• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Hà Giang: Huyền thoại mang tên Con đường Hạnh Phúc

chettuoi_82

Moderator
Có lẽ, tất cả những ai đã một lần đặt chân đến Hà Giang, đều lưu luyến không rời bởi cảnh vật quá đỗi hùng vĩ của nó, cả một biển đá rợn ngợp, nhìn xuống giòng Nho Quế từ trên đỉnh Mã Pì Lèng, chỉ còn là một sợi chỉ màu xanh xẻ đôi những đỉnh núi đá tai mèo cao vut vút, bước chân không muốn rời xa, cảnh sắc, con người như lưu luyến, níu giữ khách lữ hành…

Dốc Bắc Sum, Cổng trời Quản Bạ, núi đôi Cô tiên, dốc Cán Tỷ, trình tường Phó Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, phố cổ Đồng Văn, “sống mũi ngựa” Mã Pì Lèng, đêm đèn lồng Phố cổ, một chút rượu ngô men say ngây ngất chợ phiên, bát thắng cố bốc khói ngun ngút…

Để rồi, khi trở về với nhưng bon chen cuộc sống nơi phố xá thị thành, mỗi khi muốn tìm lại cảm giác bình yên cho tâm hồn, người ta lại nghĩ về Hà Giang, những bước chân không mỏi…

Ai đã một lần đặt chân đến, không thể nào quên.



Dân phượt đã từng có câu nói rằng : “chưa một lần đặt chân đến Hà Giang, thì cũng chưa nên tự nhận rằng mình là một phượt thủ chân chính”



Cảnh sắc thôi chưa đủ, dù thế nào, khi các phượt thủ chụp ảnh kỷ niệm trên cột mốc số 0 tại thị xã HG, cũng có những thắc mắc về nguồn gốc? khởi điểm của nó? Rồi đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, nhìn thấy tấm bia lớn ghi rõ “Con đường Hạnh Phúc”, là như thế nào?...



Đó chính là con đường mà những ai đã đặt chân đến Cao nguyên đá đều phải đi qua. Cách đây hơn nửa thế kỷ, đã có những người hùng chân đất tay búa, tay chòng, tạo nên một trong những kiệt tác xuyên lòng đá, cuộc trường chinh ròng rã với hơn 2 triệu ngày công của hàng vạn TNXP miền bắc.



To pic về Hà Giang rất nhiều, trên cả 3 mạng phuot.com, ttvn du lịch, và phuot.net, cảnh sắc, cảm nhận về những chuyến đi không thiếu. Tớ lập topic này với mong muốn, những ai đã, đang, và sẽ đặt chân đến mảnh đất Hà Giang này, sẽ hiểu thêm không chỉ về cảnh vật, mà còn về lịch sử hào hùng trên những bước chân khám phá, để biết thêm về “muỗi Bắc Sum, hùm làng Đán”, hay “hùm Cán Tỷ,phỉ Đồng Văn”…để có thêm cảm nhận sâu sắc hơn về mảnh đất, con người HG, về sức sống mãnh liệt trên Cao nguyên đá…



Mong nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp















 

chettuoi_82

Moderator
4d79d52b_41e1cd7c_dsc07194_resize.jpg










4d79d531_3a858558_dsc07300_resize.jpg












4d79d534_6e85248c_dsc07316_resize.jpg












4d79d535_6607e870_nh%C3%A0%20v%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%AAn%20cao%20nguy%C3%AAn%20%C4%91%C3%A1.jpg
 

chettuoi_82

Moderator
Tấm bia đá trên đỉnh Mã Pì Lèng ghi rõ: ngày khởi công 10-9-1959, hoàn thành ngày 15-6-1965, thành phần làm đường gồm thanh niên của 8 tỉnh, 16 dân tộc. Riêng đoạn Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng trên vách đá để mở đường.





4d79d411_61bb5135_dsc07319.jpg






Tấm bia đá nằm ngay trung tâm thị trấn Mèo Vạc cũng ghi lại rành mạch: mất hơn 2,2 triệu ngày công, hơn 1000 thanh niên xung phong, khoảng 1200 dân công, cùng với bao nhiêu hy sinh mất mát, con đường Hạnh Phúc mới được khai sinh.



