗ, và vớt trúng... vài xác chết trôi. Có xác chết còn nguyên vẹn, song cũng có những xác chết không còn rõ hình hài. Người dân đã quá quen với hiện tượng này và họ đều làm việc nghĩa là vớt những xác chết lên bờ, chờ người thân đến nhận. Nếu không có người đến nhận xác chết, khoảng 2 - 3 ngày sau họ sẽ tiến hành chôn cất tử tế. Chính vì thế, rải rác hai bên sông là những nấm mồ lạnh lẽo. Mộ cũng chỉ là một mô đất đắp, rồi nước lên xuống, lũ thượng nguồn đổ về nên mộ cũng không còn nhiều dấu tích nữa.







Thế nhưng trong ký ức của lão Lâm, trận lũ đó chưa kinh hoàng bằng trận lũ khoảng 20 năm về trước. Tắt máy, thả cho con thuyền lênh đênh trên sông nước, lão trầm ngâm bên ly rượu: "Đợt lũ năm 1991, xác người bồng bềnh khắp mặt sông, chúng tôi huy động cả bản Tang Lang ra mà vớt không xuể, tính ra gần sáu, bảy chục xác chết".







Là những người cao tuổi nhất bản, cũng là những con “rái cá” lâu năm sinh sống trên khúc sông này, cứ thấy có vụ Hà Bá nuốt người nào, dân Mường lại gọi 2 lão đầu tiên. Nhất là lão Lâm, bao nhiêu năm lao xuống vịnh vớt xác người, lão chôn kín một mảnh đất ven sông những xác chết vô thừa nhận.





Năm trước có một gia đình trên Lai Châu chít khăn tang tìm đến khúc sông này, dân bản ra hỏi mơi biết họ có người nhà chết đuối không tìm thấy xác, buổi đêm nằm mộng thây báo cứ về đây mà tìm. Hôm đấy, họ soạn một bàn thờ hướng ra phía ngôi đền, khẩn cầu thần linh thương xót cho họ tìm thấy người thân mang về quê hương chôn cất. Hai ngày sau, có một xác chết trên thượng nguồn trôi xuống. Lão Lâm là người trông thấy đầu tiên, cùng dân bản lao ra kéo vào bờ. Nhận ra người thân xấu số, cả gia đình khóc lóc thảm thiết, thắp nhang bái vọng ra đền.











 

mit

Member
vịnh ém xác



đọc topic của ông thấy vui vui ! tức cái khúc cần ...thấy ...lại không thấy được ! hic :eek:

ông tranh thủ viết tiếp đi ! hén
 

chettuoi_82

Moderator
đọc topic của ông thấy vui vui ! tức cái khúc cần ...thấy ...lại không thấy được ! hic :eek:

ông tranh thủ viết tiếp đi ! hén



Híc, cái khúc cần…thấy của thằng ku này chỉ có đc 1người thấy thôi, topic tiếp theo sẽ là toàn cảnh văn hoá tắm tiên Tây Bắc, và những cảm xúc trên các cung hiểm Tây Yên Bái, TàSiLáng, Háng Tà Chơ, Chế Tạo, Mường La,Tú Lệ, MCC, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, toàn Giai ngon to cao lực lưỡng tắm tiên, tha hô mà mất ngủ nhé.
 

tuancamau

Member
Híc, cái khúc cần…thấy của thằng ku này chỉ có đc 1người thấy thôi, topic tiếp theo sẽ là toàn cảnh văn hoá tắm tiên Tây Bắc, và những cảm xúc trên các cung hiểm Tây Yên Bái, TàSiLáng, Háng Tà Chơ, Chế Tạo, Mường La,Tú Lệ, MCC, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, toàn Giai ngon to cao lực lưỡng tắm tiên, tha hô mà mất ngủ nhé.



Tây Yên Bái, cái tên nghe thôi là đã thấy phê lắm rồi. Đã đi các cung này, đi nhiều, nhưng vẫn chưa chán, vẫn cứ muốn đi lại mỗi khi có dịp.



Mình tiếp tục hóng các bài viết về cung Tây Yên Bái của bạn !!!
 

chettuoi_82

Moderator
















5 rưỡi chiều , chúng tôi chào tạm biệt Tang Lang, lên thuyền trở về bến Phù Yên.





















Rời khúc sông huyền bí này trong tôi vẫn còn những cảm giác khó tả. Rõ ràng chuyện khúc sông bằng phẳng này trở thành điểm “tập kết” của mọi thứ trên thượng nguồn đổ về là điều dễ hiểu. Những những câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại mà tôi được nghe người dân nơi đây kể cũng tạo ra những ý nghĩa riêng. Tôi hiểu đó là đời sống tâm linh của những cư dân dọc con sông Đà hung dữ này. Điều đó cũng làm nên sự bí ẩn cho con sông đã nhiều lần được nhắc đến trong văn chương.















Tạm biệt Tang Lang, Đá Đỏ, hẹn ngày tái ngộ trong thời gian gần nhất!!!























Còn đây là phi đoàn của bọn tớ thực hiện chuyến khám phá Tang Lang Đá Đỏ: Cafedang, Plys, Almaz, Boy_nhasan

















Mem nữ duy nhất trong đoàn kiêm phó nháy cho mấy thành viên còn lại.















Tạm biệt Tang Lang....















Chúng tôi hứa sẽ quay trở lại!!!!..................
 

phanphan55

New Member
Toàn thấy Ch... không thấy vịt jj cả, em lại có hứng với vịt xinh cơ, hehhehehehhe
 
Top