• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Non nước Ninh Bình

Từ đỉnh núi Múa có thể nhìn sang Tam Cốc. Dòng suối Tam Cốc uốn lượn giữa đồng lúa ngay dưới chân núi, những con đò nhỏ như mảnh trấu vào ra một khúc suối, cảnh đẹp phết.



(Mỗi tội lúc leo lên đến nơi thì tắt nắng rồi)





picture.php
 
Hang Cả của Tam Cốc.



Khối núi lớn bỗng để lộ một hang ngầm để dòng suối chảy qua, cũng thú vị phết. Các hang của Tam Cốc không thật dài nhưng rộng và cảnh sắc cũng hấp dẫn, nhất là vào mùa lúa.



Tớ nghĩ vào mùa lúa xanh rì, hoặc chín vàng, thì Tam Cốc rất đẹp. Mùa khác thì Tràng An thích hơn, vì Tràng An không nằm trên đồng lúa, mà non nước mênh mang.





picture.php
 
Hì, thực sự thì Ninh Bình rất đáng để đến ngắm. Tớ cũng muốn xong topic sơm sớm, kẻo "lay lắt" lâu quá rồi. Nhưng nghĩ lại thấy không muốn viết sơ sài về một vùng đất đẹp thế này, nên cứ kéo dài, kéo dài ra.





Trên dòng suối Ngô Đông



picture.php






picture.php





 
Đền Thái Vi Giữa đồng lúa cạnh suối Ngô Đồng, có một ngôi đền cổ, tên là đền Thái Vi, hay đền Văn Lâm.



Đền thờ các vua Trần, những người đã lập hành cung ở vùng này, vì vùng này là cố đô thời Đinh, và cũng cách phủ Thiên Trường không xa. Đằng sau đền cũng có một khu được gọi là "lăng Trần". Lăng này cũng chỉ có tính chất tượng trưng thôi.





picture.php
 
Đền Thái Vi có kết cấu cột, xà bên ngoài làm toàn bằng đá rất đẹp, có từ lâu. Hậu cung xà gỗ nhưng cột cũng đá. Đúng là vùng của đá.



Trong cung thờ vua Trần Thái Tông, bà hoàng hậu, vua Trần Thánh Tông, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải.



Phía trước có một gác nhỏ cổ kính đứng bên một hồ nước. Ngoài cổng rập rờn lúa chín.





picture.php






picture.php
 
Cách Tam Cốc khoảng 2km là chùa Bích Động. Nơi này cảnh nhỏ xinh thích lắm. Một đầm sen, một cây cầu đá, một cổng chùa khép dưới chân núi đá.





picture.php
 
Tôi đã quay lại Ninh Bình, nhưng cũng chỉ có một một ngày rưỡi. Thế nhưng trời không chiều người, mưa rất to suốt một ngày. Thế là chỉ còn nửa ngày.



Thôi, đi thăm Phát Diệm vậy, nơi này cũng đã đến mấy lần, nhưng vẫn có một điều lôi cuốn, khi càng ngày tôi càng hiểu hơn về Thiên Chúa giáo.



Trên đường đi Kim Sơn, ghé qua nhà thờ Tôn Đạo.



Đây được coi là nhà thờ kiến trúc Gothic có trang trí mặt tiền đẹp cầu kì và đẹp nhất vùng, với những khối đá được điêu khắc họa tiết giống phong cách nhà thờ Đức Bà ở Paris, tuy còn kém xa.





picture.php
 
Cầu ngói Kim Sơn Ngay thị trấn Kim Sơn có cây cầu ngói khá đẹp.



Đây cũng vốn là cây cầu ngói cổ, ngang với cầu ngói Thanh Toàn ở Huế, tuy không cổ bằng chùa Cầu Hội An, nhưng cũng có giá trị lịch sử lớn. Chân cầu làm bằng gỗ lim rất lớn, chứ không phải xây bằng gạch như chùa Cầu hay cầu Thanh Toàn, và khoảng cách của cầu, chiều cao tĩnh không đều vượt hơn hẳn hai cầu ngói nổi tiếng kia.



Nhưng rồi thời gian biến đổi, nên cột gỗ xuống cấp. Người ta đã thay bằng cột ximăng, rồi sàn cầu bằng gỗ cũng đổ bêtông hết, nên có cảm giác nó là cây cầu mới.



Ở bên cầu chả có biển di tích nào cả, và hình như cũng ít người quan tâm đến kiến trúc đặc biệt này.



picture.php
 
Con đường từ ngoài đường lớn vào chính diện nhà thờ quá hẹp, những khối nhà hai bên tiến sát ra đường. Ngay lối rẽ là tấm biển đỏ của một cơ quan chính quyền mà tôi không nhớ. Nhưng không có tấm biển nào chỉ dẫn "Nhà thờ Phát Diệm" cả.



Tiến vào gần nhà thờ, cũng buồn buồn, vì xung quanh là những ngôi nhà dân lô nhô vươn lên. Ngay đầu ngõ là nhà cho thuê áo cưới, tiệm phim ảnh, quầy tạp hóa sặc sỡ tranh nhau vị trí đắc địa là nhìn thẳng sang nhà thờ. Mấy chiếc xe bán tải đỗ nghênh ngang chắn cả lối đi.



