• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

* Phong tục - Lễ hội miền Bắc *

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Cướp phết đầu năm



Ngày 7 Tết, hàng nghìn người dân xã Bàn Giản – Lập Thạch – Vĩnh Phúc và cả khách thập phương đổ tới xem trò "đả cầu cướp phết" - một hoạt động dân gian độc đáo ở đây.

1_7_1327996058_64_hoi2.jpg


...Con cháu đi đâu, ở đâu/ Triệu Xuân cướp phết rủ nhau cùng về… Nhắc tới những câu ca trên là nhắc tới hội cướp phết độc đáo ở xã Bàn Giản. Mở đầu cho lễ hội là cuộc thi giã bánh giầy. Mặc dù tiết trời lạnh giá và mưa phùn nhưng cuộc thi vẫn diễn ra rất sôi động và thu hút nhiều người tới xem.

1_7_1327996059_41_hoi3.jpg


Cuộc thi bánh giầy được cổ vũ nhiệt tình. Tham gia gồm có ba đội là thôn Đông Lai, thôn Xuân Me, thôn Trụ Thạch.

1_7_1327996061_49_hoi4.jpg


Những chiếc bánh giầy cuối cùng đã được hoàn tất.

1_7_1327996062_24_hoi5.jpg


Sau khi làm lễ trình thánh, hội cướp phết sẽ bắt đầu. Theo lời của các cụ chức sắc trong làng và người dân thì ai chạm tay được vào quả phết sẽ may mắn cả năm. Vì thế ai cũng mong muốn được 1 lần được chạm tay vào phết.

1_7_1327996063_04_hoi6.jpg


Người mẹ trẻ đưa tay con nhỏ chạm vào quả phết để lấy may.

1_7_1327996064_15_hoi7.jpg


Quả phết được để trong đình làng.

1_7_1327996064_92_hoi88.jpg


Hội cướp phết được bắt đầu từ 3h chiều và chỉ kết thúc khi có một ai đó cướp được phết mang về đền (bất cứ đền nào ở trong hoặc ngoài làng). Có những năm đến 9h tối hội mới kết thúc khi có người cướp được phết mang về đền. Trong ảnh rất đông người tham gia cướp phết.

1_7_1327996065_7_hoi9.jpg


Những thanh niên mệt lử đang ngồi nghỉ để lấy sức tiếp tục cướp phết. Tuy dính đầy bùn đất song ai cũng rất vui vẻ.

1_7_1327996066_44_hoi10.jpg


Những đôi chân dính đầy bùn đất hào hứng tham gia. Cuộc thi năm nay đến 7h tối mới kết thúc khi một nhóm thanh niên thôn Tây Hạ đưa được phết về đền.

1_7_1327996067_21_chan1.jpg



( Chu Hiền - Vnexpress.net )
 
Sửa lần cuối:

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Xuân về dự "hội cầu may" của người Dao



Cứ 3 năm một lần, vào đầu xuân người Dao ở Đồng Cuồm (xã Thạch Sơn, Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) lại tổ chức “Hội Cầu may”. Khi hoa đào, hoa mận đã nở trắng rừng, mọi người trong bản đi chơi xuân, thăm hỏi bạn bè và uống rượu mừng đám cưới, nhưng không ai quên được hội cầu may.



Bản người Dao Đồng Cuồm nằm cách trung tâm huyện chừng 50km về phía Bắc. Đây cũng là bản xa, hẻo lánh nhất của huyện vùng cao Sơn Động, nằm giáp với huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đường đi lối lại ở đây còn rất nhiều khó khăn, đời sống của đồng bào còn nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng người Dao ở Đồng Cuồm vẫn luôn giữ gìn và duy trì được sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc mình.

hoicaumay1-1351508902_500x0.jpg


Khi mùa xuân đến cũng là thời điểm thích hợp để tổ chức hội cầu may (ngày này không ấn định cụ thể, có thể thay đổi theo từng năm).


Gần đến ngày, Già bản và Trưởng bản thành lập Ban tổ chức hội, từ đó không khí trong bản vui vẻ, nhộn nhịp hẳn lên, các gia đình sửa soạn nhà cửa, bàn thờ tổ tiên, vệ sinh sân ngõ để đón bạn hội. Kèm theo đó là tiếng kèn gọi bạn vang động cả vùng thung lũng Đồng Cuồm.