Tôi giật mình, có lẽ, đây là con đường thi công gian khổ nhất hoàn toàn bằng sức người, vượt qua cao nguyên đá cao nhất, thời gian lâu nhất, số ngày công nhiều nhất…và cũng bi tráng nhất…trong lịch sử làm đường nước ta.



“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, câu chuyện về trang sử đá kỳ vĩ đệ nhất trong lịch sử phá đá mở đường của chúng ta mang tên Con đường Hạnh Phúc. Có lẽ, đến bây giờ, khi nhắc lại những thời khắc đó, người ta chỉ biết đến 2 chữ “huyền thoại”.



4d79d414_23ddd3da_dsc07356.jpg










4d79d409_2f5b4418_dsc07053.jpg


 

chettuoi_82

Moderator
Lời hiệu triệu phía sau cổng trời cùng quyết tâm đánh thức cao nguyên đá



Lời hiệu triệu phía sau cổng trời



Mỗi lần bước chân trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị xã Hà Giang tới Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ sang Mèo Vạc, tôi lại nhớ về giai điệu ngọt ngào trong bài hát “Cung đường mùa Xuân” do nhạc sỹ Trùng Thương phổ thơ của bác Triệu Đức Thanh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Hình ảnh thanh niên 8 tỉnh chung tay mở đường tôi đã được nghe cha, ông kể lại cứ hiển hiện trước mỗi bước chân “… Tay chung tay mở đường lên hạnh phúc, tuổi trẻ bên nhau bạt núi ngăn sông, tuổi trẻ mang theo bao ngàn mơ ước…tuổi trẻ chúng ta từ Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà. Từng giọt mồ hôi thấm vào đá núi, cổng trời hiên ngang mang dáng mẹ cao nguyên… Đường lên phía Bắc, đường sang phía Tây là con đường ý Đảng lòng dân, đường Bác Hồ đưa ta tới mùa Xuân”.



Quay trở lại với cao nguyên Đồng Văn, có lẽ kỷ lục của tất cả các kỷ lục nằm chính ở độ chênh lệch về địa chất cao nhất Việt Nam của nó. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng nhìn xuống, con sông Nho Quế chỉ còn như một sợi chỉ xanh biếc vắt ngang kéo dài, xung quanh một màu xám xịt chỉ đá, đá và đá. Những lớp đá chất ngất cao vòi vọi, dài miên man, và còn có ở đó một nền văn hóa của những con người kiêu hùng sống trên sự khắc nghiệt của đá. Nhà xếp bằng đá hộc, đá tảng, ruộng cũng kè đá. Đến lúc chết, bà con cũng nằm dưới đá, mộ kè xếp đá...



Là cao nguyên cao nhất Việt Nam, Đồng Văn trở thanh nơi duy nhất trên thế giới dám treo biển “Cổng trời Quản Bạ” (Quan Ba heavens gate). Thời trước, khi người Pháp tiến vào cũng không thể vượt qua nổi khi mà chỉ cần một tiểu đoàn lính án ngữ ở đó. Phía sau cổng trời là đá, lối đi là mây, và để đến năm 1959, đã có những người hùng cao nguyên tay búa, tay chòng phá đá mở đường xây lên một sự kỳ vĩ giữa lòng đá tai mèo, mang lại hạnh phúc vô cùng to lớn cho 8 vạn đồng bào.











4d79d51b_74f4ca9e_dsc07109_resize.jpg








Có thể hơi dài dòng, nhưng người viết bài này muốn nhấn mạnh một điều rằng, từ trăm nghìn năm qua, ở cao nguyên này (cho đến năm 1965), tất cả chỉ là đường mòn để người ta đi bộ, hoặc đi bằng ngựa thồ, những bước chân nhọc nhằn, trệu trạo khắc ghi trên đá. Và cả một vùng đất mênh mông bí ẩn, rợn ngợp chỉ có đá và đá ấy luôn chìm khuất trong mây, trong mông muội, thiệt thòi. Đến cả ngay bố con “vua Mèo” Vương Chính Đức, Vương Chí Sình thời ấy thuốc phiện mênh mông, tiền bạc và quyền lực tràn ngập khắp cõi Đồng Văn, cũng không nghĩ là sẽ dám bỏ tiền ra để làm nổi một con đường. Khi Bác Hồ mời ông Vương Chí Sình về Hà Nội họp quốc hội, ông ta vẫn phải tuyển tráng đinh đi mất ba ngày đường ròng rã ra tới thị xã Hà Giang, từ đó mới có ô tô đón đi.



