Mì xứ Quảng
Mì Quảng là món ăn đầy hấp dẫn, chinh phục được khẩu vị của người phương nam. Bát mì chan nước dùng thịt, ăn kèm với bánh tráng và đậu phộng luôn để lại hương vị khó quên.
Cũng như phở Hà Nội, hủ tíu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền nam. Ban đầu, mì Quảng chỉ để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút cả người miền nam.
Ở Quảng Nam các quán đông khách thường lấy mì ở chợ Chùa, huyện Duy Xuyên, lấy rau sống tại Hội An, tôm được cung cấp từ các ngư dân Cửa Đại và nước mắm dùng để nêm phải là nước mắm Nam Ô, quả là món ăn rất cầu kỳ. Mì Quảng có nhiều loại: mì làm bằng gạo lức có màu nâu đỏ, mì pha bột nghệ có màu vàng, còn làm bằng bột gạo thường thì có màu trắng như bánh phở. Sợi to hơn và dầy hơn hủ tíu. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm tí dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơi chua của khóm (dứa).
Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tíu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Giã đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị.
Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lủi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít .
Đặc biệt sau khi đã vào miền Nam thu hút nhiều thực khách,mì Quảng còn được chế biến lại theo một vài cách riêng mới nhưng vẫn giữ được những đặc trưng vốn có của nó .Trung thành với nước lèo được sử dụng ít,mang được vị ngọt của thịt,người ta đã sử dụng thêm một số nguyên liệu khác góp phần đưa món mì Quảng có thêm những nét hấp dẫn khác .
Và nếu sau này có ai muốn ăn mì Quảng theo cách miền Nam(ngon,rẻ)thì mình đây sẵn sàng tiếp đón .Món này học được từ mẹ .
Mì Quảng là món ăn đầy hấp dẫn, chinh phục được khẩu vị của người phương nam. Bát mì chan nước dùng thịt, ăn kèm với bánh tráng và đậu phộng luôn để lại hương vị khó quên.
Cũng như phở Hà Nội, hủ tíu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền nam. Ban đầu, mì Quảng chỉ để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút cả người miền nam.
Ở Quảng Nam các quán đông khách thường lấy mì ở chợ Chùa, huyện Duy Xuyên, lấy rau sống tại Hội An, tôm được cung cấp từ các ngư dân Cửa Đại và nước mắm dùng để nêm phải là nước mắm Nam Ô, quả là món ăn rất cầu kỳ. Mì Quảng có nhiều loại: mì làm bằng gạo lức có màu nâu đỏ, mì pha bột nghệ có màu vàng, còn làm bằng bột gạo thường thì có màu trắng như bánh phở. Sợi to hơn và dầy hơn hủ tíu. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm tí dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơi chua của khóm (dứa).
Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tíu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Giã đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị.
Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lủi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít .
Đặc biệt sau khi đã vào miền Nam thu hút nhiều thực khách,mì Quảng còn được chế biến lại theo một vài cách riêng mới nhưng vẫn giữ được những đặc trưng vốn có của nó .Trung thành với nước lèo được sử dụng ít,mang được vị ngọt của thịt,người ta đã sử dụng thêm một số nguyên liệu khác góp phần đưa món mì Quảng có thêm những nét hấp dẫn khác .
Và nếu sau này có ai muốn ăn mì Quảng theo cách miền Nam(ngon,rẻ)thì mình đây sẵn sàng tiếp đón .Món này học được từ mẹ .