• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Cửu Trại Câu - Hoàng Long 2009: Thiên đường tìm thấy

PeterPan

Member
Làng Tạng





Ảnh: PeterPan



Ảnh: sweetiury



Ảnh: sweetiury



Ảnh: sweetiury



Ảnh: WB đại hiệp



Ảnh: WB đại hiệp



Ảnh: sweetiury
 

PeterPan

Member
Trở lại hồ Ngũ Hoa



Không thỏa mãn với khoảng thời gian ít ỏi tại hồ Ngũ Hoa trong ngày đầu tiên tại Cửu Trại Câu, cả đoàn chúng tôi cùng nhau trở lại đây vào đầu giờ chiều ngày thứ hai.



Trước đó, vào buổi sáng, trong khi 9 người bắt xe buýt lên Long Lake để rồi được hả hê vô cùng trong tuyết trắng thì Mr LG - thành viên trang bị "súng ống" khủng nhất đoàn - một mực quyết tâm trở lại hồ Ngũ Hoa để tác nghiệp.



Tất nhiên, Mr LG đã bỏ lỡ cảnh tuyết trắng ngập tràn tại Long Lake. Thế nhưng, anh cũng đã có được những khung hình ưng ý tại hồ Ngũ Hoa vào buổi sáng sớm. 9 người còn lại chỉ trở lại hồ Ngũ Hoa vào đầu buổi chiều, khi ánh nắng đã chan hòa...



Hồ Ngũ Hoa, một sớm mùa thu





Ảnh: Mr LG



Ảnh: Mr LG



Ảnh: Mr LG



Ảnh: Mr LG
 

PeterPan

Member
Hồ Ngũ Hoa, một trưa mùa thu





Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan



Ảnh: WB đại hiệp



Ảnh: WB đại hiệp



Ảnh: WB đại hiệp
 

PeterPan

Member
Hồ Gương (Mirror Lake)



Theo bản đồ hình chữ Y của Cửu Trại Câu, hồ Gương là hồ cuối cùng của nhánh bên phải. Đây cũng đồng thời là hồ đặc biệt cuối cùng mà bạn có thể chiêm ngưỡng nếu đi theo hành trình 2 ngày từ nhánh phải qua nhánh trái rồi lại vòng về nhánh phải.



Hồ Gương nằm ở độ cao 2390m so với mực nước biển và có diện tích bề mặt khoảng 196840m2 (dài 925m, rộng 212,8m, sâu 10,96m). Hồ Gương có mặt nước phẳng lặng, chẳng mấy khi gợn sóng dù những cơn gió vẫn cuốn theo lá vàng bay lả tả khắp các góc hồ. Cũng bởi có mặt nước không gợn sóng và có độ phản chiếu cao nên hồ nước này mới mang tên là hồ Gương.



Khi chúng tôi tới hồ Gương vào giữa buổi chiều của ngày thứ hai tại Cửu Trại Câu, ánh nắng vàng óng đang trải khắp mặt hồ. Đứng dưới bóng râm mát rượi của những tán cây ven hồ, PeterPan và các bạn của mình thật sự thấu hiểu thế nào là cảm giác thoát tục trong giây lát...





Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan



Ảnh: Mr Nhũn



Ảnh: Mr Nhũn



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: hanoiwelle
 

PeterPan

Member
Hồ Gương





Trên tấm biển giới thiệu có một câu đúc kết khá ấn tượng về độ tương phản của hồ Gương:"Trong những ngày lặng gió, bạn có thể nhìn thấy cá thảnh thơi bơi trên bầu trời còn chim lại tung tăng bay ở dưới nước". Ảnh: PeterPan



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: Mr Nhũn



Ảnh: Mr Nhũn



Ảnh: Mr Nhũn



Ảnh: Mr Nhũn
 

PeterPan

Member
Thác Nặc Nhật Lang



Điểm dừng chân đáng chú ý đầu tiên trên đường trở ra là thác Nặc Nhật Lang. Thác nước này cao 20m và rộng 320m. Đúng với tinh thần cái gì cũng phải gắn chữ "đệ nhất" cho nó hoành, các bạn Trung Quốc coi thác Nặc Nhật Lang là thác nước trên cao nguyên lớn nhất tại đất Tàu (cũng giống như Lạc Sơn Đại Phật là tượng phật ngồi lớn nhất thế giới :-D).



