• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Cửu Trại Câu - Hoàng Long 2009: Thiên đường tìm thấy

PeterPan

Member
Sau những ngày vật vã vì hội chứng "hậu thiên đường", đoàn CTC 2009 của PeterPan đã lại người và sẽ lần lượt chia sẻ thông tin, hình ảnh với mọi người. Trước tiên, mình xin post lịch trình chi tiết của chuyến đi để mọi nguời tham khảo (có vẻ hơi dài, nếu các "đại quan" thấy cần rút tỉa, mình sẽ thực thi ngay ).



Lịch trình chi tiết



Ngày 1 (16/10/09): Háo hức lên đường

- Hà Nội – Hữu Nghị Quan : 150km

Phương tiện: Thuê xe Hoa Thêm - 1 triệu/10 người

- Hữu Nghị Quan - Nam Ninh : 220km

Phương tiện: Thuê xe Trung Quốc - 80Y/người

- Nam Ninh - Thành Đô: 1800km

Phương tiện: Máy bay - 620Y/người

Xe của Youth Hostel (242 phố Đền Vũ Hầu) đón: 140Y/10 người

Giá dorm tại Youth Hostel: 300Y/10 người



Ngày 2 (17/10/09): Lạc lối tại... Lạc Sơn

- Thành Đô – Lạc Sơn : 120km

Phương tiện: Xe 30 chỗ thuê riêng - 1300Y/ngày

Buổi sáng thăm Lạc Sơn Đại Phật – pho tượng Phật ngồi lớn nhất thế giới. Tại đây, một sự vụ khó quên đã phát sinh (hồi sau sẽ rõ...)

- Lạc Sơn - Nga Mi : 37km

Phương tiện: Đi xe khoảng 40 phút tới chân núi, đổi xe bus – 40Y/người. Đi khoảng 2h đến lưng chừng núi Nga Mi. Mua vé cáp treo - 65Y/người. Đi rất nhanh, chỉ 5’ là lên đến nơi. Leo bộ khoảng 500 bậc thang là lên đến gần Kim Đỉnh.

Vé cáp treo 80Y/ người ( đã được giảm vì có thẻ SV rởm....)

Thuê KS - 180Y/phòng ( nam, nữ riêng nhé. WC ở bên ngoài phòng)

Nếu mang nhiều đồ phải thuê chở lên – 200Y ( 10 – 12 vali to ).



Ngày 3 (18/10/09): Khám phá một điểm đến mới tại chân núi Nga My

- Chơi tại Nga Mi: lên Kim Đỉnh thăm Chùa Vàng và ngắm... chân tượng Phổ Hiền Bồ Tát.

- Do thời tiết quá lạnh (0 độ vào ban đêm), ban ngày sương mù dày đặc, trời mưa nên phải hạ sơn sớm hơn dự kiến 1 ngày. Tại chân núi Nga My, một sự cố vừa sợ vừa vui đã phát sinh ( hồi sau sẽ rõ....).

- 18/10 là sinh nhật của PeterPan và bạn PeterPan thu hoạch được tới 2 bữa linh đình, 1 ở trên Kim Đỉnh vào buổi sáng, 1 ở thị trấn Nga My (dưới chân núi Nga My) vào buổi tối.

- Nghỉ đêm tại KS dưới chân núi Nga Mi – 60Y/ người



Ngày 4 (19/10/09): Xả stress tại Thành Đô

- Nga Mi - Thành Đô: 140km

Phương tiện: Xe 30 chỗ.

Trưa về Thành Đô ăn lẩu nấm Tứ Xuyên

Chiều khám phá Thành Đô thăm khu phố Cẩm Lý ( không có trong lịch trình may sao lại gần đền Vũ Hầu). Tối lại lẩu cay Tứ Xuyên.



Ngày 5 (20/10/09): Thành Đô - Cửu Trại Câu

- Dự kiến lịch trình: Thành Đô - Hoàng Long. Tuy nhiên, do thời tiết hơi tệ và đường đang sủa chữa nên lái xe không dám đảm bảo đi Hoàng Long an toàn. Vì vậy, lịch trình phải có thay đổi tí chút: đi CTC trước, sau đó mới đi Hoàng Long.

- Thành Đô - Cửu Trại Câu : 500km

Nghỉ ăn trưa ở Pingwu một thị trấn dọc đường. Đi cả ngày đường núi nên không thể đi nhanh. Qua thị trấn Bắc Xuyên tận mắt chứng kiến hậu quả của trận động đất, mới thấy người Trung Quốc khắc phục thiên tai nhanh như thế nào.

- 7h hơn đến Cửu Trại Câu nhận phòng KS 150Y – 180Y/ phòng – 3 người (đã bao gồm 1 bữa sáng và 1 bữa tối ).

- Ăn tối và ki niệm ngày 20/10 bằng các món nướng do anh em trong đoàn tổ chức mừng chị em.



Ngày 6 (21/10/09): Sững sờ vẻ đẹp Cửu Trại Câu

- Mua vé vào cửa - 263Y/người ( bao gồm xe bus và bảo hiểm, thẻ sinh viên rởm phát huy tác dụng).

- Cả ngày khám phá nhánh bên phải của chữ Y gồm một loạt hồ : Grass Lake, Swan Lake, Arrow Bamboo Lake ,Panda Lake,Five Flower Lake, Mirror Lake. Một vài các thác rất đẹp.

- Tối về đi ăn bò Yak tại quán người Tạng cả đoàn có màn hát múa tập thể khiến các bạn TQ vỗ tay ầm ĩ.



Ngày 7 (22/10/09): HẢ HÊ tuyết trắng (hồi sau sẽ rõ.... )

- Vẫn phải mua vé vào cửa - 263Y/ người vì không muốn ở trong làng người Tạng.

- Cực kỳ bất ngờ vì gặp tuyết đẹp tinh khôi, thỏa mãn và tiếc nuối (hồi sau sẽ rõ...).

- Săn lùng những bức ảnh độc tại nhánh bên trái của chữ Y: Long Lake, Five Coloured Pool, Upper Lake, Lower Lake, hồ trái tim, thăm làng người Tạng,.....

- Buổi tối : Thích thú mãn nhãn khi xem ca nhạc Tạng. Sau đó có vài kẻ bon chen mua đĩa nhạc Tạng cũng chờ đợi xin chữ ký ... Buôn khăn và đồ lưu niệm....



Ngày 8 (23/10/09): Cửu Trại Câu - Hoàng Long

- Phương tiện: Xe thuê riêng, cáp treo lên núi (230Y/người, gồm cả vé thắng cảnh và cáp).

- Dừng chân trên Tuyết Bảo Đỉnh (nằm giữa Cửu Trại Câu và Hoàng Long) cao 5588 m. Thật là vĩ đại.

- Háo hức với các hồ nước tuy không đẹp bằng CTC nhưng cũng khá lạ :

hồ bậc thang, hồ vàng ....

- Cực kỳ sung sướng vì thấy tuyết rơi có thể đưa tay hứng được. Cảm nhận sự thay đổi của thời tiết cho đến khi đón được bông tuyết đậu trên tóc trên tay......

- Thót tim khi đi trên đèo, núi vì thời tiết thay đổi nhanh chóng, sương mù dày đặc, tuyết rơi. Quay lại ngủ Cửu Trại Câu lại đi buôn với slogan: “Chỉ mua đắt chứ không mua rẻ”.



Ngày 9 (24/10/09): Cửu Trại Câu - Thành Đô (500km)

- Lặp lại con đường của ngày thứ 5 nhưng đi theo hướng ngược lại về Thành Đô. Chiều tối mới về đến nơi và bữa tối với hai chú vịt quay làm cả đoàn thỏa mãn, vì bổ sung lượng đạm dư dả.

- Trong buổi tối lãng mạn tại phố cổ Cẩm Lý, một hoạt cảnh bi thương đã được dàn dựng (hồi sau sẽ rõ...).

- Cả đoàn ăn ngủ thoả mãn sau một ngày dài di chuyển.



Ngày 10 (25/10/09): Giết thời gian ở Thành Đô

- Sáng: Đi thăm tệ xá của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Chiều: Đàm đạo với Gia Cát Khổng Minh, thăm 3 anh em Lưu - Quan - Trương tại đền Vũ Hầu. Lang thang Thành Đô và hoa mắt với thiên nga.

- Tối: Say mê, ngạc nhiên , ngơ ngẩn với múa đổi mặt.



Ngày 11 (26/10/09): Tạm biệt Thành Đô

- Buổi sáng: Tranh thủ sục sạo ngõ ngách Thành Đô, đi lang thang các siêu thị, cửa hàng của người Tạng, mua bán đến đồng tệ cuối cùng.

- Buổi chiều: Tạm biệt Thành Đô (ra sân bay bằng xe của Youth Hostel, 140Y/10 người), bay thẳng Thành Đô - Nam Ninh sau gần 2 tiếng bị delay (620Y/người).

- Về tới sân bay Nam Ninh khi gần nửa đêm, về khách sạn Nghênh Tân (75Y/3 người) đối diện ga Nam Ninh (thuê xe trọn gói 350Y từ sân bay).

- Ăn tối một bữa hoành tráng toàn đồ nướng ( ốc, sò, cồi mai, ếch...) ngon, rẻ.



Ngày 12 (27/10/09): Chia 2 đạo tiến về Hà Nội

Do 1 trục trặc đáng tiếc nên cả đoàn bị rơi vào cảnh "chia lìa đôi ngả"

- Đoàn 1 (4 người): đi tàu Nam Ninh – Bằng Tường (hơn 200km, 30Y/người), Bằng Tường – Hữu Nghị Quan (Xe đón 75Y/10 người), Hữu Nghị Quan – Hà Nội (150km, Xe nhà Hoa Thêm đón 1tr/4 người). Đoàn 1 đi đúng lịch trình nên cuối giờ chiều đã về tới Hà Nội.

- Đoàn 2 (6 người): ga Nam Ninh – bến xe Lãng Đông (thuê xe, 50Y/6 người), mua vé xe Sơn Đức chạy thẳng Nam Ninh – Hà Nội (150Y/người), về đến Hà Nội khoảng 21h30.





10 thành viên của đoàn Cửu Trại Câu 2009.
 

PeterPan

Member
Lời nói đầu

Cửu Trại Câu thiên đường nơi hạ giới. Phong cảnh Châu Âu trong lòng Châu Á. Niềm say mê của biết bao tay máy. Mỗi khuôn hình dù không cần chăm chút cũng có thể họa nên những vần thơ.

Tháng 10 Hà Nội heo may, vẫn còn nồng nàn cái nắng. Sắc thu vàng rực ngày lên đường, với một chút hanh hao. Để tất cả hăm hở, háo hức khám phá dù Cửu Trại Câu đích đến với non nước, mây trời cảnh quan tráng lệ vẫn còn nằm trong vòng mộng mị ước ao.

Từ đây Cửu Trại Câu thâm cung kỳ bí ra đời. Mời quý vị đón xem.

Các cụ ta dạy rằng :

Có nam có nữ mới nên Xuân

Có xôi có thịt mới nên phần

Thật may mắn cho chúng tôi, sau một thời gian tích cực chuẩn bị cả về vật lực ( vật chất ý mà ....), thì nhân lực cũng được chốt lại ở con số 10 tròn trĩnh. Chia đủ 5 cặp, không thừa, không lẻ một ai. Trước khi đi còn xôn xao mãi vì vụ bẻ chân ( làm anh em trong đoàn cảnh giác cao độ ). Ngày xuất phát trời quang mây đẹp. Hứa hẹn những bất ngờ kỳ thú ở phía trước làm tất cả nôn nao.

Hihi nói là nói vậy thôi chứ, cho đến tận hôm này đoàn mình từ lớn bé, già trẻ vẫn còn lê tê phê, đê mê về Cửu Trại Câu chưa bừng tỉnh được.