Đứng bên này hồ nước rộng hình vuông, có thể thấy nhà thờ đằng xa. Hòn đảo giữa hồ có bức tượng Chúa Giêxu Vua (tượng tôn vinh Chúa Giêxu là Vua của các vua trên khắp mặt đất).





picture.php
 
Việc tạo một hồ nước rộng ngay phía trước công trình là phong cách phong thủy phương đông khá rõ. Các công trình nhà thờ châu Âu không bao giờ như thế, nếu có nước thì cũng chỉ là bể nước, đài phun nước, còn thường thì con đường phải rộng thẳng đến trực diện nhà thờ.



Ngay trước nhà thờ chính Phát Diệm là tòa Phương đình bằng đá, được coi là công trình đẹp nhất.



Toà phương đình này khiến tôi nhớ lại một số tòa nhà thờ ở Italia như nhà thờ Pisa, nhà thờ Florence cũng có một công trình lớn phía trước cửa chính, là tòa tháp Rửa tội. Nhưng các tháp này đều kín mít đầy bí ẩn.



Ở đây kiến trúc sư của nhà thờ Phát Diệm - Linh Mục Trần Lục đã xây một công trình mở, là tòa đình vuông bằng đá, thông từ trước ra sau với lối kiến trúc phương đông đặc sắc. Toàn bộ khối nhà bên dưới bằng đá khối ghép khéo léo, đứng trên một cái nền được đóng hàng vạn cây tre nên không bị lún.





picture.php




Ở giữa tòa phương đình có một phiến đá rất lớn, phẳng lỳ nhẵn bóng do không biết bao nhiêu người đã nằm ngồi trên đó. Tảng đá đó được lấy từ khu vực Thành Nhà Hồ (Tây Đô) ở Thanh Hóa đem về, tương truyền chính là sập trong điện cũ của nhà Hồ. Do đó trong phương đình phải đi men theo hai đường bên.



Trên tầng hai, bốn phía có bốn lầu nhỏ, trên nóc là bốn vị Thánh sử - những người viết sách Phúc Âm, tức Kinh thánh. Mặc dù Kinh thánh là "lời từ Chúa" nhưng bốn vị viết không giống nhau, nên khi dùng kinh thì phải ghi rõ là sách của ai, Luke hay Matthew, hay John, hay Mark.



Lầu giữa phương đình để một cái trống lớn, lầu trên đó treo một quả chuông, mà người ta hay gọi là chuông nam, để phân biệt với chuông tây; chuông tây là chuông nhà thờ kiểu tây, có dùi ở trong, phải kéo cho chuông lắc để dùi gõ từ trong ra; còn chuông nam là kiểu đền chùa truyền thống, treo cố định và lấy dùi gõ từ bên ngoài. Cái này chỉ có người vùng TCG thì mới phải lăn tăn phân biệt gọi tên riêng là chuông nam.



Phía trước phương đình viết chữ Hán: "Thánh cung bảo tòa", liên tưởng đến những ngôi đình cổ thường viết "Thánh cung vạn tuế" ở giữa đình.



Phía trước Phương đình là hai tượng Thánh tông đồ: Peter cầm chìa khóa thiên đường, và Paul.


 
Sau phương đình chính là ngôi mộ của Cụ Sáu, tổng công trình sư của nhà thờ Phát Diệm. Có điều tôi thấy phân vân là bia mộ quay ra cổng, tức là mộ đặt đầu quay ra cổng, chân quay vào nhà thờ chính. Và người đứng trước mộ cũng quay lưng lại nhà thờ chính.



Từ Phương đình nhìn qua sân là năm khung cửa của nhà thờ chính, với ba gác mái cong phía trên. Gác chính giữa, đỡ thập giá là bốn thiên thần, bên dưới có 4 chữ hán : "Thẩm phán tiền triệu", nghĩa là điềm báo trước ngày phán xét (ngày Tận thế, Thiên Chúa sẽ phán xét).



Trên vòm cửa chính giữa là bức điêu khắc đá lớn và đẹp nhất của nhà thờ, với rất nhiều các đóa hoa hồng, các thiên thần. Tấm đá này nặng hàng chục tấn.



Bên dưới các khung cửa là gian đầu tiên của nhà thờ chính, nơi để kiệu thánh trong lễ rước kiệu.



picture.php
 
Góc đứng hẹp quá, máy phình phường, trời sắp tối nên chả thể lấy được đẹp



picture.php
 
Bên trong nhà thờ Phát Diệm là những hàng cột gỗ lim cao vút tạo thành những gian giữa cao nhất và hai chái sang hai bên thấp dần. Bên trên có một lớp cửa lấy ánh sáng. Những cây cột này cao mười mấy mét, nặng 7 - 8 tấn; những cây lim phải sống đến 3 - 4 trăm năm mới đủ kích thước thế này.



Tòa giáo đường này có lẽ là tòa nhà gỗ lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Các tòa điện ở Huế kém xa về độ cao, kích thướcc cột, bước cột. Còn những cung điện xưa ở Thăng Long thì chưa ai biết chính xác thế nào để mà so sánh.







picture.php
 
Top