Được coi là một trong những biểu tượng của thung lũng Cửu Trại, thác Nặc Nhật Lang hút hồn du khách bởi một không gian rộng mở với những dòng nước tung bọt trắng xóa và mờ ảo như một màn sương khói vậy.



Ban đầu, tôi nhầm tưởng rằng thác Nặc Nhật Lang chính là con thác mà thầy trò Đường Tăng đã đi qua - một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng rất cao được đưa vào đoạn giới thiệu của bộ phim nổi tiếng "Tây Du Ký". Sau này, khi đã trở về Việt Nam, tôi mới nhận ra rằng con thác đó kỳ thực là thác Ngọc Trai (nằm khá khuất bên nhánh phải của Cửu Trại Câu) chứ không phải thác Nặc Nhật Lang.



Tuy nhiên, chút nhầm lẫn đó cũng chẳng làm nhạt đi những ấn tượng mạnh mà thác Nặc Nhật Lang mang lại cho tôi và những người bạn đồng hành...





Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: WB đại hiệp
 

PeterPan

Member
Hơn 1 tháng sau khi trở về từ thiên đường du lịch Cửu Trại Câu, ngày mai PeterPan lại lên đường khám phá thiên đường mua sắm Quảng Châu.



Trước khi đi, tặng cả nhà bài hát tuyệt hay về Cửu Trại Câu của ca sỹ người Tạng nổi tiếng Kelsang Metok.

[youtube]<object width="640" height="385"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/x6FoWskUO_U&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en_US&feature=player_embedded&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowScriptAccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/x6FoWskUO_U&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&hl=en_US&feature=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="640" height="385"></embed></object>[/youtube]
 

PeterPan

Member
Sông Khổng Tước



WB đại hiệp hóa ra là người lọ mọ nhất trong đoàn. Bỏ mặc các chiến hữu đi đường chính, anh len cả vào những ngã rẽ khá khuất ở gần cuối nhánh phải của thung lũng Cửu Trại.



Thành quả cho sự lọ mọ này là những bức ảnh chỉ riêng WB đại hiệp mới có mà thôi. Đầu tiên, đó là những tấm hình về Sông Khổng Tước (Peacock River).



























 

PeterPan

Member
Trở lại với hành trình khám phá nốt nhánh còn lại của Cửu Trại Câu (nhánh dẫn ra cổng chính), cả đoàn chúng tôi chỉ còn chừng không đầy 2 giờ đồng hồ để chủ yếu là "cưỡi ngựa xem hoa" trong khi mặt trời đang xuống mỗi lúc một nhanh hơn.



Theo bản đồ của Cửu Trại Câu, có rất nhiều hồ rải rác trên nhánh dẫn ra cổng chính, mỗi hồ một vẻ, không cái nào giống cái nào. Đây cũng là đoạn mà xe buýt có nhiều điểm dừng nhất, vừa để phục vụ các du khách xem hết các hồ, vừa để tiện việc gom du khách vào cuối ngày.



Trong khoảng gần 2 giờ đồng hồ còn lại trước khi chia tay Cửu Trại Câu, chúng tôi cũng kịp tới được những điểm đáng chú ý sau:





Hồ Tê Giác. Ảnh: PeterPan



Hồ Hổ. Ảnh: PeterPan



Thác Đá. Ảnh: PeterPan



Bãi Bonsai. Ảnh: hanoiwelle



Thác Thụ Chính (Shuzheng Fall). Ảnh: hanoiwelle



Làng Tạng (có thể tìm cách nghỉ lại đêm ở đây trong ngày thứ nhất để tiết kiệm tiền vào cửa của ngày thứ hai). Ảnh: WB đại hiệp
 

PeterPan

Member
Làng Tạng



























Ảnh: WB đại hiệp



------------------------------------



Ban đầu, đoàn mình cũng có nghiên cứu phương án tìm cách nghỉ lại tại khu làng Tạng này trong ngày đầu tiên tại Cửu Trại Câu nhằm tiết kiệm khoản tiền vé 263 tệ/người trong ngày thứ hai. Tuy nhiên, phương án này sau đó không được thực hiện vì nhiều lý do.



Cùng thời điểm bọn mình ở thung lũng Cửu Trại, còn có 1 đoàn Việt Nam khác do teppi80 làm trưởng đoàn. Topic của đoàn này trên phuot.com do chuotchitxu mở. Những đoàn đi sau có thể liên hệ với nhóm này để tham khảo kinh nghiệm thực tế của việc ở lại làng Tạng. Theo mình biết thì nhóm của teppi80 đã ở lại làng Tạng một cách khá thuận lợi và thú vị.
 