Vẫn gọi nhau bằng tên, vẫn nhắc nhau 9h có nước nóng ( về mà đi tắm....)Mặc dù đã được trấn an bằng 3 con ba ba rồi mà vẫn còn mơ màng lắm.

Thế nên mới chưa kịp update thông tin, chưa kịp show tất tần tật những gì đã có. Cũng thấy có lỗi ghê gớm mong các bạn thông cảm. Chúng mình sẽ không chậm trễ thêm nữa đâu .



Ký sự dài kỳ : Cửu Trại Câu kỳ bí thâm cung đều đặn lên sóng với các chuyên mục...

1. Unit 1 - Học phải đi đôi với hành

2. Vạn sự khởi đầu nan - Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

3. Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi

4. Khai cung mở lối - chân em chọn lối này , em đã chọn rồi đây

5. Ăn Pingwu – Ngủ Cửu Trại Câu

6. Thiên đường gọi tên - Hả hê Long lake

7. Em ơi ngày tuyết rơi

8. Nhập gia tùy tục - Ngây ngất men say

9. Đẹp từng centimet

10. Say tình

11. Quê nhà tôi ơi

12. Nhân vật – Sự kiện

Hồi hộp đón xem từng ngày...



Copyright: megiaMU - myhotran





Hồ Long Lake trong sáng tuyết phủ huyền ảo. (Ảnh: sweetiury)
 

PeterPan

Member
UNIT 1 - Ngoại ngữ học phải đi đôi với hành



Nghe có vẻ lạ lùng mà cũng chả liên quan gì đến Cửu Trại Câu mấy nhỉ. Thì hẳn là thế nếu thiên đường bọn tớ sắp đến lại không nằm ở cái xứ sở rộng mênh mông, nhưng không thiết tha mấy với thứ ngôn ngữ mà cả thế giới đã quen thuộc. Chả thế mà có lần một người bạn kể chuyện, mấy cô nhân viên văn phòng một nhà máy đối tác dẫn đoàn VN đi thăm quan chả hiểu hướng dẫn thế nào, mà khi giới thiệu về nhà máy nhưng các anh trong đoàn mừng rỡ vì đã tìm được WC ( chuyện thật như bịa nhỉ ).



Thế nên cũng hơi hoang mang tí chút, khi cả đoàn không có ai thật sự rành tiếng Trung ( có liều mạng không nhỉ vì mỗi trưởng đoàn có lưng vốn hơn 8 tháng học tiếng Trung giờ có dịp đem ra hành thực tế ). Nhưng không sao với niềm đam mê và bản lĩnh 10 nhân vật chính ngẩng cao đầu thẳng tiến.



Qua cửa khẩu xong phần thủ tục bên VN, đến bên các bạn Tầu Khựa là cái mục điền vào phiếu nhập cảnh gì đó loằng ngoằng thế là để trống cái phần nơi đến là Thành Đô, mấy bạn nhân viên TQ cứ xủng xoẻng tùm lum khiến cả hội căng tai lên mà dịch. Rồi nữa đến lúc đi qua cái chỗ kiểm tra thân nhiệt có người cứ đi thẳng ( hehe biết gì đâu ) làm bác đứng gác ở đó cứ phải lên giọng mới biết. Lần lượt 2,3...5, người qua. Toét .... chị kia, cái chị chân dài dài kia dứng lại sang góc kia chờ ( chân dài mặt cũng dài nghệt ra ), 6.8 người đã qua hú vía thì ... anh kia đứng lại. Hơ cả đoàn chả hiểu tại sao, trưởng đoàn hơi lo lắng. Híc hic hóa ra 2 anh chị cùng rủ nhau tăng thân nhiệt . Không lẽ cả hai hồi hộp cùng một nhịp. Hay có lẽ vì trên xe bàn tán quá nhiều đến chuyện đầu tư vàng từ TQ về VN bán kiếm lời... mà 2 anh chị này có dám nói to lắm đâu chứ.



Dòng người cứ vội vã đi qua bên này chiến tuyến anh chị em gióng sang các biện pháp hạ nhiệt nào là thư giãn, nào là uống nước, cởi bớt đồ ra, rồi thì đi WC, nhưng hai nhân vật chính thì chỉ được yên vị tại đó, nước uống cũng để hết lại rồi, áo cũng cởi bớt rồi. Hic hic cai biện pháp cuối cùng mà bắt áp dụng ngay tại chỗ chắc chết mất. Hehehe may sao đứng chán chê, người cũng đã vãn các chú cho hai bạn đi. Hú vía.

Ảnh của đoàn khi qua cửa khẩu, thiếu đồng chí Cloud đang chụp ảnh






Sang đến bên kia rồi tung tăng chạy, không quên làm vài kiểu ảnh kỉ niệm. Nhớ lại kinh nghiệm đi Lệ Giang thế là hô mọi người cầm hộ chiếu trên tay để kiểm tra cho nhanh ( nhưng phải là tay phải nhé ), mọi người hào hứng răm rắp làm theo ( chết cười ) mà có một cu cậu cứ loay hoay hỏi mãi là tại sao phải cầm tay phải... hơhơ đó là kinh nghiệm thì làm sao mà giải thích được chứ ( nhưng các bạn đi qua thử mà xem nếu không cầm hộ chiếu tay phải còn lâu mới đi qua đó êm ả nhé ). Quậy tí ý mà.... tranh thủ đổi nốt tiền, mua dăm cái sim điện thoại để phòng thân, yên tâm ứng phó với mọi hỉ, nộ, ái, ố dọc đường.



Đã có xe đặt trước nên cũng yên tâm, xe đến đón 10 đứa lục tục chuẩn bị hành trình hứa hẹn bao điều gợi mở phiá trước. Tranh thủ chợp mắt giữ sức. Chạy về Nam Ninh đường êm, gió mát, các làn đường phân làn rộng rãi, khoa học và rât sạch sẽ, không khí trong lành thật là dễ chịu.



Cũng phải mất dăm tiếng chạy từ Hữu Nghị quan đến sân bay Nam Ninh, còn sớm để làm thủ tục vì bay muộn lúc hơn 9h tối, sau khi hoàn thành việc check in, cả hội được xả láng đi nhòm ngó, ngắm nghía. Sân bay Nam Ninh khá rộng nhưng, không hiện đại, hoành tráng lắm và dở tệ là chẳng thể sử dụng được internet mặc dù các em nhân viên cũng cố gắng hộ trợ mấy vị khách này tối đa. Ấn tượng nhất là mấy cửa hàng miễn thuế, ngoài các thứ hàng hóa bình thường khác, thì quầy bán sách bày khá nhiều sách nhưng mà với bọn tớ thì đúng là chỉ ngắm thôi không lẽ mua sách chỉ để xem hình. Hehe thiệt thòi vì không rành tiếng nước bạn.



Mấy người đẹp bọn tớ tranh thủ lượn quanh quầy hoa quả, ui cha nhiều thứ quả rất lạ lẫm, có cái quả nhìn đẹp, có quả lại hay hay, thế thì mua thôi. Mỗi thứ chọn vài quả cái gì lạ là mua, mấy đứa cứ rúc rích không hiểu cái kiểu mua ki bo thế này họ có bán không nhỉ ? Nhưng kinh nghiệm ở những chỗ mới lạ mình không quen nên dè dặt đỡ mất tiền oan. Hí ha hí hửng cả đám kéo nhau đi ăn ở nhà hàng nhỏ cạnh sân bay. Bắt đầu tíu tít rồi đây.



Các loại hoa quả ở sân bay, mua thì ít, ăn xong có mấy quả hỏng, chị em đoàn ta còn vác ra đổi lại, thế nào vẫn được đổi ngon lành






Muốn ăn thì lăn vào bếp thật, sau một hồi nhòm vào cái menu mà chả luận ra được món ăn nào, tớ phải đi vòng các bàn xem món họ ăn có gần giống những món ở nhà mình không ( mà trước đó đã đi nhòm ngó tham khảo giá cả, rồi mới kéo quân đến ), sau đó thì chạy thẳng vào bếp chỉ chỏ,mặc cả ui giời ơi , nói bằng miệng thì các bạn ý ra vẻ hiểu biết, gật gù loạn xạ, cơ mà thử nói không thôi thì còn lâu mới được bữa ăn no bụng. Vận dụng đến cả cái mớ ngôn ngữ trong một thời gian làm việc với các bạn TQ, thế rồi bọn tớ cũng có bữa ăn ngon khá đủ món mà cũng rẻ 180Y/10 người ăn. Người VN bữa ăn cần nhiều gia vị, nước chấm, còn các bạn ý ăn thì nhiều ớt, không có chanh, nước chấm chủ yếu là xì dầu, muốn lấy thêm cái gì bọn tớ gọi phục vụ mà chị này vui đáo để, gọi bằng tiếng Trung thì coi như điếc, nhưng mà gọi “chị ơi” thì tít mắt chạy ra liền. Làm bọn tớ cứ ngoác miệng ra mà cười. Chả hiểu tiếng Trung của mình quá tệ hay tiếng gọi chị ơi nó thân thương đến thế. Cả hội tranh thủ khua môi múa mép mỗi người đóng góp tí cuối cùng cái gì cũng được phục vụ, mà chết cười lắm cái nói mãi mà hai bên vẫn không “ tủng “ nhau, thì một bạn chuyên gia body languages chỉ cần diễn tả một hồi là lại OK ngay.



Nói giờ thì dễ chứ lúc ấy bọn tớ cũng phải uốn éo các kiểu để diễn tả điều mình muốn nói, buồn cười khủng khiếp, cả hội hỉ hả lắm lắm vì một vài người một chữ tiếng Trung chả biết nhưng sau bữa ăn là đã xủng xoẻng được dăm từ, mà nói xong thì bản thân cũng không hiểu gì nốt. Ấy thế nhưng sau này lại là những người rất tích cực làm phiên dịch cho trưởng đoàn đấy nhé. Thừa thắng xông lên lại mượn dao, mượn đĩa để hưởng thụ mớ hoa quả vừa mua. Có loại quả nhìn lạ mắt mà ăn không ngon, có thứ ăn cũng thấy hay nhưng không quen lắm, nói chung là không bằng hoa quả của VN ta. Mà có biết cách ăn đâu lại phải cậy nhờ chị phục vụ với thứ ngôn ngữ ta tàu tay chân lẫn lộn. Có một vài quả bị hỏng mấy người đẹp bàn nhau đem ra đổi, tưởng đuà hóa ra làm thật mất mấy phút trình bày cô bán hàng cũng đổi cho bàng một vốc nhãn, mấy người đứng ngoài bấm bụng cười cái trò láu cá này, nhưng dù sao nó cũng là tiền đề để những ngày sau bọn tớ dám mặc cả trong suốt chuyến đi. Ngẫm lại mới thấy thôi thì có méo mó hơn không, cố gắng dăm ba câu hoặc là kè kè quyển sách bên mình, để có thể phòng thân nơi đất khách.



Tạm biệt Nam Ninh lên máy bay đi Thành Đô. Các em tiếp viên khá xinh, nhưng cũng như tiếp viên VN, ít chịu cười gì cả hay tại mình bay vé rẻ nên các em ý hạn chế cười nhỉ. Dù sao thời gian bay không dài, chợp mắt một giấc là đến Thành Đô rồi. Về hostel nhận phòng ai nấy mệt mỏi nhưng vẫn tranh thủ mail chat tí đã rồi mới “ suây cheo “ được. Ngày đầu tiên thế là đầu xuôi đuôi lọt báo hiệu một chuyến đi thuận lợi.



Sáng ăn sáng VN, tối đã mơ màng ở Thành Đô với bọn tớ sự dịch chuyển không chỉ là ước mơ, mà đã là những cảm nhận riêng của mỗi người đã trở thành hiện thực. Ngày mai đã là một ngày mới hãy cùng chia xẻ với bọn tớ nhé.