Những chàng trai, cô gái người Dao rủ nhau đi chợ phiên để thông báo cho bạn bè gần xa biết bản mình tổ chức hội. Họ chuẩn bị cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, say mê tập luyện các bài hát đối đáp, có những buổi tập say sưa thâu đêm đến sáng.

Thời gian tổ chức hội đã đến, mọi gia đình trong bản cùng nhau đóng góp vật chất như: thực phẩm, rượu, tiền cho bản làng theo điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Hội Cầu may mang ý nghĩa cầu cho đời sống của dân bản được may mắn, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; con người gặp nhiều điều may mắn, trẻ em mang được nhiều “cái chữ” về bản; con vật đi ăn xa biết tìm về lối cũ, mỗi ngày càng sinh sôi nảy nở lên nhiều.

Lễ Cầu may được tổ chức trong 10 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 20 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau với các nghi thức: Cúng cầu may, hát đối đáp tập thể nam nữ, hát đối một nam một nữ, thi “Tiếng kèn gọi bạn” và một số trò chơi khác.

Trong ngày hội, dân bản mời 3 thầy cúng về, lần lượt làm các nhiệm vụ riêng của mình. Một thầy gọi Ngọc Hoàng để chứng giám, một thầy gọi thần đất chứng giám, một thầy nhảy múa có thợ kèn, trống và các thanh niên nam của bản múa phụ họa theo, diễn ra ở trong nhà già bản. Các thấy cúng cùng cầu mong trời đất làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, cầu cho thôn bản bình an, dân khang vật thịnh, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngoài sân là nam nữ thanh niên ở các huyện bạn, tỉnh bạn hội tụ kết thành hai tốp: tốp nam và tốp nữ, họ hát đối đáp, mỗi bên tìm cho tốp mình một người lớn tuổi có hiểu biết về hát và giải được các câu hát đối, cứ như vậy cho đến khuya. Những đôi nam nữ hợp giọng nhau sẽ tách ra để hát đối, họ hát say sưa trên các bờ suối, sườn đồi; những tiếng hát, tiếng kèn hòa quyện tạo thành bản hòa tấu tràn đầy sức sống.

Thông qua hội cầu may mà nam nữ có dịp làm quen với nhiều bạn bè, nhiều đôi cũng qua lễ hội này mà nên vợ nên chồng.

Khi các bài hát, điệu nhảy, tiếng kèn chấm dứt thì cũng là lúc trời đã sáng. Ban tổ chức sắp xôi, thịt, rượu ra từng mâm, già bản có lời mời toàn bộ những ai có mặt ở hội cạn một chén mừng cho bản gặp nhiều may mắn. Họ chúc nhau cùng may và hẹn cùng nhau đón hội cầu may ở những năm sau.


( Ngô Thu Hường - Vnexpress.net )
 
Sửa lần cuối:

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Độc đáo lễ hội trâu rơm bò rạ đầu năm



Những chú trâu bò bện từ... rơm rạ rầm rộ "xuống đồng" trong ngày mùng 4 tết âm lịch - trong lễ hội đặc biệt diễn ra tại xã Đại Đồng – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc hôm nay. Lễ hội tái hiện hoạt động nghề nghiệp mà đức thánh xưa đã dạy cho dân.











Những chú trâu, bò được vặn bằng rơm đang chờ để “đi cày”.















Những vật dụng được chuẩn bị trong ngày hội.











Cụ Từ dâng hương trình Thánh cho phép bắt đầu lễ hội. Sau những tiếng trống vang rền của chủ tịch xã, lễ hội chính thức bắt đầu.











Không khí người đi cấy, trâu bò đi cày tưng bừng, vui nhộn.











Người đi cấy lấy trấu giả làm mạ tung vào người nhau.











Những chú trâu con do các thanh niên “thủ vai” thỉnh thoảng lại húc húc vào nhau.











Một cụ bà vào vai người đi bắt cá.











Giây phút chờ đợi kết quả từ ban tổ chức của thôn Bích Đại.











Ông Giang Văn Sơn (từ phải sang) thay mặt cho ban tổ chức trao giải cho các đội tham gia lễ hội. Kết cả cuối cùng thôn Xóm Mới giải nhất, thôn Bích Đại giải nhì, thôn Đồng Vệ và Xóm Nội đồng giải ba. Lễ hội đã khép lại nhưng khi ra về lòng ai cũng đều thấy vui vẻ, hả hê với những trò diễn độc đáo chỉ có trong ngày hội.