PeterPan

Member
Những chiếc chuyển kinh luân chạy bằng sức nước





Ảnh: PeterPan



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: hanoiwelle



Ảnh: PeterPan



Ảnh: PeterPan
 

PeterPan

Member
Trước giờ chia tay



2 ngày khám phá Cửu Trại Câu qua thật nhanh. Cuối ngày thứ 2 của hành trình khám phá thiên đường chốn hạ giới, cả đoàn chúng tôi đều cố gắng thu vào ống kính máy ảnh của mình càng nhiều hình ảnh càng tốt. Sau này, khi đã về Hà Nội, anh em vẫn nói chuyện với nhau rằng nghĩ lại thì mình ngắm cảnh Cửu Trại Câu qua ống kính máy ảnh có khi còn nhiều hơn qua chính đôi mắt của mình.



Nhánh dưới của thung lũng Cửu Trại gồm có rất nhiều hệ thống hồ lớn nhỏ rải đều cho tới khu vực gần dẫn ra cổng chính. Vì vậy, có một số hồ nước khá đẹp mà chúng tôi chụp được nhưng nhất thời cũng không thể nhớ ra tên.































Ảnh: hanoiwelle
 

PeterPan

Member
Hồ Hổ (Tiger Lake)



Hồ Hổ là một trong những hồ đẹp ở nhánh dưới của Cửu Trại Câu. Ở hồ này, bạn sẽ không phải tranh giành từng centimet khoảng không trước lan can để có một góc máy ưng ý. Đơn giản vì hầu hết du khách sẽ xuống xe buýt ở bến trước hồ Tê Giác cách đó không xa.



Do một phút lơ đãng, PeterPan không xuống tại bến ở hồ Tê Giác nên đã có những phút thật thảnh thơi tại hồ Hổ trước khi cuốc bộ ngược trở lại. Đó cũng là lúc những cảm xúc bồi hồi cứ dâng lên trong lòng. Biết bao ngày tháng ấp ủ và chuẩn bị, lúc này giấc mơ đến chốn thiên đường hạ giới đã thành sự thật nhưng giờ phút chia tay thung lũng Cửu Trại cũng đã cận kề...







































 

PeterPan

Member
Ôi, 1 phút lơ đãng = 10 phút vòng vèo giữa 2 bến, đã vậy còn phải lên cót tinh thần tối đa để chuẩn bị cho việc tìm trẻ lạc
help.gif






Ngoài việc có người suýt bị lạc, thì chúng tớ đã thật sự có 1 buổi chiều tuyệt vời tại nhánh đuôi chữ Y. Việc đi lướt lát vì không còn nhiều thời gian không làm mất đi sự hứng thú của chúng tớ với các hồ nước Cửu Trại Câu.





Vài vạt nắng còn sót lại trong ngày tại hồ Tê Giác





Ảnh: PeterPan



Tớ luôn có cảm giác yên bình khi đi giữa thiên đường Cửu Trại, đặc biệt là trong buổi chiều cuối cùng ở đây, trên những con đường gỗ như này





Ảnh: hanoiwelle
 

PeterPan

Member
Hồ Tê Giác (Rhinoceros Lake)



Khác với hồ Hổ, hồ Tê Giác có rất đông du khách dừng chân và bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chọn được một góc máy ưng ý tại đây. Phải mất khá nhiều thời gian chờ đợi thì PeterPan mới chụp được một số hình ảnh của hồ Tê Giác - một trong số những hồ đáng chú ý nhất tại đoạn cuối của nhánh dưới thung lũng Cửu Trại.

































 

PeterPan

Member
Bãi Bonsai (Bonsai Shoal)



Bãi Bonsai là một hồ nông, có bề mặt được bao phủ bởi rất nhiều cây cỏ. Đặc biệt, các loại cây ở đây trông rất có... thế, có lẽ bởi vậy nên nơi này được gọi là bãi Bonsai.



Bãi Bonsai gần như là điểm đến đáng chú ý cuối cùng tại nhánh dưới của Cửu Trại Câu. Đây là nơi những hình ảnh cuối cùng về chốn thiên đường hạ giới được lưu lại trong tâm trí của tôi và những người bạn trong đoàn.