Copyright: megiaMU - myhotran
 

PeterPan

Member
5 tháng chuẩn bị và 12 ngày hoành tráng



Trong đời người, biến những giấc mơ thành sự thực luôn là cái đích vươn tới của tất cả. Với riêng tôi, tới được Cửu Trại Câu cũng giống như "a dream became true" vậy. Và tôi biết, những người bạn đồng hành của tôi cũng chia sẻ nhận định này.



Thế nhưng, để có được cái cảm giác bay bổng giữa thiên đường Cửu Trại Câu trong những ngày tháng 10 không thể nào quên ấy, tôi và những người bạn đồng hành đã phải trải qua một quá trình chuẩn bị kéo dài 5 tháng với rất, rất nhiều khó khăn, trắc trở. Thậm chí, đã có những thời điểm ngay cả những người quyết tâm nhất cũng rơi vào trạng thái chán nản, tệ hơn là nhụt chí.



Hầu hết trong số 10 người chúng tôi đều không có quá nhiều kinh nghiệm cho những chuyến đi như thế này. Tất cả cùng bắt đầu với số vốn liếng ít ỏi cả về tiếng Trung (3/10 người biết chút ít) lẫn kinh nghiệm thiết kế những chuyến đi tự túc từ A->Z.



Nhưng CTC quá đẹp và sự ma mị của chốn thiên đường ấy đủ để 10 người chúng tôi có quyết tâm lên đường với tâm niệm: "Người ta đi được thì mình cũng đi được". Chuẩn bị tốt là đã có 50% thành công, đó là điều mà ai cũng biết. Tuy vậy, vì nhiều lý do, chúng tôi vẫn chưa thế hoàn tất được tất cả các khâu chuẩn bị trước giờ lên đường. Đã có 3 buổi off (trong đó có 1 buổi off trà đá bị công an đuổi tới bến ), đã có rất nhiều tối thức khuya để trao đổi công việc, đã có rất nhiều email và cuộc gọi với đủ thứ tiếng: Việt, Trung, Anh .... (và tiếng gì nữa thì chỉ có trời mới biết ).



5 tháng chuẩn bị có quá nhiều biến động. Chỉ tính riêng số người dập dòm rồi đi off cũng đã gấp vài lần số người thực sự theo tới cùng. Rồi lịch trình liên tục phải thay đổi, rút tỉa và chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tế. Đó là một quá trình chuẩn bị vất vả, khó khăn nhưng đồng thời cũng là giai đoạn khiến những thành viên trong đoàn xích lại gần nhau hơn, dành cho nhau nhiều sự cảm thông hơn, để rồi thực sự từ những người xa lạ bỗng trở thành những người bạn thân thiết sau chuyến đi 12 ngày (mà nếu khéo viết lại chắc cũng phải thuộc dạng best-seller trên thị trường ).



Vài ngày sau khi từ thiên đường rớt trở lại với thực tại, tôi giật một status rất to tát: "Sống 25 năm cho 12 ngày, không hề uổng phí". Nó có vẻ to tát thật đấy nhưng sự thực đó cảm nhận của tôi. Và tôi tin, những người bạn yêu quý của tôi cũng có chung cảm nhận ấy.



5 tháng chuẩn bị và 12 ngày hoành tráng, chúng tôi sẽ cố gắng tái hiện lại một cách chân thực nhất để vừa có thể sống lại những ngày tuyệt vời ấy, vừa có thể giúp các bạn - những ai chưa tới Cửu Trại Câu - sẽ có thêm quyết tâm để ít nhất một lần trong đời được cảm nhận thế nào là chốn thiên đường nơi hạ giới.



Đi giữa thiên đường...​
 

PeterPan

Member
Vạn sự khởi đầu nan



Vạn sự khởi đầu nan

Khi Scarlett O’Hara thốt lên rằng – “ dẫu sao ngày mai sẽ là một ngày mới “, hẳn nàng không biết rằng với mỗi chuyến đi của chúng tớ , sau một giấc ngủ để lấy lại năng lượng, thì một ngày mới đầy hứng khởi cũng đã tràn về qua tiếng động ồn ào, nhưng không quá nhộn nhịp, sôi động đến mức xô bồ.Thành Đô ban mai có cái gì đó nhẹ nhàng mà lãng đãng, cũng bảng lảng sương mờ trầm đục, có cảm giác thành phố phía tây nam Trung Quốc này nhịp sống chậm rãi hơn thì phải.



Thành Đô thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, là thành phố đông dân đứng thứ 5 ở Trung Quốc ( 10.700.000 dân ) chỉ xếp sau Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh.



Hơn 4000 năm trước nền văn hóa Kim Sa thòi kì đồ đồng được thiết lập tại khu vực này. Đồng bằng màu mỡ Thành Đô được gọi là “ Thiên phủ chi quốc “ nghĩa là đất nước thiên đường. Thời Tam Quốc ( 221 – 263 ) do Lưu Bị thành lập đặt đô ở Thành Đô.



Ngày nay Thành Đô chia ra làm 9 quận, 4 huyện cấp thị và 6 huyện,là một trong những trung tâm giao thông vận tải và giao thương quan trọng của Trung Quốc. Thành Đô là nơi có nhiều ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc. Ngày nay Thành Đô còn là một trung tâm sản xuất và nghiên cứu dược phẩm lớn của Trung Quốc. Khu công nghệ cao Thành Đô thu hút nhiều dự án công nghệ của Intel, Microsoft, và là đại bản doanh của Lenovo. Trong khi Tứ Xuyên từ lâu là thủ đô thuốc Bắc của Trung Hoa.



Sân bay Quốc tế Song Lưu Thành Đô nơi chúng tớ đáp xuống, lớn thứ 6 tại Trung Quốc Đại lục, sau sân bay tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến. Năm 2005, lượng khách thông qua sân bay này là 13,89 triệu, xếp thứ 89 trong các sân bay toàn cầu. Thành Đô là thành phố thứ 4 của Trung Quốc có các chuyến bay quốc tế.



Thời tiết buổi sáng hơi se lạnh, sau khi trang bị cho các ông anh ruột vừa đủ cháo hoa, mì và cơm rang, hôm nay việc gọi đồ ăn đơn giản hơn nhiều chỉ cần “ pú la, pú diau “ là ổn rồi. Máy ảnh trong tay là sẵn sàng lên đường nhằm thẳng Lạc Sơn mà tới thôi.



Trong thành phố mặc dù là cuối tuần nhưng cũng khá đông người lái xe, lác đác cũng có cả xe máy, tuy nhiên oto ở đây chủ yếu xe Trung Quốc chạy rất

nhiều, mà hay nữa là nhiều xe mác thì hiệu này nhưng chi tiết trên xe thì lại của loại khác. Kiểu như xe hợp chủng quốc ấy ( mấy loại cùng kết hợp trên một chiếc xe ). Là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, thể thao, du lịch của Tây nam Trung Quốc, Thành Đô có sự đan xen, kết hợp khá tinh tế và uyển chuyển giữa truyền thống và hiện đại, nên việc du khách đến đây có cảm giác thong thả, nhẹ nhõm như được thả trôi đi những phiền muộn. lo toan từ lúc nào.



Xa dần thành phố những tòa nhà cao tầng dọc hai bên xa lộ, kiến trúc không có gì đặc sắc tuy nhiên quy hoạch khá quy củ và thuận tiện. Đường cao tốc êm ru phân làn, luồng khoa học các cầu vượt cũng giúp cho giao thông thuận tiện và tạo cho bộ mặt thành phố một vẻ khang trang mà tầm nhìn cũng rất đễ chịu. Xe chạy khoảng 3h mới đến Lạc Sơn, chúng tớ cứ thiu thiu ngủ trên xe thỉnh thoảng choàng dậy, nhìn hàng cây nhỏ dọc làn phân cách đùa vui với gió, cành lá nhỏ xíu xoay tròn theo ngọn cây, như những ngón tay bé con rung ring lay động rất thú vị. Cứ đuổi nhau theo dọc cả tuyến đường như vậy nghe như có tiếng cười reo lan trong gió.



Thời tiết trong và nắng cũng vàng hơn, làm cho mấy cô nương cứ lo cho cái vali chở nặng đầy giá rét, vì mang đi toàn đồ ấm thôi. Lạc Sơn đây ư, thanh bình đến vậy, cả một không gian xanh hiện ra với con đường có hàng cây to che bóng nắng. nơi mà buổi trưa chúng tớ tha hồ thả hồn cho nắng, cho mây.



Nhưng trước tiên phải mua vé vào đã, có thẻ SV nên cũng được giảm giá còn 50Y/người. Có hai cách để vào Lạc Sơn. Một là đi thuyền thì ngắm được sông nước, mất khoảng gần 1h đi thuyền trên sông. Hai là đi bộ leo núi thì lâu hơn khoảng hơn 2h gì đó, thì có thể ngắm cận cảnh mọi thứ ở Lạc Sơn. Chúng tớ đã chọn cách hai vì tò mò muốn nhìn tận mắt cơ.



Đi bộ dọc con sông ngắm dóng nước lững lờ trôi hiền hòa mà êm đềm quá, những rặng núi mờ xa càng làm cho cảnh sắc vừa khoáng đạt, bao la lại vừa gần đủ để cảm nhận sự yên bình. Leo lên những bậc đá đầu tiên là hình ảnh vách núi được họa bằng các chữ đỏ thẫm giới thiệu về đức Phật. Dọc theo đường đi có lẽ là cả một câu chuyện dài được khắc họa trên đá núi. Xung quanh chúng tớ có rất nhiều du khách ở khắp nơi đổ về, và ngay cả với nhiều người Trung Quốc được đến ngắm đức Phật ngồi ở Lạc Sơn cũng là một điều đáng tự hào.



Bên cạnh tớ các hướng dẫn viên du lịch đang miệt mài giới thiệu về Lạc Sơn Đại Phật, các du khách thì chăm chú lắng nghe. Dõi măt xa xa nơi hợp lưu của ba con sông Mân Giang, Đại Lộ và Thanh Y , cả đoạn sông rộng chảy rất hiền hòa bỗng dừng lại một đoạn dòng chảy rất lạ như chồm lên gầm thét , xoáy nước cuộn lên khá mãnh liệt.... trong tầm mắt gần hơn lòng sông như có một lớp bồi cạn nước. mịn màng như bãi giũa sông Hồng mùa nước cạn. Tiếng hướng dẫn viên vẫn trẩm bổng bên tai. Lạc Sơn Đại Phật còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân của Phật.



Chố hợp lưu của 3 con sông





Bóng nắng cao dần dòng người đổ về càng nhiều hơn, nhưng mọi sự di chuyển đều vẫn trật tự, có rất nhiều hình tượng Phật được tạc vào vách núi, cung cấp rất nhiều thông tin thú vị về công trình này.



Công việc tạc bức tượng này được khởi đầu vào năm 713, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông. Theo truyền thuyết, khi nguồn tài trợ cho công trình bị đe dọa, ông đã tự khoét mắt để tỏ lòng mộ đạo và sự ngay thẳng của mình. Công việc này chỉ được các môn đồ của ông hoàn thành sau 90 năm. Dường như là công trình xây dựng khổng lồ này đã tạo ra nhiều đá được bóc tách ra khỏi vách đá và trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.



Với chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, rộng 10 m, mắt rộng 3,3 m, mũi dài 5,6 m, miệng rộng 3,3 m, tai dài 7 m, cổ cao 3 m, vai rộng 28 m, thân thể rộng 28,5 m, chân dài 10,3 m, rộng 9 m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và móng tay nhỏ nhất cũng đủ lớn để có thể đủ cho một người ngồi vào. Hai bên tượng Phật có hai hộ pháp, cao khoảng 16 m, rộng khoảng 6 m, thân mặc chiến bào, tay cầm pháp khí. Người dân trong khu vực này nói rằng: “sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” ("Núi là Phật và Phật cũng là núi"). Một phần điều này là do dãy núi trong đó có Lạc Sơn Đại Phật được cho là có hình dáng tương tự như Phật đang ngủ, khi nhìn từ phía sông, với Đại Phật nằm ở vị trí tim, ngụ ý "tâm trung hữu phật.



