• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Thả nổi bằng "Trí khôn"

shopumove

Member
Bạn mà không biết bơi thì rất sợ bị rơi xuống nước. Nỗi sợ đó là do "Trí Khôn" của bạn không được sử dụng đã trở thành "Trí Dại". Giờ hãy tĩnh tâm để nghĩ một chút để "Trí khôn" quay trở lại.



397-tuthekhucgo3.jpg



Hình 1



Nếu ta thả 3 xúc gỗ có hình dáng kích thước giống nhau xuống nước. Tùy thuộc vào chất gỗ mà 3 xúc gỗ này sẽ chìm nổi khác nhau so với mặt nước. Xúc nào có chất gỗ nhẹ thì bị nước đẩy nổi lềnh bềnh, còn cái nào có chất gỗ nặng và chắc thì sẽ chìm lập lờ dưới mặt nước (Hình 1).​



397-tuthecothe1.jpg

(Hình 2)



Nếu cơ thể người ta giống xúc gỗ có chất liệu nhẹ và có hình dáng cân đối, đầu chân như nhau thì chẳng lo gì. Khi rơi xuống nước, cứ việc nằm thẳng cẳng giống xúc gỗ mà hít vào thở ra, như vậy sẽ chẳng còn ai bị chết đuối (Hình 2).​


397-tuthenamngua1.jpg


Hình 3

Tiếc thay, cơ thể của phần đông nhân loại có "chất liệu" giống xúc gỗ nặng hơn lực đẩy nổi của nước một chút, phân bổ hình dáng lại không đều, phía ngực to hơn còn phía chân thon nhỏ. Vì thế khi ở trong nước, ở tư thế nổi ngửa, "Xúc gỗ - Người" sẽ nằm lập lờ, một đầu trên cao, một đầu dưới thấp (Hình 3). Ở nơi nước sâu độ 0.60 m, một người cao khoảng 1m trở lên sẽ có thể yên tâm, thư giãn và thả nổi như Hình 3 mà không lo sặc, bởi phía đầu được nước đẩy nổi lên, còn phía chân đã được đáy bể đỡ không cho chìm sâu xuống.​


397-tuthenamngua2.jpg


Hình 4

Khi ở nơi nước sâu, phần chân sẽ chì́m sâu hơn xuống. Khi đó, người không biết bơi dễ bị sặc nước, chủ yếu do hoảng loạn, thoát ra khỏi tư thế cân bằng. Lúc này, nếu biết cách giang, cụp tay điểu chỉnh trọng tâm cơ thể, hoặc dùng hai bàn tay quạt nhẹ nước để mặt nhô khỏi mặt nước thì có thể thả nổi rất, rất lâu. Vì vậy khi rơi xuống nước, đầu tiên hãy nín thở để không bị sặc, rồi để nước đẩy nổi sát mặt nước, tiếp đó là thực hành "KỸ THUẬT BƠI TỰ CỨU".



Lỗi phổ biến mà người không biết bơi khi tập thả nổi là người cứ căng cứng, cong theo hình "Quả chuối" (Hình 5) với lưng hướng xuống dưới, mục đích để cho đầu khỏi ngập nước. Hậu quả là càng cố vươn đầu lên, càng nhanh chìm xuống sâu hơn.​


397-tuthequachuoi.jpg


Muốn thả nổi ngon lành, cần bắt đầu ở chỗ nước nông như Hình 3 để làm quen với nước, cảm nhận lực đẩy của nước, học cách giữ thăng bằng, bình tĩnh. Tiến tới ngả đầu ra sau ưỡn ngực ra trước như Hình 4 ở chỗ nước sâu hơn.



Muốn tập bơi dễ, trước tiên nên tập thở và thả nổi cho ngon lành. Khi còn sợ nước, không biết thở, không biết thả thư giãn, không biết thả nổi thì tập bơi cực khó. Học lớp 1-2 chưa ngon thì sao học được lớp 3 lớp 4?

(st)​
 
Top