Người vũng cao đã như thế, thì không có một ai có thể tin được là: người cán bộ miền xuôi “bạch diện thư sinh” của “Chính phủ cụ Hồ” có thể làm đường ô tô vào tới được Đồng Văn?!



Quyết tâm đánh thức cao nguyên đá



Bấy giờ, năm 1959 khi quyết định mở đường, người ta cũng không thể hiểu hết được miền đá rộng và khắc nghiệt đến rợn người này khủng khiếp tới mức nào. Chỉ biết rằng, không mở đường thì không có cách nào đánh thức được cao nguyên đá, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền và đưa người dân xích lại gần với nhau hơn.



Ngày 10-9-1959, phát súng lệnh đầu tiên đã nổ, mở đầu cho một trang sử đá huyền thoại, vực cao nguyên Đồng Văn thức dậy từ hoang sơ, gian khổ. Sự chờ đợi của 8 vạn đồng bào Đồng Văn – Mèo Vạc phía sau cổng trời, những người chưa biết đến cuộc sống văn minh, là một lời hiệu triệu thiêng liêng nhất.



Còn nhớ, khi mà con đường rậm rịch chuẩn bị được mở, phỉ vẫn nổi lên, đóng cổng trời, mổ bụng cán bộ treo lên cây làm bia tập bắn. Chúng tung tin lung lạc người dân: bao giờ đá mọc trên đầu người, bao giờ con dê đực biết đẻ, bao giờ mộ của những người làm đường hóa thành cỏ dại, thì Việt Minh mới mở được đường vào Đồng Văn, mới xuyên qua được “sống mũi ngựa” (Mã Pì Lèng).



Song, dù trải qua bao nhiêu gian khổ, con đường vẫn lầm lũi từng ngày từng giờ kéo dài chiến thắng sự thống trị của cao nguyên đá. Cao nguyên như bé nhỏ dần sau mỗi khúc mở đường thông xe.



6 năm trời ròng rã với hơn 2,2 triệu ngày công với bao nỗ lực của thanh niên 8 tỉnh, 16 dân tộc để mở con đường nối liền Hà Giang vào tới Mèo Vạc, cuối cùng thì “đá cũng đã mọc trên đầu người”, “con dê đực cũng đã biết đẻ”. Lần đầu tiên, 8 vạn bà con sống trong biển đá ngờm ngợp phía sau cổng trời đã được nhìn thấy cái ô tô, mà còn lầm tưởng là con ngựa bằng sắt, đã bắt đầu biết đến ánh sáng của cuộc sống văn minh.



Đó là một đại công trường ghi nhận cuộc trường chinh dài dằng dặc của tuổi trẻ Việt Nam chiến thắng sự khốc liệt của đá, với những chiến công đã đi vào huyền thoại.



 

chettuoi_82

Moderator
[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d520_5a8e2b2b_dsc07170_resize.jpg"] [/URL]









[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d527_3cfe8bec_dsc07182_resize.jpg"] [/URL]









[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d531_3a858558_dsc07300_resize.jpg"] [/URL]









Mồ hôi, máu, và những khúc tráng ca xuyên trong lòng đá





Lễ khởi công đường Hạnh Phúc diễn ra với khí thế hào hùng ở ngay cây cầu Gạc Đì ven thị xã Hà Giang, cũng là Km 0 bắt đầu đường Hạnh Phúc. Dòng chữ ghi trên tấm bia đá dựng ở ven đường Hạnh Phúc, khi đi qua đỉnh Mã Pì Lèng, nóc nhà của toàn cao nguyên đá Đồng Văn, bây giờ vẫn còn đó: “Nhân dân vùng núi tiến kịp vùng xuôi. Trung ương Đảng khi về Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Ngày khởi công 10-9-1959; ngày hoàn thành 10-3-1965. Thành phần mở đường gồm bà con của 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái và Nam Định - Hải Dương. Riêng ở dốc Mã Pí Lèng, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”.