Cũng như bất kể nơi nào khác, với người Châu Á nói chung và cả người Trung Quốc cũng vậy Đức Phật luôn là một tín ngưỡng. Ai đến đây cũng mong được nhìn ngắm thật gần hơn Đức Phật. Cứ nhìn dòng người xếp hàng dài đến cả cây số, đi từ điểm cao nhất qua nhiều quãng ngoằn ngoèo, gấp khúc để xuống đoạn núi thấp hơn, đặng chụp vài kiểu ảnh hay được gần hơn nữa với Đức Phật, để tỏ lòng mộ đạo hay cho lòng nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Những ai không có nhiều thời gian xếp hàng đi xuống thì đã có ngay dịch vụ chụp ảnh ở phía trên. Chỉ cần đứng lên một cái ghế đẩu, hướng mình về phía Đức Phật chọn góc ưng ý là lát sau đi xuống núi là đã có tấm ảnh của mình.



Chúng tớ cũng tranh thủ chụp đôi kiểu sờ tai tượng Phật ( tất nhiên là chỉ cố gắng để tay hướng về phía tai tượng Phật thôi ). Đứng trên núi nhìn về phía trước lại thấy tiếc sao mình không đi thuyền. Ngồi thuyền ngắm cảnh trời đất, sông nước mênh mông thế này, tầm mắt tha hồ được trải rộng, lồng ngực căng tràn gió núi ôi chao là mãn nguyện. Nhưng thời gian không cho phép bởi còn phải luyện chưởng ở Nga Mi. Thế nên chúng tớ quyết định hạ sơn để rồi lại lên núi. Trong lòng còn tiếc nuối lắm thay.



Quay về bằng xích lô để ra bãi đậu. Lâu lắm rồi không còn được nghe tiếng leng keng, tiếng phanh kin kít của chiếc xích lô, phương tiện một thời của Ha Nội nhiều hoài niệm. Mà nếu muốn chắc chỉ lên mạn Bờ Hồ làm tây balo hay là chờ khi làm đám hỏi, thì thuê một đoàn rồng rắn nhỉ.



Xe xích lô Trung Quốc hóng gió đi về nè





Cứ 2 người một cặp, thong thả lên xe, thả hồn theo gió nghĩ về bữa trưa ngon lành....hic hic đến nơi thì phát hiện chân dài (mặt cũng cứ dài) biến đâu mất tăm, khổ thế cơ chứ lị, ban nãy mon men ra chỗ xếp hàng đi xuống xem tượng Phật đã được kéo về rồi cơ mà. Làm sao bây giờ, lịch đã lên sít sao đã bảo nàng rồi chứ. Thế là 9 người còn lại bỗng nhiên trở thành người mẫu bất đắc dĩ, tác nghiệp trong mọi hoàn cảnh mọi tư thế. Bữa trưa tạm gác lại đã sau khi đã chén gọn vài chú dưa chuột dài gần nửa mét ý nhỉ (thật đấy), thì trưởng đoàn (sau một hồi nghĩ kế đi mượn loa để thông báo tìm người mà không có) đành thất thểu đi vào tìm, may quá nạn nhân không phải bị lạc hay quá ham chơi mà do chân dài quá, đi nhanh nên đi mấy vòng trong Lạc Sơn mà không thấy đoàn, quay ra rồi lại quay vào hình như 3 lần thì phải. Thủ phạm thì cười rất vô sự còn trường đoàn thì cười như mếu. Hehe





(Có trích dẫn thông tin từ nguồn Wikipedia)
 

PeterPan

Member
Lạc Sơn Đại Phật

Lịch trình : ngày thứ 2, 17-10-2009



Bản đồ đi vào Khu Lạc Sơn từ điểm bán vé du lịch và bán vé cho khách du lịch đi thuyền trên sông




Nhà bán vé vào cửa, trông đẹp ra phết




Đường xá ở đây khá đẹp và sạch, lối đi bộ với những hàng cây nhìn sâu hun hút ý






Cảnh sông nhìn về hướng bến thuyền Lạc Sơn




Phần lan can lối đi ven sông

 

PeterPan

Member
Cổng vào Lạc Sơn Đại Phật, lối đi bộ lên núi


Ở đây đoàn tớ bị hỏi thẻ Sinh viên vì 1 bác trong đoàn bị các bác kiểm tra nghi ngờ, thẻ rởm làm anh em trẻ đi như sinh viên
rolling.gif
, may sao kiểm tra mỗi khuôn mặt giống cái thẻ thế là lại được đi, cả đoàn lại phù 1 cái, may quá.



Lạc Sơn Đại Phật, tượng ngồi lớn nhất thế giới

Với chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, rộng 10 m, mắt rộng 3,3 m, mũi dài 5,6 m, miệng rộng 3,3 m, tai dài 7 m, cổ cao 3 m, vai rộng 28 m, thân thể rộng 28,5 m, chân dài 10,3 m, rộng 9 m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và móng tay nhỏ nhất cũng đủ lớn để có thể đủ cho một người ngồi vào.




Mặt bên phải tượng




Mặt bên trái tượng .................................................. ........... Lối đi xuống để nhìn Tượng Phật từ dưới lên





Biểu trưng di sản văn hóa thế giới của Lạc Sơn

 

PeterPan

Member
Tổng hợp 2 ngày đầu tiên



Ngày 1 (16/10/09): Háo hức lên đường



Rồi ngày ấy cũng đến...



Sau biết bao công đoạn chuẩn bị cam go và mệt mỏi, cả đoàn chúng tôi đã cùng nhau lên đường với hành trang là rất nhiều sự háo hức. Không háo hức được sao khi phía trước là cả một hành trình dài hứa hẹn biết bao điều kỳ thú mà đời người mấy ai được một lần trải qua...



Nhưng dù có cố gắng chuẩn bị đến mấy thì chúng tôi - những người không có quá nhiều kinh nghiệm cho những chuyến đi dài ngày - cũng không thể tránh khỏi những sự cố ngay từ khi khởi hành. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ ra khỏi Hà Nội vào khoảng 9h30. Tuy nhiên, cả đoàn đã phải chờ tới hơn 10h bởi một thành viên không kịp tới đúng giờ hẹn. Đó mà "WB đại hiệp" - một trong hai nhân vật vượt trội phần còn lại của cả đoàn về tất cả các... số đo. Tuy nhiên, nguyên nhân tới muộn của anh quá đỗi dễ thương khiến không ai có thể giận nổi. Sáng hôm trước, anh vẫn còn đang ở tận Mũi Cà Mau xa xôi và chỉ về tới Hà Nội vào buổi tối trước khi cùng chúng tôi thẳng tiến Lạng Sơn. Trong chưa đầy 24 giờ mà có mặt ở 2 điểm địa đầu của Tổ quốc, mấy người làm được như "WB đại hiệp" .



Chưa hết, khi cả đoàn làm thủ tục hải quan để nhập cảnh vào nước bạn, 2 thành viên ưu tú đã được mời đứng lại làm mẫu. Sau 1 lúc, cả đoàn mới nhận ra sự thiếu vắng của họ. Hỏi ra mới biết 2 đồng chí nhà ta bị thân nhiệt cao, có lẽ quá hồi hộp chăng . Rất may là cuối cùng cả 2 đã vượt ải an toàn và nguyên vẹn.





Lô hành lý của cả đoàn tại sân bay Nam Ninh - đây cũng chính là khởi nguồn nỗi khổ của anh chị em trong ngày thứ 2 tại Nga My...



Vẫn chưa hết, do một phút lơ đãng, chiếc điện thoại của tôi đã rớt lại trên chiếc xe thuê riêng từ Hữu Nghị Quan về sân bay Nam Ninh. Rất may, việc nhanh chóng nhờ bộ phận thông tin tại sân bay liên hệ với bác tài đã giúp xác nhận sớm vị trí của em BB 8700 đồng thời có được cái hẹn giao lại máy trong ngày trở về Nam Ninh.



Tới Thành Đô, chúng tôi được xe của Youth Hostel đón cùng bảng tên có nội dung "4328: DUI QUOC CAP". Phì cười trước cách viết ký tự latinh của các bạn Youth Hostel, tôi chủ động xin lại tờ bảng tên làm kỷ niệm.



Tối đó, chúng tôi về tới Youth Hostel khi đã nửa đêm và bắt đầu ngày đầu tiên trong 4 ngày ngủ giường tầng tại Thành Đô - đầu tàu kinh tế của cả miền Tây Nam Trung Quốc. Sáng sớm ở Hà Nội, chiều tối ở Nam Ninh và nửa đêm về tới Thành Đô. Trong chưa đầy 24 giờ, chúng tôi đã di chuyển hơn 2000km với cả đường bộ lẫn đường không. Với riêng "WB đại hiệp", anh đã có hơn 4000km di chuyển từ điểm cực Nam của Tổ quốc lên tới Thành Đô - một kỷ lục mà có lẽ chính anh sau này cũng khó có thể phá được.





Bia SNOW - một đặc sản của Thành Đô. Bia này có vị khá nhẹ và ngon.



Không thể ngủ được ngay vì những háo hức cứ tăng dần sau mỗi cây số đi qua, 5 anh em tranh thủ tổ chức một bữa bia bọt thân mật với đặc sản bia SNOW của Thành Đô. Trong khi đó, 5 chị em bắt đầu mơ màng và mộng mị mà không biết rằng một ngày khủng khiếp đang chờ mình ở phía trước...





Ngày 2 (17/10/09): Lạc lối tại... Lạc Sơn, thất thểu ở Nga My



Lạc Sơn là một thành phố có những nét nhẹ nhàng, thanh thoát và cổ kính. Tôi sẽ không nói nhiều về Lạc Sơn nữa vì chắc hẳn các bạn đã hình dung được phần nào về thành phố này qua bài viết của megiaMU và hanoiwelle.



Bởi vậy, xin nói về một sự cố phát sinh trong buổi sáng của ngày thứ 2 trong hành trình. Khi cả đoàn bắt đầu rời Lạc Sơn Đại Phật để ra xe thẳng tiến Nga My thì tất cả mới nhận ra rằng 1 thành viên đã... biến mất. Cả đoàn vừa hạ sơn vừa nháo nhác tìm kiếm mà nhân vật kia vẫn "bóng chim, tăm cá".





Cảnh đẹp là vậy nhưng hầu hết 9 người chúng tôi chẳng còn tâm trí để thưởng thức do quá lo lắng cho thành viên mất tích.



Sự căng thẳng lên tới cao độ khi cả đoàn về tới nơi hẹn tập trung để ra xe đi Nga My mà vẫn chưa tìm ra thành viên mất tích. Đó cũng là thời điểm mà 9 người cảm thấy thấm mệt sau ngày đầu tiên di chuyển liên tục hàng ngàn cây số và một đêm ngủ không đủ giấc như ở nhà. Chúng tôi thực sự lo lắng vì đây là đất người, bất kể sự vụ gì dù lớn hay nhỏ cũng có thể dẫn tới những diễn biến khó lường.



Gương mặt của trưởng đoàn tái đi vì lo lắng, dù vẫn cố cười nói vui vẻ để tránh khiến các thành viên còn lại thêm căng thẳng. Cuối cùng, tôi quyết định cùng trưởng đoàn đi ngược trở lại phía Lạc Sơn Đại Phật để tìm người bạn đang không biết ở nơi nào. Đó là những giây phút thực sự căng thẳng và mệt mỏi. Lúc này, khi đã để 7 người cùng Lưu sư phụ ở lại điểm hẹn, trưởng đoàn Sweetiury mới thể hiện rõ sự lo lắng và PeterPan tôi phải vận dụng hết khả năng động viên dù trong lòng cũng như đang có lửa đốt vậy.





Cảnh ở lối ra rất đẹp. Nếu không gặp sự cố, chúng tôi chắc sẽ còn săn "con nghệ thuật" miệt mài hơn nữa.