( Chu Hiền- Vnexpress.net )
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Người Khơ Mú chỉ mong đêm giao thừa im ắng



Cách trung tâm huyện gần 20 km, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn là xã duy nhất của tỉnh Yên Bái có đồng bào Khơ Mú sinh sống. Năm nay bà con được mùa nên ăn Tết to hơn mọi năm.



Người Khơ Mú thường chuẩn bị Tết rất đầy đủ, chu đáo. Nhà nào cũng phải dự trữ thật nhiều lương thực, thực phẩm. Đàn ông lên rừng lấy củi. Phụ nữ thêu thùa, may vá để diện những bộ váy mới nhất trong những lễ hội, và đi chơi xuân.



Đồng bào Khơ Mú cũng gói bánh chưng như ở miền xuôi. Chỉ có điều họ gói bánh liên tục trong những ngày tết, hết lại gói, hết lại gói. Khi khách đến chơi nhà, họ có tục tặng nhau bánh chưng làm quà.







( Đồng bào Khơ Mú đang chuẩn bị dụng cụ múa phục vụ cho Lễ hội trong ngày Tết. Ảnh: Lâm Tuyền. )





Có một điểm thật đặc biệt trong đón giao thừa của người Khơ Mú, đó là trong ngày 30 tết, nhà nào cũng phải có một con gà trống để thờ cúng tổ tiên. Sau giao thừa, cả nhà xúm lại xem chân gà để dự đoán may rủi trong năm mới.

Khoảng thời gian sau giao thừa là lúc mọi người trong gia đình hồi hộp, lo lắng để lắng nghe con vật nào kêu trước. Theo quan niệm của đồng bào Khơ Mú, nếu con gà gáy trước 3h sáng sẽ có chuyện chẳng lành: có cháy nhà hoặc cháy rừng; nếu con mèo kêu trước thì có nghĩa vận mệnh trong năm không may mắn; nếu trẻ con khóc thì cả năm sẽ đói. Chính vì thế, họ chỉ mong đêm giao thừa im ắng để năm mới sẽ thuận hòa, mùa màng bội thu.







( Vài ba nhà chung một con lợn để mổ, sau đó chia nhau và chế biến thành các mon ăn ngon, lạ miệng trong ngày Tết. Ảnh: Lâm Tuyền. )





Trong ngày mồng một đầu năm, người ta kiêng từ làng này sang làng kia chơi, chúc Tết vì quan niệm rằng nếu đi sang làng khác chơi thì của cải trong làng sẽ đi theo và làng mình sẽ đói kém suốt cả năm đó. Sau ngày mồng một, dân làng mới đi chúc.



Trong những ngày này, mỗi nhà thay phiên nhau làm cỗ, tụ họp anh em, gia đình, uống rượu và chúc nhau một năm dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Gia đình không được to tiếng trong dịp tết, vì như vậy cả năm sẽ bất hòa.







( Trước đây lễ hội đánh chiêng thường kéo dài từ 30 Tết đến hết rằm tháng Giêng, khi đó hầu như nhà nào cũng có 1-2 chiếc chiêng. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương xây dựng đời sống văn hóa mới, lễ hội đánh chiêng chỉ kéo dài trong 3 ngày Tết. Ảnh: Lâm Tuyền )





Vui xuân, người làng còn tụ họp tại trung tâm xã, cùng say với các điệu múa mừng xuân, mừng mẹ lúa, mừng ngày mùa. Tiếng cồng, trống, chiêng, đàn tính tờ la, pí tót, đao, khèn... quà quện vào nhau tạo nên những âm điệu rất riêng của núi rừng. Trong lễ hội còn có các trò chơi như đẩy gậy, ném còn, kéo co, bắn cung…tạo nên một nét rất riêng mang đậm bản sắc dân tộc.


( Lâm Tuyền- Vnexpress.net )
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Độc đáo lễ hội nhảy lửa Pà Thẻn



Nhảy lửa cầu may là một lễ hội độc đáo mang đậm nét huyền bí, hoang sơ của dân tộc Pà Thẻn, sống tại Hà Giang và Tuyên Quang. Với đôi chân trần, những người con trai nhảy vào đám than hồng mà không hề bị bỏng rát.



Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (sống ở huyện Bắc Quang và Quang Bình - tỉnh Hà Giang và Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang). thường được tổ chức hàng năm lúc giao thời năm cũ và năm mới, vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10 tháng 11 âm lịch đến ngày rằm tháng giêng. Theo quan niệm của họ, tổ chức lễ nhảy lửa lúc này nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu chúc cho một vụ mùa năm sau, đống lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông đang tới.



Theo số liệu thống kê, dân số của người Pà Thẻn chỉ còn khoảng 3.700 người, sinh sống tập trung ở 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tuy số lượng ít, lại sống ở những vùng hẻo lánh nhưng văn hóa của người Pà Thẻn vẫn được duy trì, đặc biệt là lễ hội nhảy lửa. Để có thể tổ chức lễ hội này, ông thầy phải làm lễ để xin phép tổ tiên, xin phép thần lửa, thần nước cho dân làng được tổ chức trò chơi.







( Păng păng păng…Thầy mo làm lễ gọi “con ma” nhập vào chàng trai Pà thẻn tham gia nhảy lửa. )







( Tiếng gõ nhập đồng đều đặn của thầy cúng. )





Một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng và thầy mo bắt đầu làm lễ. Trong 30 đến 40 phút đầu, thầy cúng sẽ ngồi trên chiếc ghế dài, thực hiện các bài ca nghi lễ với nội dung mở đường lên trời tìm "con ma" rồi gọi về nhập vào những người tham gia nhảy lửa. Khi thầy mo gõ đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên một sẽ ngồi đối diện với thầy, và đó chính là lúc nhập đồng cho người nhảy lửa.



Sau khi thầy kết thúc các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên. Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sắp có sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang ở độ rực rỡ nhất, nóng bỏng nhất.







( Các thanh niên Pà Thẻn chân trần nhảy vào đống lửa để tạ ơn trời đất mang lại vụ mùa tốt tươi. Ảnh: Hương Lâm. )







( Các thanh niên Pà Thẻn bật thẳng người, hai chân trần chạm đất như nhảy ếch, những bóng dáng lực lưỡng nhảy vào than hồng không do dự. )







( Cuộc vui hăng hái nhất là khi đám lửa còn hồng nóng bỏng nhất. )





Păng…păng…păng, tiếng gõ đều đều của thanh tre trong tay thầy cúng mỗi lúc một thôi thúc, các động tác lắc lư của các chàng trai mạnh dần. Họ bắt đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Một nguồn năng lượng nào đó nâng bổng người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực.



“Khi cơ thể đã rung lên, nguồn sức mạnh đã đến dồi dào, vạm vỡ, thì đôi chân như được mách bảo, được kéo đi đến những đám than hồng” Anh Tẩn Văn Thân, xã Tân Lập, Bắc Quang, Hà Giang chia sẻ sau phút thăng hoa xuất thần.



Càng lúc thanh niên tụ tập xung quanh thầy mo càng nhiều và lần lượt thay nhau ngồi lên chiếc ghế dài. Trong phút chốc họ lại rung lên và nhảy vào đống lửa. Điều đặc biệt, họ vừa nhẩy vừa đưa tay bới tung than hồng, thỉnh thoảng lại bốc lên một viên than cho vào miệng nhai.



Cứ hai mươi phút lại có một đợt nhảy, vũ điệu nhảy lửa càng về sau càng sôi động. Dần dần, không chỉ có các thanh niên trực tiếp làm lễ xin phép tham gia, mà ngay cả khán giả reo hò xung quanh cũng nhập cuộc.







( Tàn cuộc vui, các chàng trai mệt ngoài, tướt tát mồ hôi và những đôi chân trần đen nhẻm không hề bị bỏng rát. )





Ở đợt nhảy cuối cùng, chính thầy cúng, linh hồn của buổi lễ cũng thăng hoa mạnh mẽ, tung lên những bước nhảy vào đám lửa rực cháy. Màu áo đỏ hòa với màu than hồng tực rỡ tạo màu sắc cho buổi lễ hội thêm mê hoặc.



Ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng phòng Văn Hóa Thông Tin Bắc Quang, Hà Giang cho hay : “Nhảy lửa của người Pà Thẻn chỉ dành cho con trai. Bởi theo quan niệm của dân tộc, nếu con gái tham gia nhảy lửa thì sẽ nhảy suốt 7 ngày, 7 đêm mà không dừng lại được”.