Những khúc tráng ca xuyên trong lòng đá



Ông Hoàng Trùng Thương, nghệ sĩ, giám đốc sở VHTT&DL Hà Giang dẫn chúng tôi đi tham quan bảo tàng tỉnh, những di vật còn sót lại thời phá đá mở đường. Chúng tôi giật mình, với khoa học công nghệ hiện đại bây giờ, thì việc mở con đường 185km trên cao nguyên đá cũng không có nhiều điều phải bàn tới. Đằng này, chỉ với những công cụ thô sơ, lao động hoàn toàn bằng thủ công như cuốc, thuổng, xà beng, cùng với sự quấy nhiễu suốt ngày của phỉ…làm sao con người ta có thể chiến thắng được cả một biển đá sừng sững rợn ngợp như thế?! Chỉ có một ý chí quyết tâm cực cao cùng với niềm tin sắt thép mới có thể khiến người ta bắt tay vào chinh phục cao nguyên đá. Để rồi tới ngày 1-12 -2010, khi mà cả tỉnh đang nhộn nhịp chuẩn bị cho Festival và lễ công nhận Công viên địa chất toàn cầu, thì vai trò của Con đường Hạnh phúc lại càng trở nên to lớn hơn bao giờ hết. Nhắc lại sự việc, ông Thương đầy vẻ tự hào: “Đó là một huyền thoại!”.



Vợ chồng ông bà Hoàng Trùng Dương và Lương Thị Hử, nay đã ngót nghét 80, là một trong những nhân chứng sống đã chứng kiến toàn bộ mọi sự việc vào cái thuở hào hùng ấy. Trước cả 2 ông bà đều cùng ở C Cao Bằng (thanh niên xung phong ở mỗi tỉnh đều được gọi là C), tham gia mở đường từ lúc khởi công cho đến lúc con đường vươn tới tận Mèo Vạc, dài 185km. Cái sự gắn bó với nhau trong lao động, gian khó, trong lý tưởng cồng hiến đã nảy sinh tình yêu đôi lứa, và tình yêu đối với mảnh đất cao nguyên toàn đá với đá này, để rồi sau khi con đường hoàn thành, ông bà đưa nhau về xây tổ ấm tại thị trấn Đồng Văn và coi đây là quê hương thứ hai của mình.







[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d52f_2c830a77_dsc07245.jpg"] [/URL]



Bà Hử vẫn còn minh mẫn lắm, ánh mắt bà không dấu nổi niểm tự hào khi kể lại cái thuở hào hùng, thanh niên quên mình cống hiến cho lý tưởng, cách đây nửa thế kỷ. Thời ấy, mọi thứ đều thiếu thốn trăm bề, phương tiện vật chất không có, nhưng sự chờ đợi của hơn 8 vạn đồng bào phía sau cổng trời luôn là một động lực to lớn thôi thúc tất cả quyết tâm lao vào phá đá mở đường. Mỗi thanh niên đi phá đá suốt một ngày được cấp khoảng 1kg gạo, trong đó vài lạng là "khấu" vào tiền rau, muối, mắm, chỉ còn độ 7 lạng. Không có một chế độ gì nữa. Hoàn cảnh đất nước lúc ấy khó khăn. Anh chị em cứ bảo nhau căng bạt ven núi mà tá túc để đánh nhau với... biển đá. Khổ sở nhất là vách đá chỗ từ cây số 17-20 của con đường Hạnh Phúc, toàn bộ là khoan tay, mất mấy tháng trời mới vượt qua được vài cây số này.