Thật may là chúng tôi được "cô thương", hoặc chí ít thì sự thành tâm của chúng tôi đã được đền đáp. Sau hơn 20 phút quay trở lại điểm bán vé và đi ngược lại con đường dẫn vào Lạc Sơn Đại Phật, PeterPan và Sweetiury đã mừng quýnh lên khi nhìn thấy từ xa xa bóng dáng thân quen. Mừng mừng tủi tủi khi gặp lại (có cả một chút tức tức nữa :-D), chúng tôi "mắt chữ A, mồm chữ O" khi nhân vật mất tích giải thích ngắn gọn: "Xuống tới nơi trước, không thấy cả đoàn nên tranh thủ làm 1 vòng nữa thôi mà").



Đó sẽ là một kỷ niệm vui nếu "cái sảy" không làm "nảy cái ung". Do mất thêm thời gian chờ đợi để tìm kiếm người bạn của mình, chúng tôi đã không kịp ăn trưa giống như ngày đầu tiên của hành trình. Với cái bụng đói meo và tâm trạng mệt mỏi, chúng tôi gần như "sức cùng, lực kiệt" khi thất thểu dẫn nhau lên được tới đỉnh Nga My sau một chặng đường kết hợp giữa xe thuê riêng, xe buýt tuyến, cáp treo và đi bộ hơn 500 bậc thang với đống hành lý có tổng trọng lượng lên tới gần 200kg. Kinh nghiệm cho các đoàn đi sau đó là nên tìm cách gửi hết hành lý ở dưới chân núi Nga My, chỉ cần mang những thứ thật cần thiết lên mà thôi.



Chưa hết, cả đoàn tiếp tục phải trải qua những phút căng thẳng trong giá lạnh ở tiền sảnh khách sạn 3 sao ngay chân cáp treo. Trưởng đoàn Sweetiury cùng kế toán myhotran xung phong đi tìm khách sạn do khách sạn 3 sao mà chúng tôi vào đầu tiên hét giá quá cao. Trời tối rất nhanh và lạnh vô cùng. Thời gian cứ lặng lẽ nhích dần trong khi 2 người bạn của chúng tôi vẫn chưa trở lại. Một lần nữa, tôi và các bạn của mình phải trải qua cảm giác chờ đợi căng thẳng để rồi vỡ òa trong niềm vui khi nhìn thấy những bóng dáng thân thuộc. Sweetiury và myhotran gần như lả đi khi trở lại. Đó là những hình ảnh vào loại cảm động nhất trong cả chuyến đi. Lúc đó, tôi chỉ ước rằng mình không phải quá loay hoay với đống hành lý để nhanh chân đi tìm khách sạn thay cho họ.



Tối đó, cả đoàn có một bữa ăn mà cười nói nhiều hơn là gắp. Đó là một bữa ăn để giải tỏa, một bữa ăn để át đi cái lạnh và sự mệt mỏi, để rồi phần lớn thành viên trong đoàn ngủ như chưa từng được ngủ ngay sau khi ngả lưng tại khách sạn (nói phần lớn là vì có ít nhất 2 thành viên nam đêm đó mất ngủ vì một lý do vô cùng tế nhị, không tiện dẫn ra ở đây ).



2 ngày đầu tiên của chúng tôi là như vậy đấy. Đầy ắp kỷ niệm vui buồn, nhưng vượt trên tất cả, chúng tôi vẫn sát cánh bên nhau để rồi một lần nữa lại vượt qua một thử thách cam go trong ngày thứ 3 tại chân núi Nga My...​
 

PeterPan

Member
Công nhận là hơi tiếc khi đoàn ko được chiêm ngưỡng Đại Phật từ du thuyền nhưng đi bộ leo các bậc thang dù không cao cũng đã thấy đẹp. Phải công nhận các bác Tàu làm du lịch và bảo tồn tôn tạo di tích và vẻ đẹp của những điểm du lịch tốt đến mức nào. Bao giờ nhà mình mới làm tốt bằng họ đây
shrug.gif




Nhìn hình ảnh này làm mình cứ nhớ đến hình ảnh cảnh quay trong phim Tây Du ký, nơi Tôn Ngộ Không đến xin tầm sư học đạo, nhìn từ dưới lên sao mà giống thế




Mái hiên nghỉ cho khách du lịch với tháp chuông bát giác với những đầu đao cong vút như ở Việt nam




Khuôn viên phía sau lưng Đại Phật

 

PeterPan

Member
Ngày 3 (18/10/09): Mở tour mới ở chân núi Nga My



Cuối ngày thứ 2 của hành trình, một chiến sĩ trong đoàn đã gục ngã hoàn toàn do quá mệt mỏi. Bởi vậy, chỉ có 9 người dắt díu nhau mò lên Kim Đỉnh với mong muốn những sự vất vả, mệt mỏi sẽ được đổi lại bằng những giây phút tuyệt vời trên Kim Đỉnh.





Sương mù phủ kín tượng Phổ Hiền Bồ Tát. Chúng tôi chỉ nhìn được chút ít phần đế tượng.



Nhưng không, trời đã chẳng chiều lòng những vị khách tới từ phương xa. Đó là một ngày mà sương mù dày đặc trên đỉnh Nga My còn nhiệt độ thì xuống rất thấp. Sau này, khi trở lại Thành Đô, chúng tôi mới biết mình đã trải qua cái rét 0 độ trên đỉnh Nga My.



Không thể chiêm ngưỡng được tượng Phổ Hiền Bồ Tát và cũng chỉ loáng thoáng nhận ra phần nào hình dáng của chùa Vàng, cả đoàn khá chán nản và đành rút về khách sạn. Lúc này, Sweetiury và myhotran mới thấy tiếc vì không chụp ảnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát và chùa Vàng vào buổi chiều quang đãng hôm trước khi cả 2 cùng đi kiếm khách sạn cho cả nhóm.



Về tới khách sạn, trong khi tranh thủ tổ chức một bữa sinh nhật gọn nhẹ cho PeterPan, cả nhóm quyết định không mơ tới chùa Bạc hay cây cầu đầy khóa tình yêu nữa, thay vào đó, tất cả sẽ rút êm khỏi Nga My để về thẳng Thành Đô và ngày hôm sau sẽ thẳng tiến Cửu Trại Câu - điểm đến chính trong cả hành trình. Người buồn nhất, tất nhiên là PeterPan tôi đây. Mất bao công sức đánh khóa có tên mình cộng với khoảng 20 cái tên con gái Việt Nam vào loại phổ biến nhất rồi mà không được dùng tới, thật là tiếc nuối lắm thay :-(.



Rời Nga My như một cuộc tháo chạy, cả nhóm chỉ mong thật mau trở lại Thành Đô ấm áp. Tuy nhiên, cái duyên với Nga My vẫn chưa hết. Một sự cố đã xảy ra khi chúng tôi xuống tới chân núi Nga My. Do quá mệt mỏi sau 2 ngày liên tiếp di chuyển và bị thêm một chặng đường đổ đèo liên tục gần 2 giờ, kế toán myhotran đã gục ngã ngay khi cả đoàn về tới bến xe tại chân núi Nga My.



Mới đầu, tất cả đều nghĩ rằng myhotran chỉ bị choáng và quyết định nghỉ lại thêm gần 40 phút để kế toán của đoàn tỉnh lại. Với 40 phút này, 8 người chúng tôi (1 người ở lại chăm sóc myhotran) tranh thủ làm 1 vòng chân núi Nga My và thảng thốt nhận ra nó còn hay ho gấp nhiều lần Kim Đỉnh (AQ 1 chút ấy mà :-D).





Công viên ở chân núi Nga My



Nhưng sự hứng thú với cảnh sắc nơi chân núi Nga My nhanh chóng qua đi để thay vào đó là sự lo lắng lại một lần nữa được đẩy lên cao độ. Khi cả nhóm tập trung đầy đủ tại nhà chờ ở bến xe chân núi Nga My, myhotran vẫn chưa tỉnh lại và hầu như không có một phản ứng rõ rệt nào với những tác động bên ngoài. Làm thế nào đây? 9 người chúng tôi tái mặt và có lẽ ai cũng bắt đầu nghĩ tới những khả năng xấu có thể xảy ra.



Không thể chờ thêm được nữa, trưởng đoàn Sweetiury quyết định nhờ Lưu sư phụ gọi taxi đưa myhotran tới bệnh viện gần nhất. Sau đó, 10 người chúng tôi được chia thành các nhóm khác nhau. Nhóm đầu tiên nhận nhiệm vụ đưa myhotran vào bệnh viện bằng taxi gồm Sweetiury và Mr LG. Nhóm thứ hai gồm 7 người còn lại lên chiếc xe 30 chỗ được thuê riêng do Lưu sư phụ cầm lái để đi theo yểm trợ. Tuy nhiên, chiếc xe cồng kềnh này không thể tìm được chỗ đậu trong thị trấn Nga My (ở rất gần chân núi Nga My) nên 7 người chúng tôi lại phải chia nhóm 1 lần nữa. 4 người gồm Mr Nhũn, Ms Chứng khoán, Ms Ba lô to bằng người và Ms Chân dài ở lại trông xe tại một địa điểm phía ngoài thị trấn Nga My. 3 người còn lại gồm PeterPan, WB đại hiệp, hanoiwelle và Lưu sư phụ bắt taxi trực chỉ hướng Bệnh viện nhân dân Nga My Sơn.





Bệnh viện nhân dân Nga My Sơn



Tại đây, sau hơn 1 giờ chẩn đoán, tất cả cùng thở phào khi các bác sỹ thông báo myhotran chỉ bị ngất vì thiếu canxi. Trước đó, để đi tới quyết định tiêm canxi cho myhotran, Mr LG đã phải vẽ một... khúc xương ra giấy để xác định với các bác sỹ là tiêm vào đâu, sau đó lại vẽ một ống... xi-lanh rồi liệt kê ra hàng loạt Fe, Cu,.... trước khi chốt lại là Ca . Thật là một hoạt cảnh xưa nay chưa từng có, tất cả chỉ vì chuyện bất đồng ngôn ngữ mà ra.



Lại nói chuyện bất đồng ngôn ngữ, PeterPan và WB đại hiệp sau đó được phân công đi kiếm khách sạn để nghỉ lại chân núi Nga My do kế hoạch về thẳng Thành Đô ngay trong tối 18/10 không thể thực hiện vì sự cố kể trên. Vốn tiếng Trung ít ỏi của PeterPan và WB đại hiệp được một phen thử thách khi những nhân vật mà cả 2 được tiếp xúc đều xổ ra thứ tiếng Trung mang đậm phong cách Tứ Xuyên: nhanh, dính chữ và nói chung là cực kỳ khó nghe. PeterPan tôi chỉ quen nghe tiếng phổ thông và nghe theo kiểu bắt từ đoán ý nên lúc đó thực sự suýt... khóc .



Cũng may là Lưu sư phụ nhiệt tình giúp đỡ và cũng nhiệt tình mặc cả hộ nên cuối cùng cả nhóm đã kiếm được khách sạn với giá 60 tệ/người. Theo đánh giá của cá nhân PeterPan, đó là khách sạn tốt nhất mà cả đoàn được trải qua trong suốt hành trình.





Khách sạn 60 tệ/người ở chân núi Nga My



Tối hôm đó, myhotran xuất viện sớm sau khi sức khỏe đã ổn định và bắt đầu... nói đùa được như lúc khỏe. Cả đoàn cùng thở phào nhẹ nhõm. Người hạnh phúc nhất trong tối hôm đó có lẽ chẳng phải là ai khác ngoài PeterPan tôi. Trong niềm hân hoan đón được kế toán myhotran trở về, cả đoàn náo nức với một bữa cơm 20 tệ/người mà còn linh đình hơn tiệc lớn. Sau đó, cả đoàn lại cùng nhau tổ chức một sinh nhật ấm cúng, vui vẻ và tuyệt vời cho PeterPan tại khách sạn.