Trong cuộc vui, lửa còn chưa tàn, đôi chân của các chàng trai Pà Thẻn còn chưa ngưng nghỉ. Nhưng khi lửa đã tàn, than đã nguội, nhiều người trong số họ vẫn muốn nhảy vào những đám than còn li ti cháy.



Không có bất cứ một vật dụng nào để lót cho đôi chân của những chàng trai ấy. Có chăng đó chỉ có thể là lớp da dày sau nhiều ngày đi bộ, rong ruổi nơi dốc cao, suối sâu của đại ngàn, khiến họ không hề bị bỏng rát.



Anh Ván Trung Cơn, xã Tân Lập, Bắc Quang, Hà Giang, làn da đen nhẻm sau khi hòa vào cuộc vui chia sẻ: “Chân không rát cũng không bỏng, lúc nhảy thì không mệt đâu, ăn than cũng không nóng, giờ mới thấy nóng người vì mồ hôi, vì nhảy hăng quá”.



Khi lửa đã tàn, than đã nguội, ông thầy cúng lại làm lễ để tiễn "thần lửa" và các con ma về chốn cũ. Cả ông thầy và những người tham gia nhảy lửa lại trở về trạng thái bình thường. Một trò chơi đã kết thúc, đem lại tiếng cười và niềm phấn khởi cho người Pà Thẻn.

]

(Hương Lâm - Vnexpress.net)
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Về Hà Giang vui lễ hội ném còn của người Tày



Từ sau 3 ngày Tết chính, khắp bản làng của người dân tộc Tày đều tưng bừng lễ hội “lồng tồng”, hay gọi là lễ hội xuống đồng, ngoài ra còn có tên gọi dân gian hơn nữa là ném còn.



Vào ngày 5 tháng 1 âm lịch Nhâm Thìn, đồng bào dân tộc Tày ở Nà Nèn, Yên Phú, Bắc Mê, Hà Giang đã tổ chức lễ hội xuống đồng, thu hút được nhiều sự quan tâm của nhân dân quanh vùng, mọi người tham gia lễ hội với mong muốn sẽ có được mà màng bội thu trong năm tới.











Trước khi hội ném còn diễn ra, vào giờ Ngọ, đồng bào đem đồ ăn ra chòi cùng bày mâm, ngồi lại chúc tụng nhau sức khỏe, mùa màng năm tới. Cùng với đó, thầy Cúng sẽ có vài lời mời các vị thần thổ địa mời tham gia lễ hội và phù hộ cho mùa màng của vùng đó.











Người dân háo hức xem hội ném còn. Với cây tre cao khoảng 20 – 30m, trên đỉnh cột có một vòng tròn dán giấy đỏ, cuộc ném còn sẽ kết thúc khi quả còn ném trúng vòng tròn trên đỉnh đó. Thời gian cuộc ném còn ngắn hay dài tùy thuộc vào năm đó may mắn hay không, nếu năm đó may mắn thì thời gian tung còn khoảng 15 phút, nhưng nếu không may thì kéo dài cả một buổi chiều, và khi không thể ném thủng thì dân bản sẽ không vui, lo lắng cho năm tới.











Quả còn được làm bằng ngô, thóc, bông, các loại giống cây trồng trong gia đình. Để chuẩn bị cho hội này, mỗi gia đình thường làm 2 – 3 quả còn, đem tới góp cho bản làng.











Hồng tâm đã bị ném thủng, mọi người rất vui mừng, hội sẽ kết thúc khi có 3 quả còn ném qua vòng tròn đó.











Mọi người vui vẻ trở về nhà sau khi hội ném còn kết thúc, đem theo những quả còn. Đồng bào Tày quan niệm rằng, lấy những quả còn đó đem treo lên các cây ăn quả, thì năm tới cây đó sẽ đơm hoa, kết trái thật nhiều. Ngoài ra, lấy hạt thóc, ngô, đậu tương từ trong quả còn đem gieo trồng trong mùa vụ này thì mùa màng sẽ bội thu.



(Dương Thu Trang - Vnexpress.net )
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Lễ rước Thánh Trần độc đáo ở Ninh Bình



Ngày 1/5 (18/3 âm lịch) 500 chiếc đò chở hàng nghìn người dân vào đền Trần (đền Nội Lâm) thuộc khu Du lịch tâm linh Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình) dự lễ hội truyền thống Đức Thánh Quý Minh Đại Vương.