[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d40a_746ca642_dsc07054_resize.jpg"] [/URL]











[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d40f_4bd09a69_dsc07064_resize.jpg"] [/URL]









[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d416_66a60133_dsc070555_resize.jpg"] [/URL]









[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d417_4f204f3a_dsc070576_resize.jpg"] [/URL]









[URL="http://img.tamtay.vn/files/photo2/2011/3/11/14/1531189/4d79d419_1aa0abde_dsc070597_resize.jpg"] [/URL]













Cũng như vợ chồng ông Dương bà Hử, ông Vi Văn Điều ở C Lạng Sơn, cũng đã chọn Đồng Văn làm quê hương thứ hai của mình. Ông tham gia mở đường bắt đầu từ thị xã Hà Giang. Khi con đường kéo dài tới Vần Chải, cũng là lúc gần như không còn gạo để mà ăn nữa, vì xe chưa thể vận chuyển tới được. Anh em chỉ còn biết ăn ngô hạt, mì hạt, nhào trộn bánh bao nặn thành quả to, thả xuống nước, nếu nó nổi lên thì là ăn được. Ngày mở đường, đêm đến thanh niên xung phong chia nhau ra làm công tác tư tưởng, vận động người Mông, người Tày ở Đồng Văn ra làm cùng, mở các lớp dạy xóa mù chữ cho dân. Không một ai còn tin vào những giọng điệu lung lạc của phỉ nữa.



Đầu những năm 60, Bác Hồ lên Hà Giang thăm anh em mở đường, Bác hỏi: “Thế xe của Chính Phủ đã lên đến Đồng Văn chưa?”, “Dạ báo cáo Bác, xe đã lên đến Đồng Văn”. Xuất phát từ những tình cảm to lớn ấy của Người, cũng với bao nhiêu hy sinh gian khổ. Tất cả đều nhất trí đặt tên cho con đường là Đường Hạnh Phúc.



11 tháng treo mình trên vách và hơn 100 ngày truy điệu sống.



Đến năm 1963, khi con đường đã vươn tới tận thị trấn Đồng Văn hôm nay, cả vạn TNXP và bà con các dân tộc vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ. Không có một thứ máy móc hiện đại nào, làm sao có thể “tấn công” được lên đỉnh Mã Pí Lèng? Khó đến mức mà người ta ví von “đường vào xứ sở mà ngựa leo lên cũng phải trụy thai mà chết”. Mã Pì Lèng là điểm có địa hình ngoạn mục nhất, nơi xuất phát của danh xưng “tượng đài địa chất”. Bà con chỉ còn dám đóng cọc ven núi để “bò lồm cồm” qua kẻo gió thổi bay xuống vực. Ông Phạm Đình Dy, bấy giờ là Trưởng Ty Giao thông Hà Giang, cùng với đoàn tùy tùng đi khảo sát đỉnh Mã Pì Lèng 1 tháng, lạc đường suýt chết mấy lần.



Nhiều người nhìn xuống thấy vách đá cao cả nghìn mét, bát ngát núi sông Nho Quế xanh rờn rợn đã phải bỏ cuộc. Không còn cách nào khác, Ban chỉ huy công trường phải chọn ra 17 người khỏe mạnh, gan dạ nhất thành lập một đội cảm tử, gọi là “Đội Cơ dũng”, đem sức người nhỏ bé chọi nhau với sức mạnh của biển đá. Trên đỉnh núi để sẵn 10 cỗ quan tài thể hiện “lòng quyết tâm còn cao hơn núi”. Sáng ra, anh em hô to quyết thắng, và “nếu không về thì coi như…ngày này…Rồi họ tụt theo dây treo xuống vách đá cao nơi con đường Hạnh Phúc sẽ đi qua.Trong tay chỉ có một cái choòng (xà beng 8 cạnh) và một cái búa, ít thuốc nổ, họ đục vách đá giữa lưng chừng trời, nhét thuốc nổ vào, hô anh em kéo một mạch lên đỉnh núi và tìm chỗ nấp. Ít phút sau mìn nổ, vỡ ra một miếng đá nhỏ bé. Cứ thế, con đường cứ dầm dũi tiến từng centimet vượt con dốc hơn 10km này để vào Mèo Vạc



Vất vả quá, anh em sáng tạo ra cách dựng bờ kè giật cấp, nhằm tạo ra những mặt đường rộng 4,5m cho ô tô đi. Trong xây dựng, mép đường phía mép vực sâu gọi là taluy âm( vì ngã xuống dễ đến với cõi âm hơn cả), và mép phía vách đá gọi là taluy dương. Đội cơ dũng cho thợ lành nghề dùng các phiến đá lớn kê các bờ kè lớn thòi ra phía mép vực để đường được rộng hơn.