Giấc mơ có đẹp đến mấy cũng tới lúc chấm dứt, cuộc vui có tuyệt vời đến mấy cũng đến lúc tàn...





Ảnh: PeterPan





Ảnh: hanoiwelle





Ảnh: hanoiwelle





Ảnh: hanoiwelle





Ảnh: hanoiwelle





Ảnh: Mr Nhũn
 

PeterPan

Member
Tạm biệt Cửu Trại Câu



Hai ngày trọn vẹn với thung lũng Cửu Trại qua thật nhanh. Hai ngày không phải là dài nhưng nó cũng là vừa đủ để tất cả chúng tôi vẫn chưa thoát ra khỏi cảm giác bồng bềnh dù đã về tới Hà Nội được gần 2 tháng. Vẫn còn những tiếc nuối vì chưa thật sự thỏa mãn với quãng thời gian khám phá chốn thiên đường hạ giới, nhưng chúng tôi sẽ còn trở lại đây vào một ngày không xa...



Tối ngày thứ 7 của hành trình, PeterPan và các bạn cùng đi xem một chương trình biểu diễn nghệ thuật của người Tạng. Chúng tôi hầu như không hiểu chút gì về ca từ nhưng những giai điệu tuyệt vời của người Tạng đã làm tất cả lâng lâng. Những chàng trai, cô gái Tạng đều có giọng hát cao vút và trong trẻo đến lạ thường. Họ biểu diễn rất nhiệt và khán giả cũng cổ vũ hết mình. Cả người hát lẫn người nghe như hòa vào nhau trong một không gian ngập tràn giai điệu, một không gian Tạng thuần nhất và vô cùng ấn tượng.



Phải nghe những giai điệu và những điệu múa của người Tạng mới có thể hiểu tại sao họ vẫn tồn tại hiên ngang đến thế dẫu trải qua biết bao vật đổi sao dời...











Hai tấm ảnh đầu tiên này đều có nội dung là tiết mục minh họa cho việc Văn Thành công chúa của nhà Đường kết hôn với Tùng Tán Cán Bố - ông vua quyền uy của Tây Tạng. Đây là một cuộc kết duyên mang màu sắc chính trị. Ngày đó, Tây Tạng là một quốc gia hùng mạnh và nhà Đường muốn thông qua việc kết duyên của Văn Thành công chúa với Tùng Tán Cán Bố để mưu cầu một sự yên ổn. Nhưng Văn Thành công chúa không chỉ tới Tây Tạng để làm vợ của Tùng Tán Cán Bố, bà đã mang tới vùng đất được mệnh danh là "mái nhà của thế giới" cả văn hóa lẫn tín ngưỡng của người Hán. Ngày nay, trên đỉnh đèo Nhật Nguyệt Sơn - vốn là ranh giới tự nhiên giữa Tây Tạng và Trung Hoa ngày nào, người ta đã dựng tượng Văn Thành Công Chúa để thể hiện sự ngưỡng vọng đối với bà.



























 

PeterPan

Member
Chia sẻ một số kinh nghiệm khám phá Cửu Trại Câu



- Cho tới thời điểm đoàn của PeterPan tới Cửu Trại Câu, "thẻ sinh viên quốc tế" vẫn còn tác dụng. Với tấm thẻ này, mỗi "sinh viên" sẽ được giảm 50 tệ tiền vé thắng cảnh, từ 220 tệ/người xuống còn 170 tệ/người. Như vậy, mỗi "sinh viên" sẽ chỉ phải trả tổng cộng 263 tệ cho 1 ngày tham quan thung lũng Cửu Trại (170 tệ tiền vé thắng cảnh, 90 tệ tiền xe buýt đi lại trong khu thắng cảnh và 3 tệ tiền bảo hiểm). Với đoàn của PeterPan, sau 2 ngày khám phá Cửu Trại Câu, mỗi người tiết kiệm được tổng cộng 100 tệ và cả đoàn tiết kiệm được cả thảy 1000 tệ, nghĩa là tương đương với gần 3 triệu tiền Việt - một khoản tiền không nhỏ. Để tìm hiểu chi tiết việc làm "thẻ sinh viên quốc tế", các bạn hãy liên hệ hanoiwelle - người lo việc làm thẻ cho cả đoàn mình trong chuyến đi vừa qua.