Mở đầu lễ hội là màn đánh trống trên thuyền.











500 chiếc đò chở người khiêng kiệu, rước bài vị, tham gia đoàn lễ tế cùng cả nghìn người về dự hội. Lễ hội được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương, người có công trong sự nghiệp gìn giữ nước nhà.











Theo truyền thuyết, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một trong 3 anh em - 3 vị tướng đã được phong Thánh (Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh) - người có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18).











Sau khi lênh đênh trên nước gần một tiếng...

















... đoàn rước sẽ chia làm đôi, một nửa tiếp tục hành trình dưới sông, nửa còn lại vượt 3 quả núi để cùng lên đền Trần.











Đồ cúng lễ là lợn quay, xôi trắng...











Đền Trần - nơi thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương - từ lâu đã trở thành ngôi đền nổi tiếng linh thiêng. Đền được vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng vào thế kỷ thứ X với mong muốn mượn uy danh của Thánh để trấn trạch theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Sau khi dẹp giặc Mông xâm lược (1258), vua Trần Thái Tông đã vào đây tu hành.











Ngôi đền cũ bằng gỗ do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng đã đổ nát và được nhà Trần xây dựng lại bằng các cột đá nên vẫn còn lại nguyên vẹn cho tới nay.











Đền Trần nằm giữa vùng sơn thủy hữu tình ở khu Du lịch sinh thái Tràng An. Trong suốt hành trình rước kiệu, tiến về đền Trần tham dự lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh vật của một “Vịnh Hạ Long trên cạn” với những thung nước trong xanh, hang động có nhũ đá lung linh...



( Tiến Dũng - Vnexpress.net )
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Kiêng kỵ khi vào bản ở Sapa



Vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ, khách không được ngồi gian giữa, vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ và ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù họ đã mất khách cũng không được ngồi vào.



Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.



Sapa nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, một huyện miền núi thuộc tỉnh Lào Cai. Gần đây, du khách, đặc biệt giới trẻ (cả tây lẫn ta) lại rất thích loại hình trekking, đi theo vết xe bò, len lỏi qua các đồi nương, suối khe, ruộng bậc thang để vào các bản xa xôi của đồng bào các dân tộc anh em.



7.jpg


( Du lịch Sapa cần tìm hiểu văn hóa của người dân tộc nơi đây. Ảnh: Do Phong. )



Đặt chân vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ nhưng nếu bản đang bận cúng thần hay đuổi tà ma, họ không muốn cho người lạ tham dự. Lúc đó trước cổng bản thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng nhìn thấy được mà tránh không vào.



Đi lại trong bản không cười đùa huyên náo như ngoài vườn hoa, công viên mà phải từ tốn, lịch lãm, tôn trọng cảnh quan tĩnh lặng vốn có của bản làng. Với các cháu nhỏ, dù yêu trẻ đến đâu cũng không xoa đầu chúng. Đồng bào cho rằng xoa đầu, hôn đầu trẻ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm sài đẹn.



Trong bản thường có một khu vực chung thờ cúng rất linh thiêng: một khu rừng cấm, một gốc cây cổ thụ xum xuê cành lá nhiều năm tuổi, một hòn đá kỳ vĩ thờ thần thánh. Đó thường là nơi sạch, đẹp, mát mẻ, song du khách chớ đến đó dừng chân ngồi nghỉ ngơi, tâm tình, ăn uống, nằm ngả ngốn, vứt rác bừa bãi. Tối kỵ là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Bà con cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là gọi ma quỷ về bản.



Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi ở đấy. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.



Nhà người Mông xây dựng có cây cột to chôn sâu xuống đất, đụng cao đến nóc nhà, các cột khác nhỏ hơn. Cột đều kê trên mặt đất, cột cao nhất gọi là cột cái, nơi con ma trú ngụ, du khách không treo quần áo, ngồi dựa lưng vào cây cột “linh hồn” đó. Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.



Ngoài ra, khi gia chủ mời uống nước, uống rượu, nếu khước từ thì khách nên có lời nói khéo léo để chủ nhà hiểu, thông cảm, chớ úp bát xuống bàn, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.

Trang phục mặc vào thăm bản không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm, đó là màu sắc của tang lễ. Du khách đến với Sapa đừng quên tắm nước suối được pha nhiều vị lá cây của người Dao đỏ sẽ làm cho nước da săn chắc, khỏe khoắn và thưởng thức thắng cố bốc khói nghi ngút bên bếp lửa hồng, uống rượu ngô với thịt thú rừng nướng ngào ngạt thơm phúc.