Lâu lắm rồi tôi mới có một sinh nhật vui vẻ trong một ngày đầy ắp sự kiện đến thế. Cảm ơn các bạn, những người đã sát cánh bên tôi trong những ngày tuyệt vời ấy.



Ngày thứ 3 của hành trình, chúng tôi đã mở tour mới tại chân núi Nga My với điểm đến là Bệnh viện nhân dân :-D. Đêm hôm đó, cả đoàn có một đêm ngon giấc thực sự sau 3 ngày liên tiếp quay cuồng với hàng loạt sự cố. Hai người ngủ ngon nhất là PeterPan và hanoiwelle (vì sao thì chỉ 2 chúng tôi biết với nhau mà thôi )...​
 

PeterPan

Member
Ngày 4 (19/10/09): Xả stress tại Thành Đô



Một đêm ngon giấc tại chân núi Nga My đã giúp cả đoàn chúng tôi lấy lại rất nhiều sức lực. Ai cũng phởn phơ ra mặt trên chặng đường ngược từ Nga My về lại Thành Đô - nơi chúng tôi có một ngày nghỉ ngơi nhằm xả stress và có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc tìm đến với thiên đường Cửu Trại Câu.



Sau 3 ngày lê la, vốn tiếng Trung của PeterPan, megiaMU và đặc biệt là Sweetiury đã khá hơn rất nhiều. Việc buộc phải nói khiến chúng tôi dần nhớ ra những gì đã được học trước đó và đem ra vận dụng nhiều nhất có thể. Trưa ngày thứ 4 của hành trình, cả đoàn cũng ăn lẩu nấm tại một nhà hàng không xa đền Vũ Hầu. Tại đây, dù có nhân viên nói được tiếng Anh song vốn tiếng Trung ít ỏi của chúng tôi vẫn được sử dụng một cách tối đa.





Lẩu nấm - liều thuốc bổ của cả đoàn sau hơn 3 ngày di chuyển liên tục



Đó là bữa ăn ngon nhất đối với cả đoàn kể từ ngày lên đường. Một nhà hàng khá sang trọng, cung cách phục vụ chuyên nghiệp (nhân viên lưu các món được gọi vào... PDA) và đặc biệt là món lẩu nấm quá ngon. Bao nhiêu mệt mỏi còn sót lại đã được trút hết sau "một bữa no".



Có tới nửa ngày nghỉ ngơi tại Thành Đô, chúng tôi tranh thủ đi dạo trên các con phố quanh Youth Hostel. Con phố phía sau lưng Youth Hostel là nơi tập trung rất nhiều các cửa hàng chuyên bán các mặt hàng lưu niệm mang đặc trưng của người Tạng. Thú thật, tôi thấy thú vị với những món đồ lưu niệm khá bắt bắt nhưng lại bị thu hút nhiều hơn ở mùi hương tỏa ra từ các cửa hàng. Nếu tôi không lầm, đó là thứ hương thơm có được từ việc đốt mỡ bò Yak - một loại gia súc gắn liền với đời sống của người Tạng.



Phần lớn thời gian còn lại của buổi chiều ngày hôm đó được chúng tôi dành cho phố cổ Cẩm Lý - một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đến Thành Đô. Mới đầu, Cẩm Lý có nằm trong lịch trình của chúng tôi. Tuy nhiên, qua một vài lần sửa đổi lịch trình, hầu hết chúng tôi đã quên mất Cẩm Lý. Vì vậy, tất cả đều thích thú khi "phát hiện" ra Cẩm Lý ở ngay sát đền Vũ Hầu.





Từ trái qua: kẹo thổi (nhìn như thủy tinh), kẹo mạch nha vẽ thành hình (không chắc lắm về tên gọi?), tranh cắt giấy và kẹo kéo



Có quá nhiều điều để nói về Cẩm Lý và khoảng 3 tiếng mà đoàn chúng tôi dành cho phố cổ này cũng chỉ như "cưỡi ngựa, xem hoa" vậy. Lần đầu tiên, tôi được nhìn thấy những nét đặc trưng của văn hóa Tứ Xuyên nói riêng và Trung Quốc nói chung mà không phải qua màn ảnh truyền hình. Nào kẹo thổi, nào tranh cắt giấy, nào rối bóng, nào múa đổi mặt, nào kẹo kéo..., tất cả tạo nên một không khí đậm đặc tính truyền thống.



Sẵn cái cảm giác lâng lâng ở Cẩm Lý, PeterPan và Sweetiury đánh bạo nhảy lên xe buýt số 001 từ bến trước cửa đền Vũ Hầu để tới phố đi bộ và trung tâm mua sắm của Thành Đô theo những thông tin được người quen cung cấp. Xe buýt ở Thành Đô cũng chật cứng người vào giờ cao điểm và PeterPan tôi khá khổ sở trong việc vừa giữ chặt các loại túi (vì lo gặp dân "2 ngón") vừa phải để ý xem Sweetiury ở đâu (vì xe quá đông).





Xe buýt 2 tầng khá phổ biến tại Thành Đô



May mắn cho chúng tôi vì đã gặp được 1 bạn gái khá dễ thương và đặc biệt là nói được chút ít tiếng Anh. Với sự hướng dẫn của bạn gái này, chúng tôi đã xuống đúng khu trung tâm thương mại sầm uất của Thành Đô. Kinh nghiệm cho các đoàn đi sau: người Trung Quốc có thể kém tiếng Anh nhưng đó hầu hết là những người lớn tuổi, khá nhiều người trẻ Trung Quốc hiện nay có thể nói được tiếng Anh ít nhất ở mức độ giao tiếp thông thường, bạn hãy chủ động bắt chuyện những người trẻ nếu muốn hỏi đường hoặc tìm kiếm thông tin.





Lẩu Tứ Xuyên quả là "danh bất hư truyền"



Tối hôm đó, chúng tôi được thưởng thức lẩu Tứ Xuyên trứ danh. Mặc dù đã yêu cầu không cho quá nhiều ớt nhưng cả đoàn sau đó vẫn phải nhờ nhân viên quán ăn lấy ra 2... bình nước dùng rồi mới có thể chén được một cách bình thường. Đó là một bữa ăn ngon và cả đoàn ra về trong tâm trạng phấn chấn.



Ngày mai, ngày thứ 5 của hành trình, chúng tôi sẽ tới Cửu Trại Câu - điểm đến được mong đợi nhiều nhất...​
 

PeterPan

Member
Đối với chuyến đi của mình thì Nga My là một nỗi thất vọng và buồn, không như trí tưởng tượng trước khi đi là sẽ được chiêm ngưỡng ngọn núi nơi Kim Dung đã vẽ nên 1 môn phái Nga Mi. Buồn và thất vọng là vì nhiều lý do. Đoàn di chuyển quá mệt mỏi, đi xe buýt đường núi vòng vèo lắt léo, leo 1 đoạn đường bậc thang với đống hành lý vô cùng kềnh càng. Thế là cả đoàn thuê mấy bác khuân đồ lên núi hết 200 Tệ, chỉ leo với những ba lô nhỏ gọn mà mệt thui rùi để lên được chỗ để đi cáp treo lên đỉnh Nga Mi. Lên đỉnh thì trời đã nhá nhem mà khách sạn đặt chân đầu tiên thì giá quá cao...

Nga Mi đỉnh quá lạnh và rét buốt vào buổi đêm, ngủ giường có đệm sưởi với quần áo dày cộp mà ko ăn thua hix hix.

Điều thất vọng nhất với cả đoàn là sáng hôm sau trời mưa nhỏ và sương mù dày đặc phủ kín đỉnh Nga My nên chẳng ai có thể chiêm ngưỡng được Tượng Phổ hiền bồ tát cưỡi voi rát vàng, nhìn lờ mờ quá đi mất, đứng ngay dưới chân mà chỉ được tí xung quanh còn chả biết phía trên mặt Bồ tát như thế nào nữa.

Tượng Phật vàng Phổ Hiền Bồ tát nhiều mặt cưỡi voi 4 đầu trong sương mù




Và cái thứ 2 thực sự muốn nhìn từ Kim Đỉnh là từ Kim Đỉnh nhìn ra xa có thể thấy một ngôi chùa nằm trên tầng mây đẹp vô cùng mà 1 đoàn đi năm trước đã may vì gặp được trời nắng.



Tuy nhiên đã cất công sang nước bạn thì ko thể bỏ qua Nga My được, dù gì thì có thể kể là mình đã chinh phục đỉnh Nga My chứ

Nga My đỉnh trong mưa và sương mù




Ở trong điện thờ ở trên Kim Đỉnh có thờ Phổ hiền Bồ tát với 3 tượng ở gian thờ ngay chính diện lối ra vào đối xứng thẳng với tượng Phật lớn ngoài trời

 

PeterPan

Member
Những kinh nghiệm góp nhặt qua 4 ngày đầu tiên



Trước khi lên đường, chúng tôi đã tham khảo những kinh nghiệm của các đoàn đi trước với mong muốn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất đồng thời tránh những vấp váp trong hành trình. Tuy nhiên, chúng tôi đã có 4 ngày đầu không thật sự như ý vì rất nhiều lý do khác nhau.



Trước khi chia sẻ với mọi người những hình ảnh và thông tin của thiên đường Cửu Trại Câu, chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm rất cần thiết cho những đoàn đi sau này.



- Không nhất thiết phải đi Lạc Sơn trước rồi mới tới Nga My. Sau khi tới Thành Đô, bạn có thể tới chân núi Nga My và nghỉ lại 1 đêm tại đây (khách sạn rất sẵn và thời tiết không quá lạnh như trên Kim Đỉnh). Trong ngày tiếp theo, bạn nên dậy sớm và tranh thủ lên chơi Kim Đỉnh rồi cố gắng về lại chân núi trong ngày để có đêm thứ hai tại chân núi Nga My. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn chịu khó dậy sớm. Việc ngủ lại tại Kim Đỉnh nên tránh nếu có thể, vì thời tiết rất lạnh và việc tìm khách sạn tại đây cũng không hề dễ dàng (nếu bạn không đặt trước). Ngày tiếp theo đó, bạn có thể rẽ qua Lạc Sơn trên đường từ Nga My về lại Thành Đô (Lạc Sơn và Nga My rất gần nhau, chỉ cách chừng chưa đầy 40km).



- Nếu quyết định ngủ lại trên đỉnh Nga My, bạn hãy tìm cách gửi hành lý lại chân núi hoặc trong cốp xe (nếu đoàn của bạn thuê xe trọn gói). Bạn chỉ cần mang theo những vật dụng cần thiết cho 1 đêm trên đỉnh Nga My mà thôi. Việc này sẽ giúp bạn rảnh rang di chuyển từ chân núi lên tới đỉnh Nga My.





Tượng đài khá hoành tráng ở quảng trường trung tâm của thị trấn Nga My



- Nếu xông xênh về thời gian, bạn có thể khám phá công viên ở chân núi Nga My. Theo cảm nhận của PeterPan, công viên này khá thú vị, chỉ tiếc rằng đoàn của PeterPan không có thời gian để khám phá nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể ghé qua thị trấn Nga My ở cách chân núi Nga My không quá xa. Thị trấn này khá sầm uất, sạch sẽ và tương đối hiện đại - một điểm đến nên có trong hành trình của những người mê mua sắm. Giá cả tại đây tương đối rẻ so với Thành Đô hay Cửu Trại Câu. Đồ ăn và hoa quả rất ngon và đặc biệt rẻ.



- Một điều rất quan trọng đó là phải luôn cố gắng lạc quan trong mọi tình huống, kể cả bi đát nhất như việc phải vào bệnh viện. Kinh nghiệm của đoàn PeterPan cho thấy rằng sự tự tin và lạc quan trong những tình huống khó khăn sẽ giúp bạn có cách giải quyết hợp lý để vượt qua.