Con đường cứ kiên nhẫn lấn từng gang tay một, năm này qua năm khác, cho đến năm 1965, nó oai hùng vượt qua “sống mũi ngựa”, tiến thẳng đến Mèo Vạc trong niềm hạnh phúc to lớn của 8 vạn đồng bào.



Nỗi hiểm nguy lấy sức người chọi nhau với biển đá được ông Nguyễn Mạnh Thùy, một thành viên trong Đội Cơ dũng viết thành những câu thơ tâm đắc



Về đến Hà Giang mới biết mình còn sống

Mới biết mình chưa chết đó thôi…!



Hay Anh em ơi, chắc tay búa, ta quai tròng

Ta xuyên vượt qua cổng trời

Chúng ta đã đổ mồ hôi, vách đá kia phải nhường lối

Tiến lên đi, vượt qua đi, ta chẳng ngại khó khăn gì

 

chettuoi_82

Moderator
Cao nguyên đá trở mình thức giấc



Đã có những hy sinh mất mát to lớn.



Thực ra, trong hàng vạn thanh niên xung phong, thanh niên nghĩa vụ làm đường Hạnh Phúc trong suốt 6 năm trời kia, công tác an toàn lao động đã được thực hiện một cách xuất sắc. Tuy nhiên, những sự hy sinh mất mát vô cùng đau xót thì cũng không thể tránh khỏi, nó chỉ được hạn chế ở mức tối đa. Sức cống hiến của hàng vạn con người khi con đường tiến từng xentimet vào đến Mèo Vạc, mới là kỳ vĩ, mới là ngoài sức tưởng tượng. Có những nhân chứng sống sau này kể lại với tôi là: “Suốt mấy năm ròng, họ cũng không có lúc nào ngẩng mặt lên cổng trời để thấy những gì mình vượt qua nó vĩ đại tới mức nào”.



Bản thân bà Hử, ông Điều, cũng như rất nhiều TNXP khác, đã chứng kiến tận mắt những sự hinh sinh mất mát về con người bên cạnh những khó khăn vật chất thường trực, để rồi, có những nghĩa trang thanh niên xung phong làm đường đã mọc lên rải rác ở Yên Minh, Đồng Văn hay Mèo Vạc. Có một chị tên Vân, hình như ở C Lạng Sơn, hôm đó hình như làm đường kiệt sức, bản than chị đã có tiền sử bệnh động kinh. Chị mò ra suối tìm nước uống cho đỡ khát, cơn bệnh nổi lên, chị ngã xuống, mấy ngày sau mới tìm được xác. Hay anh Vũ Cao Vân, khi đang thi công đoạn đường Hạnh Phúc qua xã Pài Lủng, thì bị đá rơi xuống kẹp chết.



Cũng không một ai có thể quên được cái chết của anh Lương Quốc Chanh, quê ở Gia Lộc, Lạng Sơn. Anh là người vùng cao, bị bệnh đậu lào, anh em TNXP nhiều người bỏ việc đi kiếm thuốc, nhưng không cứu được người đồng đội giàu tình cảm của mình. Trước khi nhắm mắt, anh Chanh khóc: “tôi sẽ chết ở đây, tôi nằm bên vệ đường hạnh phúc này. An hem phải tiếp tục phá đá. Mai đây con đường hoàn thành, an hem về lại quê hương Lạng Sơn. Liệu ai còn nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy”. Mọi người mai táng anh gần đồn biên phòng, nay mộ anh đã được quy tập về nghĩa trang dành riêng cho những TNXP đã ngã xuống trong mấy năm mở đường vào Đồng Văn, Mèo Vạc.



Đặc biệt là sự hy sinh của anh Đào Ngọc Phẩm trên dốc Mã Pì Lèng, anh là người Thái Nguyên, đã có vợ và 2 con. Anh Phẩm tung người ra cứu 2 bố con người Mông bị trượt chân, hòn đá anh đứng bửa ra, nó cuốn đi rồi nghiền nát anh Phẩm dưới vực sâu. Thi thể anh nát nhừ, chỉ có 2 chân thò ra khỏi khối đá lớn. Lúc kéo được lên, ai cũng đau xót.