( Theo An ninh thủ đô )
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
* Nơi chết rồi vẫn phải.....cưới *

* Nơi chết rồi vẫn phải.....cưới *


Trong đời, một cặp vợ chồng người Khùa nhất thiết phải tổ chức cưới 3 lần. Thế nên có nhiều cặp vì lý do này khác sống với nhau trọn đời, thậm chí đã chết vẫn chưa cưới xong.

Đứng trên đường 12A nhìn xuống, thượng nguồn sông Gianh như một con rắn trườn mình hun hút dưới khe sâu. Dọc theo dòng sông là bản làng với những mái nhà sàn lúp xúp tựa lưng vào núi, quay mặt ra sông. Đó là địa bàn thuộc hai xã Dân Hoá và Trọng Hoá (Minh Hoá, Quảng Bình), quê hương của người Khùa, một trong những tộc người ít nhất Việt Nam.

banlang-1376565511_500x0.jpg

( Bản làng người Khùa. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. )

Ngồi bên bếp lửa trong căn nhà sàn ở bản La Trọng, ông Hồ Linh, người được coi là "bộ sách sống" của người Khùa, cho biết cuộc đời mỗi cặp vợ chồng người Khùa nhất thiết phải tổ chức cưới 3 lần thì mới được coi là thành vợ, thành chồng. Con trai, con gái người Khùa lớn lên, tìm hiểu nhau, ưng cái bụng rồi thì người con trai chủ động đi đến nhà con gái để “cướp vợ” vào lúc 3-4h sáng. Cướp được vợ, ngày hôm sau người con trai làm một cái lễ gồm 4 con gà, một mâm cơm, một hũ rượu cần tới nhà bố mẹ vợ “tạ tội”, coi như lễ cưới đầu.


Đôi uyên ương về ở với nhau rồi khi nào có điều kiện thì tổ chức lễ cưới thứ hai. Cưới lần hai, lễ vật nhất thiết phải có một con lợn, một con bò để mổ thịt mời cả bản cùng chung vui. Và lễ cưới thứ ba mới là quan trọng nhất trong đời. Lễ vật lúc đó phải gấp đôi lễ vật của lễ cưới lần 2, tức là phải 2 con lợn, 2 con bò, hàng chục hũ rượu cần. Người Khùa mới chính thức thành vợ chồng sau lễ cưới này.


Phần lớn dân bản người Khùa còn nghèo, hàng năm Nhà nước vẫn phải phát gạo cứu đói. Khó khăn thế nhưng cuộc đời của một nam giới nhất nhất phải tổ chức cưới 3 lần dù nhà đó giàu hay nghèo. Ai có đủ lễ vật để mời bà con thì tổ chức sớm. Nhà nào chưa có điều kiện, đợi cho đến khi đủ trâu, bò, lợn sẽ tổ chức tiếp. Không may ai qua đời mà chưa cưới được lần 3 thì con cháu sẽ làm thay.


Nhà Hồ Thon nằm giữa bản Hà Vi. Nhà Thon nghèo, bữa cơm hàng ngày chưa được no, con cái chưa có đủ quần áo để mặc. Vậy mà Thon vẫn còn phải lo một chuyện lớn là cưới lần thứ 3 cho bố. Ông Hồ Khun, bố của Thon, đã chết cách đây mấy năm. Sau bao năm làm lụng vất vả, ông Khun mới lo cưới cho mình đến lần 2. Tuổi già, sau trận ốm nặng, ông đã qua đời. Chiểu theo lệ của bản, Hồ Thon phải đứng ra tổ chức cưới lần thứ 3 cho bố.
Bố mất được 3 năm rồi, giờ Hồ Thon đã nuôi được con bò, con trâu to. Đây là tài sản lớn nhất của nhà Thon. Nếu bán đi Thon có thể mua được nhiều gạo, quần áo ấm cho các con. Nhưng để làm tròn trách nhiệm với bố, Thon quyết định mổ trâu, mổ bò mời bà con dân bản đến ăn cưới lần thứ 3 của bố. Cả bản hôm đó được ăn uống linh đình, chỉ có Thon là buồn so. Thon bảo, đời bố vất vả nhiều, bố chẳng sống được đến ngày hôm nay mà hưởng lễ cưới lần thứ 3.