Năm nay, Nga My với chúng tôi là một nỗi thất vọng. Nhưng đó cũng chỉ là một câu chuyện hên - xui mà thôi. Bạn đừng vì thế mà gạch bỏ Nga My hay Lạc Sơn khỏi lịch trình của mình trong năm tới. Đôi khi, việc vượt qua được nỗi thất vọng để rồi biết hài lòng với những gì mình có cũng là một trải nghiệm thú vị trên đường phiêu du.



Chúc mọi người Chủ Nhật vui vẻ​
 

PeterPan

Member
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt



Đúng là đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt thật, đó cũng là chặng đường luyện chưởng Nga Mi đầy ắp những sự kiện. Nào ai biết ra sao ngày sau “ Que Sera Sera “



Những chuyện vụn vặt rồi cũng qua đi mau chóng, bởi nó là những chi tiết quá nhỏ cho cả một hành trình dài. Có chăng đôi khi bông phèng trong lúc trà dư, tửu hậu cho đậm đà thêm kí ức mỗi người mà thôi. Đường tuy xa dẫu có nhiều vất vả, vai mang nặng ta đã đổ mồ hôi, so với Thành Đô trời luôn mang màu bàng bạc thì Lạc Sơn nắng hồng đã nhuộm thắm má em tôi. Bỏ bữa trưa cả đoàn lên xe trực chỉ Nga Mi Sơn hành tiến.



Không biết các mày râu trong đoàn mơ tưởng gì, ngoài Nga Mi phái, được sản sinh từ Nga Mi Sơn trứ danh này mà có vẻ đăm chiêu tư lự quá. Hẳn họ đang mơ sáng mai đây thức giấc sẽ ung dung mà uyển chuyển đi vài đường quyền, hay luyện công cùng những võ sư trên đỉnh Nga Mi chăng.

Còn tớ ngoài mong muốn được chiêm ngưỡng những đặc sắc lớn nhất của ngọn núi Phật giáo, cũng mơ hồ đâu đấy về sự màu nhiệm hay là nét thăng hoa của mong ước nơi Cầu khóa tình yêu ( hehe chả phải để cầu cứu gì, mà chỉ là để thấy lòng còn vương rung động, thấy đời vẫn mãi xanh tươi ...) và cả được đặt tay vào mông voi lấy hên nữa chứ.



Những bến xe bus thế này một ngày vận chuyển rất nhiều lượt khách đến Nga Mi Sơn như chúng tớ.







Đổi từ xe khách sang xe bus 40Y/ người chạy thêm khoảng 2h đến lưng chừng núi, lúc này thì thử thách 500 bậc thang quả là thử thách cũng không dễ vượt. Cả người và đồ cùng hành quân, thở à, không phải nói chính xác là lỗ mũi bắt đầu phun khói, chóp mũi đóng băng, mưa buông như giăng một lớp sương mờ ảo. Thôi thì lúc này tẩu nhanh là thượng sách vì cáp treo chỉ chạy đến 6h là hết chuyến, mà còn phải đi mua vé cáp nữa chứ. 65Y/ người nhưng mà không nhanh chỉ còn nước : cáp đi đây, chân ở lại nghỉ nhé. Hai người con gái là trưởng đoàn và tớ chỉ cần nhìn nhau là hiểu được điều đó, tự động cắm cúi đi, dường như không cần thở, hai chân đi như được lập trình sẵn cứ thế mà lượn thôi. Cũng may là 500 bậc thang tuy nhiều nhưng bậc cao vừa phải, sắp xếp cũng dễ đi nếu không có mưa kiểu gì chúng tớ cũng vô địch leo núi Nga Mi giải tiền Olympic 200.....( không bao giờ dám tổ chức ý chứ ). Các chàng trai còn lại đã chủ động nhờ người vận chuyển đồ. Hơn chục cái vali cũng tương đối được đưa lên với giá 200Y. Vậy là yên tâm chui vào cáp treo ngồi. Cáp khá rộng rãi phải ngồi được hơn chục người một buồng, vèo một cái khoảng 5’ đã lên đến nơi.

Nga Mi Sơn, Nga Mi Sơn là đây.





Khu vực Nga Mi sơn có nhiều sương mù, thiếu nắng, lượng mưa dồi dào. Khí hậu trên khu vực bình nguyên này là cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình về tháng 1 là khoảng 6,9°C, trung bình về tháng 7 là 26,1°C. Tuy nhiên, tại Nga Mi sơn thì kiểu khí hậu thay đổi theo độ cao. Từ độ cao 1.500 m đến khoảng 2.100 m là kiểu khí hậu ôn đới ấm, từ độ cao 2.100 m đến khoảng 2.500 m là khí hậu ôn đới trung gian, từ độ cao 2.500 m trở lên là khí hậu cận hàn đới. Từ độ cao 2.000 m trở lên thì thời gian băng tuyết bao phủ ước chừng khoảng 6 tháng mỗi năm, kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau.



Thế nên cũng thật dễ hiểu là với thời tiết như vậy để ở lại một đêm, hòng ngắm bình minh trên Nga Mi Sơn cho thỏa nguyện thì còn phải kèm thêm cả may mắn nữa. Lạy Thánh Ala, Đức Phật di đà, cho chúng con toại nguyện. Chả hiểu các Ngài có thấu cho không, chứ hôm đó chúng tớ được nếm cái lạnh 0 độ mà vẫn lấy làm hững hờ lắm ạ ( vì có biết đâu là nhiệt độ về đêm nó xuống thấp thế chứ ).



Lên nhầm kiệu hoa, vali được cõng như thế này, lại còn che ô nữa chứ







Còn người thì như thế này đây. Hai cô gái mảnh mai chúng tớ vượt hết cả đoàn người này, để cán đích là ga cáp treo một cách ngoạn mục, trong cái thời tiết chưa kịp thích nghi để ngấm của Nga Mi Sơn.







Đường dài mới biết ngựa hay, những thử thách này chưa phải là đáng kể để có thể làm chùn chân chúng tớ. So với những gì hấp dẫn mà nàng Nga Mi huyền ảo đã chót quyến rũ, thì chúng tớ chưa chạm được vào nàng, chưa cảm chưa ngấm chắc chắn lòng còn nhiều vương vấn lắm thay.



Đừng quá sốt ruột bởi mọi con đường đều dẫn đến thành Rome thôi mà, đúng không các bạn. Cứ đi là sẽ tới. Tới đâu ngày mai tớ kể tiếp. Chịu khó chut xíu nha.
 

PeterPan

Member
Tối nay, PeterPan sẽ đi gom ảnh của cả đoàn về để chuẩn bị cho phần hấp dẫn nhất: thiên đường hạ giới - Cửu Trại Câu.

Từ hơn 70G ảnh, PeterPan sẽ cố gắng lọc ra những tấm ảnh ưng ý nhất về Cửu Trại Câu để chia sẻ cùng mọi người.

Demo: Một góc Colourful Lake (hồ Đa Sắc hay Ngũ Sắc, tạm thời mình không nhớ chắc lắm). Máy còi + trình còi nên ảnh lên không thật đẹp. Tối nay, PeterPan sẽ lọc ảnh từ các chuyên gia trong đoàn để dần dần up lên.

 

PeterPan

Member
Thêm vài hình ảnh về Nga My theo bước đi của đoàn tớ vào ngày mưa và sương mù dày đặc vây kín Kim Đỉnh




Hình ảnh những chiếc bình thủy tinh vẽ đài sen xung quanh phía dưới chân Tượng Phật




Điện ở Kim Đỉnh tên là gì nhỉ, sương mù nên cũng chả nhìn thấy rõ nổi cả chùa này




Tuy trời u ám nhưng dù sao thì thời gian này, Nga My cũng đang chuyển sắc vàng và chút đỏ nên cũng làm cho cảnh vật ở đây bớt đi vẻ lạnh lẽo của nó

 

PeterPan

Member
Ngày 5 (20/10/2009): Tìm đến thiên đường



Sau khi trút hết mọi mệt mỏi nhờ 1 ngày xả stress hoàn toàn tại Thành Đô, cả đoàn chúng tôi cùng nhau bước vào chặng được mong đợi nhất trong suốt cả hành trình: từ thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên tìm đến với thiên đường Cửu Trại Câu.



Khi trời còn chưa sáng hẳn, 10 người chúng tôi đã có mặt đầy đủ trên chiếc xe 30 chỗ. Khoảng hơn 100km đầu tiên đường rất đẹp. Nếu PeterPan nhớ không nhầm thì đây là đoạn cao tốc Miên Dương hay Dương Á gì đó, bạn nào có thông tin chính xác xin bổ sung giùm nha :). Tuy nhiên, đó mới chỉ là 1/5 chiều dài của hành trình. Gần cuối buổi sáng hôm đó, cả đoàn chúng tôi bắt đầu được nếm trải cảm giác đường đèo ngoằn nghèo, khó đi dù cảnh vật 2 bên đường liên tục biến đổi vô cùng sinh động.



Có khá nhiều đọng lại trong chúng tôi trong suốt hơn 10 tiếng của hành trình. Đầu tiên, đó là cảm giác êm như ru của hơn 100km cao tốc đầu tiên sau khi rời Thành Đô. Tiếp đến, đó là những cảm xúc bàng hoàng xen lẫn cảm phục khi được tận mắt chứng kiến cuộc sống bình thường đang dần trở lại tại Bắc Xuyên - một trong hai địa phương chịu nhiều ảnh hưởng nhất của trận động đất kinh hoàng năm 2008 cùng với Vấn Xuyên.





Bắc Xuyên đang hồi sinh



Suốt hơn 10km đường chạy dọc dòng sông, nhà cửa của nhân dân cũng như các công trình công cộng hầu như được xây mới hoàn toàn. Đó là một minh chứng cho sức tàn phá khủng khiếp của cơn địa chấn mà ảnh hưởng của nó thậm chí được cảm nhận rõ nét ngay tại Hà Nội của chúng ta. Đâu đó tại Bắc Xuyên, người ta vẫn còn có thể nhìn thấy những căn lều dã chiến, những nét mặt còn thoáng sự bàng hoàng, những ngôi nhà chỉ còn được nhận ra bởi những mảng tường xiêu vẹo hay những cây cầu chỉ còn lại vài nhịp chính trơ trụi trên dòng sông cuồn cuộn chảy bởi lòng sông cũng bị thay đổi mạnh mẽ vì những biến chuyển địa chất bất ngờ. Nhưng trên hết, sự sống vẫn hiển hiện ở nơi đây như nó đã luôn thế suốt bao năm qua...





Đỉnh đèo 3300m



Sau những cảm xúc khó tả tại Bắc Xuyên, PeterPan và các bạn của mình lại trải qua những khoảnh khắc đặc biệt tại đỉnh đèo cao 3300m - điểm cao nhất trong hành trình Thành Đô tới Cửu Trại Câu. Tại đây, lần đầu tiên trong đời, chúng tôi được đứng trong mưa tuyết. Dù những bông tuyết khá nhỏ và rơi không dày nhưng chừng đó cũng đủ cho những vị khách tới từ xứ sở nhiệt đới cảm thấy thực sự hạnh phúc.





Lá vàng, lá đỏ...



Cũng từ đây, hình ảnh về thiên đường Cửu Trại Câu cứ dần dần rõ nét trong chúng tôi. Độ cao tăng dần và cảnh sắc 2 bên đường cũng thay đổi rõ rệt. Không còn là những cây lá vàng lác đác như tại Bình Vũ hay đoạn đi ngang qua nơi được cho là mảnh đất đã sản sinh ra Lí Bạch - nhà thơ nổi tiếng đời Đường, những triền núi 2 bên đường dần được phủ kín bởi sắc vàng, sắc đỏ của lá cây. Đó là những giây phút mà cả đoàn chúng tôi cảm thấy háo hức hơn lúc nào hết. Biết bao thời gian chuẩn bị cùng sự hồi hộp vì không rõ có căn đúng thời gian hợp lý để tới Cửu Trại Câu hay không cuối cùng đã có câu trả lời. Chưa cần vào tới Cửu Trại Câu mà cả đoàn đã ngây ngất thì có lẽ tất cả sẽ đứng tim mất khi thực sự đặt chân vào chốn thiên đường hạ giới.