Điều mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây, chẳng cứ gì mà đã có những người sẵn sàng cống hiến phần đời tươi đẹp nhất của mình cho công trường khổng lồ, kỳ vĩ ấy, bản thân tôi khi đi tìm tư liệu cho loạt bài này cũng thấy rất ngậm ngùi. Bởi hầu như không tìm thấy được nhiều trang sách hay bài báo nào đề cập đến hơn 2 triệu ngày công đổ xương máu làm nên huyền thoại con đường Hạnh Phúc. Cả những thước phim, nghe nói ngày xưa có chụp, có quay và có chiếu, đến giờ cũng hầu như đã bị quên lãng. Tôi thầm oán trách sự vô tình của thời gian.



Để có được hạnh phúc hôm nay



Ông Sùng Đại Dùng, nguyên là Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Hà Giang, hơn ai hết,là người cực kỳ thấm thía cái khổ của những ngày Đồng Văn chỉ có đường mòn vượt qua cổng trời. Thời trước, ông là lính vệ quốc quân, phục vụ tiểu đoàn lính dõng. Mỗi khi “cấp trên” đi đâu, ông và các phu khác được thuê để khuân vác lại lục tục cuốc bộ, lúc lỉu nào là chăn màn, quần áo, sung đạn…Suốt ba ngày trời thì ra đến thị xã Hà Giang. Cho nên, khi ô tô vào đến tận Mèo Vạc, ông cảm nhận rất rõ sự thức dậy của cao nguyên Đồng Văn ngập núi và xám ngoét đá. Ông hiểu sức người thật là kỳ diệu.





4d79d40d_73fcf2aa_dsc07060.jpg






Khỏi phải nói bà con, dân công, thanh niên xung phong đã vui như thế nào khi đường Hạnh Phúc từng mét từng mét tiến vào chinh phục, đánh thức cao nguyên đá. Bao đời nay sống trên đá, chết vùi trên đá, 8 vạn đồng bào vẫn ước ao một con đường. Nên khi đường thi công “hòm hòm” được đoạn nào, anh chị em tổ chức thông xe, cờ trống rợp trời, xây dựng cơ sở vật chất cho bà con ngay đến đó.



Xe qua, vẫn nghe thấy hàng trăm con chó đồng loạt sủa inh ỏi trong bản vắng, nơi mù mịt hoang sơ kia, có lẽ chúng cũng không tưởng tượng được rằng: trên cõi đời lại tồn tại con quái vật kỳ lạ đến từ nền văn minh bên ngoài cổng trời là cái ô tô.



Nhiều người Mông, người Pu Péo, người Lô Lô đứng khóc nức nở ven đường trong mỗi lễ thông xe bởi vui quá. Người già sờ tất cả các bộ phận của ôtô, leo lên nóc xe ngó xuống rồi thắc mắc: con gì mà chỉ to hơn con trâu một tí sao nó lại khỏe thế nhỉ?, cúi xuống mặt đường ngó kỹ càng rồi “kết luận”: “con, xe ô tô này ăn cái gì mà đi khỏe thế?, Tao sờ nó, nó không vẫy đuôi, nó cũng không cho tao cưỡi thử, thế nào cũng ốm chết vì tao ghét nó!”. Xe chạy, khói tuôn ra, cụ lại bảo: “đấy, đít nó bốc khói, sắp chết cháy rồi”. Nghe như chuyện tiếu lâm, nhưng đúng là niềm vui của tám vạn bà con chưa bao giờ biết đến cái đường ô tô, ngoài đường mòn bé tạo chỉ để đi bộ và để ngựa nó đi là rất lớn.



Cái giá trị nhân văn mà con đường Hạnh Phúc mang đến là không thể đong đếm. Nửa thế kỷ đã trôi qua, đường lên cao nguyên Đồng Văn đã thay đổi nhiều. Gần hai mươi năm sau, Nhà nước ta mở thêm con đường Quyết Thắng nổi Yên Minh với Mèo Vạc. Bây giờ, một ngày có thể đi đủ một vòng trên cao nguyên đá cao và hiểm trở nhất Việt Nam. Nhưng khi nhìn lại, chúng ta không thể nói rằng, con đường ấy to hay bé, dài hay ngắn, có lỗi thời hay không…để định giá với những sự hy sinh mất mát kể trên. Ngoài những người đã vĩnh viễn nằm xuống, thì con đường Hạnh Phúc chính là cuộc đời, là số phận của hang nghìn người hùng đã trở về từ cao nguyên đá. Nó là một trang sử bằng đá, nơi ca tụng sức người, sự xả thân vì cộng đồng.