Mẫu "thẻ sinh viên quốc tế". Nguồn: Internet.

Mẫu thẻ của đoàn PeterPan gần giống hệt như thế này.




- Một số đoàn đi trước có nhắc tới việc lấy các đĩa CD hay DVD có nội dung về Cửu Trại Câu trước khu vực bán vé. Tuy nhiên, ở thời điểm đoàn mình tới đây thì việc lấy các đĩa miễn phí đã không còn nữa. Để có các đĩa này, bạn sẽ phải trả tiền. Theo kinh nghiệm của đoàn mình, một đoàn chỉ cần mua 1 hoặc 2 đĩa, sau đó về Việt Nam thì chuyền tay nhau để copy ra máy tính cho tiết kiệm.







Cổng chính của Cửu Trại Câu. Ảnh: hanoiwelle



- Trong khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Trại Câu, hệ thống các biển chỉ dẫn và tên các điểm thắng cảnh đáng chú ý được bố trí rất đầy đủ. Tuy nhiên, mỗi người đều nên chuẩn bị ít nhất 1 tấm bản đồ trong tay với phần chú thích có tiếng Anh hoặc tiếng Trung càng tốt. Việc có bản đồ sẽ giúp bạn dễ hình dung mình đang ở đâu và tránh bỏ qua những điểm đáng chú ý.



- Với 2 ngày trọn vẹn tại Cửu Trại Câu, bạn sẽ phải chuẩn bị đồ ăn cho 2 bữa trưa tại đây. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chuẩn bị những đồ ăn nhẹ kiểu như thịt bò khô, bánh ngọt, lương khô hay chocolate. Tránh mang mỳ gói hay cháo hoặc phở ăn liền vì bạn sẽ phải cần tới nước nóng - một thứ không hề sẵn trong một khu vực rộng lớn như thung lũng Cửu Trại. Bạn nên mang theo 1 hoặc 2 chai nước vì việc di chuyển liên tục sẽ khiến nhu cầu uống nước luôn thường trực. Theo kinh nghiệm của bản thân PeterPan, bạn mang đồ càng gọn nhẹ càng tốt và không nhất thiết phải có một bữa trưa hoàn chỉnh như bình thường. Việc mang quá nhiều đồ ăn sẽ khiến balo của bạn trở nên nặng hơn và bạn sẽ chóng bị mệt trong điều kiện phải đi bộ liên tục trong thời gian dài.



- Nên chủ động dậy sớm vào các buổi sáng để vào khu thắng cảnh càng sớm càng tốt. Việc này sẽ khiến bạn không phải xếp hàng và chờ đợi quá lâu để đón xe buýt đồng thời bạn cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để không bỏ lỡ những cảnh đẹp của Cửu Trại Câu. Đoàn của PeterPan có một điều đáng tiếc đó là vào khu thắng cảnh khá muộn trong ngày thứ hai (gần 9 giờ sáng) nên bị thúc ép về thời gian trong suốt phần còn lại của ngày hôm đó. Đây là một việc rất nên tránh.







Bến xe buýt gần cổng chính. Ảnh: hanoiwelle



- Để phục vụ cho việc lọc ảnh, bạn nên chú ý việc chụp lại tên các hồ cũng như các bảng chỉ dẫn trên đường. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt các hồ trong việc lọc ảnh sau này. Đồng thời, nếu chẳng may làm mất bản đồ, bạn hoàn toàn có thể hình dung lại hành trình của mình bằng cách xem lại các bức ảnh có tên các hồ và các bảng chỉ dẫn.







Một bảng chỉ dẫn tại Cửu Trại Câu. Ảnh: PeterPan



Trên đây là một số kinh nghiệm của PeterPan và các bạn trong đoàn. Hy vọng những gạch đầu dòng ở trên sẽ giúp các đoàn đi Cửu Trại Câu trong tương lai có thêm nhiều thông tin để tham khảo.



Chúc mọi người một Giáng Sinh an lành và hạnh phúc!

Tặng mọi người 2 tấm hình mang không khí Noel.





Đỉnh núi tuyết đối diện hồ Long Lake. Ảnh: PeterPan





Người tuyết trên Tuyết Bảo Đỉnh - đỉnh đèo cao 5588m nằm giữa Cửu Trại Câu và Hoàng Long (sẽ được nói tới trong phần sau của topic). Ảnh: PeterPan.
 
Top