banlang1-1376565511_500x0.jpg

( Vợ chồng người Khùa phải tổ chức đám cưới 3 lần. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. )


Có lẽ do cưới nhau cực khổ nên người Khùa không bao giờ tính đến chuyện bỏ nhau, dù có nhiều lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Theo ông Hồ Linh, người Khùa là một tộc người thông minh, hồn nhiên và hiếu khách. Đàn ông người Khùa giỏi làm rẫy, đan lát, đàn bà thì giỏi câu cá, trỉa ngô…


Trong đời sống hàng ngày, người Khùa thường gặp gỡ nhau ở trên rẫy, dưới suối nên nhiều khi có một số người cảm tình nhau mà quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Thấy vợ mình thay đổi bất thường, Hồ Ton ở bản La Trọng (xã Dân Hóa) đã theo dõi và biết vợ có quan hệ tình cảm với Hồ Kha ở bản Hà Vi. Biết chính xác nơi Hồ Kha và vợ mình thường xuyên hẹn hò nhưng Hồ Ton không đến “bắt tại trận”. Ngay cả việc nói nặng lời với vợ một câu cũng không.
Hồ Ton lặng lẽ trở về nhà mua con gà luộc sẵn và chai rượu, sau đó mời Hồ Kha đến nhà chơi, uống rượu. Hồ Kha đến, sau một tuần rượu, Hồ Ton mới bắt đầu nói: “Tao biết chuyện của mày với vợ tao rồi. Từ nay mày đừng làm rứa nữa mà tao buồn cái bụng”. Ba mặt một lời, Hồ Kha không chối cãi mà xin lỗi Hồ Ton và hứa sẽ không làm việc đó nữa.


Người Khùa đã hứa là làm, và từ đó Hồ Kha không bao giờ “léng phéng” với vợ Hồ Ton nữa. Cuộc sống của vợ chồng Hồ Ton trở lại yên ấm. Còn Hồ Ton và Hồ Kha qua một thời gian đã hiểu nhau hơn, họ làm lễ buộc chỉ cổ tay cho nhau. Người Khùa đã buộc chỉ cổ tay với nhau thì đã xem nhau như anh em.


Khi nghe câu chuyện “đánh ghen” của Hồ Ton, ông Hồ Tuân, Chủ tịch UBND xã Dân Hoá xác nhận: “Đó là cách giải quyết của người Khùa. Tôi làm chủ tịch xã 2 nhiệm kỳ rồi, chuyện như vậy tôi đã gặp nhưng chưa bao giờ phải giải quyết ly hôn cho cặp vợ chồng nào cả”.

( Theo Nông nghiệp Việt Nam )
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ



Sáng 29/1 (4/1 âm), nghi lễ rước pháo tại làng Đồng Kỵ đã diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về. Lễ hội là dịp tưởng nhớ tướng Thiên Cường về làng chiêu quân giúp vua Hùng đánh giặc. VnExpress.net ghi lại một số hình ảnh.

vne5513-1348785350_480x0.jpg


Giã bột làm bánh dày cúng lễ hội.

vne5568-1348785350_480x0.jpg


vne5636-1348785350_480x0.jpg


2 quả pháo dài 6,5 m, đường kính 60 cm, trên đường rước ra đình Đồng Kỵ làm lễ.

vne5624-1348785351_480x0.jpg


Quan đám làm thủ tục tung hô.

vne5642-1348785351_480x0.jpg


Pháo trên đường vào đình, mỗi quả cần hơn 20 thanh niên đã được tuyển chọn để khênh.

vne5676-1348785351_480x0.jpg


Người dân nô nức.

vne5699-1348785351_480x0.jpg


vne5705-1348785351_480x0.jpg


Đan xen với lễ rước pháo là tiết mục hát quan họ Bắc Ninh trên thuyền.

vne5722-1348785351_480x0.jpg


Các thanh niên trai tráng trong làng cởi trần tham dự lễ hội.

vne5851-1348785351_480x0.jpg


Lễ rước quan đám kết thúc lễ hội, đây là nghi lễ tôn sùng 4 người đàn ông được phong quan đỏ ( 51 tuổi, có uy tín trong làng, đức độ, gia đình êm ấm, không chịu cảnh tang gia hay vận đen đủi).


( Hoàng Hà - vnexpress )
 
Top