Đó là một huyền thoại sống, mà đời người ta không phải ai may mắn cũng được tham gia, để thấy cuộc sống mình không vô nghĩa, đã biêt tình nguyện cống hiến vì những đồng bào đang phải chịu nhiều thiệt thòi phía sau cổng trời.



Đồng Văn tháng 11 năm 2010.
 

phanphan55

New Member
Tuyệt vời! Rất có trách nhiệm với việc mình làm. E thích cách anh xử lý hơn anh Nhân, nhung Nhân la dân công nghệ, he,
 

lanhuong

Member
Cảm ơn bạn nhiều về bài viết này nhé. Rất tuyệt. Đọc xog lại muốn đi nữa rồi. Khổ cái thân tôi!!!
 

dilasong

New Member
Bài viết cuả bạn rất ấn tượng. Mình xem nhiều trang viết về HG nhưng đây là lần đầu tiên được biết cặn kẽ về Con đường Hạnh Phúc này. Dịp 30/4 này mình và mấy ngươì bạn sẽ có chuyến đi thăm HG lần đầu, còn đang rất bỡ ngỡ k biết nên đến những nơi nào. Rất cảm ơn những thông tin bổ ích của bạn. Mong được các bạn có kinh nghiệm đi HG rồi chỉ giáo. Cảm ơn nhiều nha.
 

cafedang

Member
Bài viết cuả bạn rất ấn tượng. Mình xem nhiều trang viết về HG nhưng đây là lần đầu tiên được biết cặn kẽ về Con đường Hạnh Phúc này. Dịp 30/4 này mình và mấy ngươì bạn sẽ có chuyến đi thăm HG lần đầu, còn đang rất bỡ ngỡ k biết nên đến những nơi nào. Rất cảm ơn những thông tin bổ ích của bạn. Mong được các bạn có kinh nghiệm đi HG rồi chỉ giáo. Cảm ơn nhiều nha.



Đấy là con đường chạy xuyên cao nguyên đá, cung đường cơ bản nhất mà các nhóm phuot thường hay đi. Bao gồm HG, mốc số 0, Minh Tân, Bắc Sum, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Phó Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Nhà Vương, phố cổ, Mã Pì Lèng...



Các bạn muốn có thêm những kinh nghiệm đi HG, nhất là trong dịp 30/4 này, trùng với chợ tình Khau Vai, thì sẽ rất đông người, cả chỗ ăn uống, nghủ nghỉ cũng phải chuẩn bị trước,



Mình nghĩ, bạn nên lập topic bên chuyên mục : Tìm bạn đồng hành, nêu lên mọi yêu cầu, các bạn sẽ được hướng dẫn đầy đủ.



Cảm ơn bạn về những nhận xét về bài viết này.
 

ivan

New Member
he he cám ơn anh Hải về những thông tin bổ ích và bữa cà phê trưa nay nhé. em đi hà giang chuyến này tự hứa sẽ có ảnh về trả bài cho anh coi như ko phụ công anh chỉ bảo tận tình...

anh viết hay quá.

thanks.
 

cafedang

Member
Híc, chú lên lúc nào mà nhanh thế? Vừa mới ngồi xong mà?nghe bảo còn chạy lên ttcp nưa? Nhanh, có ăn cướp được cái gì dọc đường ko?

May quá nhà phuotnet minh có thêm một tay chơi ảnh chuyên nghiệp, Up lên cho anh em thèm đê!!!
 

ivan

New Member
em chạy lên VPCP thì anh DŨng không có nhà nên lại đi về vào phuotnet chơi vui hơn há há...
 

Valiant phan

New Member
Chưa một lần được đến Hà Giang, đọc bài thấy hay quá phên này phải quyết đi một chuyến!
 
Top