Thực tế thì ban đầu chúng tôi định sẽ đi Hoàng Long trước, sau đó mới ngược về Cửu Trại Câu với tâm lý "món ngon để ăn sau cùng". Tuy nhiên, theo những thông tin mà Lưu sư phụ có được thì đường vào Hoàng Long đang trong giai đoạn sửa chữa lớn và lại chịu ảnh hưởng của mưa tuyết nên việc tới đây là không thể. Bởi vậy, chúng tôi quyết định tới thẳng Cửu Trại Câu, sau đó sẽ tùy tình hình để tới Hoàng Long.



Đó là một quyết định đúng đắn và... may mắn. Nhờ tới Cửu Trại Câu sớm hơn 1 ngày, chúng tôi đã được trải qua hầu như tất cả các loại hình thời tiết tại chốn thiên đường ấy. Từ mưa cho tới tuyết rơi, từ bầu trời ảm đạm cùng nhiệt độ giá lạnh cho tới màu trời xanh ngăn ngắt và nắng ấm chan hòa, chúng tôi đều đã được cảm nhận.



Phần tuyệt vời nhất vẫn còn đang ở phía trước...



Demo: Thiên đường Cửu Trại Câu







 

PeterPan

Member
Về đường bay Thành Đô - Cửu Hoàng



Ngoài cách đi đường bộ từ Thành Đô tới Cửu Trại Câu (có 2 cung đường khác nhau, sẽ được nói chi tiết trong các bài post sau), bạn còn có thể tới thiên đường hạ giới bằng đường bay Thành Đô - Cửu Hoàng.



Lợi thế của đường không so với đường bộ thì khỏi nói rồi :-D. Với đường bộ, bạn sẽ mất ít nhất 10 tiếng trên đường, nghĩa là coi như sẽ mất 2 ngày đi và về. Trong khi đó, với đường không, bạn chỉ mất chừng 45 phút để bay từ Thành Đô tới sân bay Cửu Hoàng (viết tắt từ tên 2 địa danh Cửu Trại Câu và Hoàng Long). Sau khi tới Cửu Hoàng, bạn có thể di chuyển bằng xe khách khoảng gần 100km nữa là tới được Cửu Trại Câu.



Tất nhiên, đường không đắt gấp nhiều lần đường bộ :-D. Một tấm vé khứ hồi Thành Đô - Cửu Hoàng lên tới gần 2000 tệ. Theo thông tin mình có được thì giá này sẽ có discount tùy từng thời điểm song không nhiều. Ngoài ra, di chuyển bằng đường không theo tuyến này có tỷ lệ bị delay rất cao bởi tình trạng thời tiết xấu (bị lùi 3-4 tiếng là chuyện thường ngày). Trong khi đó, nếu thuê xe trọn tuyến như đoàn mình năm nay, bạn sẽ tốn khoảng 1100-1300 tệ/ngày, nghĩa là một đoàn đi đông thì số tiền bỏ ra vẫn rẻ hơn rất nhiều so với việc phải di chuyển bằng đường không.



Thông tin mình đưa ra có thể không thật sự mới. Tuy nhiên, mình muốn chia sẻ cùng mọi người để các bạn có thêm những yếu tố để cân nhắc cho chuyến đi sau này.



PeterPan xin mượn tạm của bạn Small Leaf một vài hình ảnh được chụp từ máy bay tuyến Thành Đô - Cửu Hoàng để minh họa.





 

PeterPan

Member
3.2. Giao thông trong CTC:



Thường các bạn sẽ ở khách sạn bên ngoài CTC, cách cổng chừng 10-20 phút/10-20Y taxi. (CTC không cho trọ trong khu du lịch tuy nhiên thỉnh thoảng những người du lịch bụi vẫn ở trộm (trong nhà người Tạng)).



Baidu riết rồi cũng kiếm được cái bản đồ như của Helena hầu các bạn (tuy nhiên thiếu nhiều đường gỗ), các bạn cần có thể download về rồi zoom ra xem:







(Nguồn: internet)

Lưu ý to đùng là bản đồ này phía trên là Nam, phía dưới là Bắc.



(Thông cảm máy tớ không bỏ dấu tiếng Việt trong Photoshop được nên phải để không dấu.)



Các khoảng cách:



- Cửa - Nặc Nhật Lang: 14.6km



- Nặc Nhật Lang - Trường Hải: 17.8km



- Nặc Nhật Lang - Rừng nguyên sinh: 18km



Trong CTC có 2 hệ thống đường: đường ô tô và đường gỗ. Đường gỗ dành đi bộ ngắm cảnh, còn đường ô tô tất nhiên là để... đi ô tô ạ (chạy lăng xăng lên thì sẽ được các anh bảo vệ nhắc đi xuống).



Khi mua vé vào cổng thì đã phải mua luôn vé xe bus rồi (90Y), vào trong thì nhảy lên nhảy xuống thoải mái (à mà phải đúng bến) không mất tiền, không giới hạn số lần hehe.



Xe bus xuất phát từ cửa là chân hình chữ Y, hành trình thẳng đến Nặc Nhật Lang là trung tâm chữ Y, từ đó xe sẽ đi theo 3 ngả:



- Đi nhánh trái:



* Chiều đi: lên thẳng Trường Hải



* Chiều về: Trường Hải - Ngũ sắc trì - Nặc Nhật lang.



- Đi nhánh phải:



* Chiều đi: Nặc Nhật Lang - Kính Hải - Tiên Trúc Hải - Rừng nguyên sinh



* Chiều về: Rừng nguyên sinh - Thiên Nga Hải (cái này hôm bọn tớ đi họ bảo không đỗ nhưng họ ưu ái bọn tớ nên đỗ, chả hiểu thế nào, tớ nghĩ cứ gào là họ cho xuống) - Tiên Trúc Hải - Hùng Mao Hải - Ngũ Hoa Hải - Bãi Trân Châu - Nặc Nhật Lang.



- Đi ngược lại Thụ Chính câu: Nặc Nhật Lang - Tê Ngưu Hải - Lão Hổ Hải - Thụ Chính Trại - Hỏa Hoa Hải - Song Long Hải - Bãi Bàn Cảnh - Cửa.



Muốn đi hướng nào thì lên xe các bạn phải hỏi trước là xe đi đâu, hoặc là đứng đúng điểm chờ theo biển chỉ dẫn (nhưng tốt hơn vẫn hỏi kỹ cho chắc, không lại mất thời gian). Đến mỗi điểm du lịch và trước các điểm đỗ hướng dẫn viên trên xe đều giới thiệu rõ, và nếu bạn muốn xuống ở đâu thì nói với họ là cho xuống.



Tính tớ thì tớ ít để ý, nhưng Helena sau một hồi thì kết luận với tớ rằng: chỗ nào có WC là chỗ đó có bến xe bus.
whisper.gif




Đường gỗ: trừ một vài đoạn không có cảnh ra, còn lại trên tất cả 3 nhánh đều bố trí đường gỗ song song với đường ô tô (ở bờ bên kia của chuỗi hồ), ngoài ra còn những đoạn đường gỗ dẫn đến những vị trí khác nhau để ngắm cảnh. Ở mỗi điểm đỗ xe bus đều có đường gỗ tỏa ra xung quanh để ngắm cảnh và có đường nối vào đường gỗ bên trong.



Đến mỗi chỗ có ngã 3, ngã 4 thì sẽ có những biển chỉ dẫn như thế này (điểm màu đỏ là điểm bạn đang đứng):







Tốt nhất là khi đến đó các bạn nên ngó nghiêng mua được cái bản đồ cập nhật đường gỗ thì sẽ tiện hơn.
 

PeterPan

Member
4. Về du lịch:



4.1. Cửu trại câu và Hoàng long là quần thể di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Việc bảo vệ môi trường ở đây vô cùng nghiêm ngặt: Tất cả các xe bus trong khu vực Cửu trại câu đều là xe chạy bằng năng lượng mặt trời; hệ thống WC và thùng rác được bố trí khắp nơi; cấm nghiêm ngặt việc hút thuốc, vứt rác bừa bãi, thò tay ngắt lá, thò tay xuống hồ, vứt thức ăn cho cá... và đặc biệt các bác đừng mơ tưởng đến chuyện tới nơi tiên cảnh để... tắm tiên (nếu bị túm được có những hành vi trên đây thì bị phạt rẻ nhất vài trăm tệ ạ, cơ mà iem rình lúc không người cũng làm được đôi kiểu... thò tay nghịch nước, thậm chí 3 chúng iem còn... thử cả nước CTC rồi đó ạ, kết luận là: ngọt! (sau đấy cũng không thấy biểu hiện đau bụng)); tất cả các khách sạn nhiều sao, ít sao, không sao đều không trang bị những thứ đồ vệ sinh dùng một lần (như dầu gội, xà bông, kem, bàn chải đánh răng...) -> du khách đến thì tự chuẩn bị (cái này iem thiết nghĩ nó hơi có vẻ không liên quan đến bảo vệ môi trường lắm nhể? Vì khách mang đến thì cũng khác quái gì nhau? Thiết nghĩ phải chăng đây là cái cớ để tiết kiệm cho khách sạn khu vực này? Vì ở đây khá là mù căng chải, giao thông không thuận tiện nên cái gì cũng đắt đỏ. Những ngày du lịch cao điểm còn cấm tất cả xe chở hàng đi trên tuyến đường này để dành đường cho xe du lịch).



4.2. Vé vào cửa: 220Y, vé xe bus 90Y, bảo hiểm 3Y, vé sử dụng cho 1 ngày, vào ngày sau phải mua lại tất. CTC là điểm tham quan có vé vào cửa đắt nhất ở TQ.



Người già 60 trở lên, trẻ em, học sinh, sinh viên, nhà báo, quân nhân, thương binh (quân nhân và thương binh thì tất nhiên là chỉ người TQ rồi) được giảm giá.



Mùa vắng khách (16/11 đến cuối tháng 3 năm sau) giá vé 80Y, bus 80Y.



4.3. Ăn ở: Khách sạn rẻ nhất cỡ 150Y/phòng. Nếu các bạn chịu ở hostel (phòng nhiều người nam nữ ở chung, chung nhà vệ sinh, tuy nhiên điều kiện theo như mọi người nói là khá tốt, đây là chuỗi hostel quốc tế đang được giới du lịch bụi rất ưa thích) thì khoảng 50-60Y/giường. Có ăn sáng hay không tùy thuộc các bạn đặt và tùy khách sạn nữa.



Ăn trưa ở Nặc Nhật Lang 50Y trở lên/người.



Ăn ở ngoài thì tớ không rõ giá, có lẽ tùy vào chất và lượng các bạn ăn mà tính .



Kinh nghiệm là ăn sáng xong thì mang theo đồ ăn nhẹ và nước uống trong ba lô và đi thăm một mạch luôn, lúc nào đói giở ra ăn, chứ đi ăn trưa mất thời gian lắm. Tớ cả ngày chỉ sống bằng bánh ngọt + đường glucô + nước.



4.4. CTC mỗi mùa có vẻ đẹp riêng: Mùa xuân hoa nở, mùa hè nước đặc biệt nhiều và cây cối xanh tốt, mùa thu sắc màu rực rỡ, mùa đông băng tuyết phủ. Tuy vậy thông thường người đi vào mùa xuân và mùa thu là nhiều hơn cả. Thời điểm đến CTC có thể ngắm lá vàng lá đỏ là từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11, trong đó khoảng 15-25/10 thường là thời gian đẹp nhất. (Đây là background của rất nhiều bộ phim TQ, trong đó dễ thấy nhất là hình ảnh thác Trân châu được quay trong Tây du ký).
 
Top