• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

* Phong tục - Lễ hội miền Trung *

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Người Pako ăn Tết hai lần


Những cơn mưa phùn mùa đông và mây xám giăng mờ trên đường đèo dốc vẫn không ngăn được bước chân hối hả của người Pako lên rẫy lúa cuối mùa, để kịp tổ chức tết Aza (Tết cơm mới). Tết Aza xong, người Pako (ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) lại ăn Tết Nguyên đán.

Người Pako tổ chức ngày Tết Aza không trùng nhau, do mỗi làng tự quyết định, nhưng theo luật tục của người Pako chỉ được chọn một ngày trong tháng 10 âm lịch, nếu ngày đã chọn vì lý do nào đó chưa tổ chức được, thì bắt buộc phải tổ chức sau đó 18 ngày. Sau khi ngày tết đã được chọn, dù làm việc ở đâu, người làng sẽ sắp xếp công việc, trở về ăn tết với gia đình.



( Sinh hoạt vui chơi của dân làng trong dịp tết Aza. Ảnh: Vũ Hào. )


Tết tổ chức theo từng làng, dòng họ và gia đình. Phẩm vật dâng cúng tùy thuộc truyền thống gia đình và dòng họ mà sắm sửa, những dòng họ mang họ “Con cá” thì lấy cá làm lễ vật chủ yếu, dòng họ mang họ “nông cụ” thì biểu tượng nông cụ là một lễ vật bắt buộc phải có trên mâm…

Con cháu trở về quây quần sum họp trong gia đình trước khi tổ chức cúng Aza. Mọi người thành kính, trang nghiêm, thể hiện tấm lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người đi trước. Đêm trước ngày tết, những người phụ trách phần cỗ bàn, ẩm thực thức trắng đêm chuẩn bị những lễ vật trên mâm cỗ cúng Giàng, như cơm trắng, xôi, bánh aquat, gà, heo, vịt, dê …Những cụ già cẩn thận dùng dao rựa gọt đẽo để làm một linh vật hết sức thiêng liêng, không thể thiếu trong nghi thức tế lễ là hoa “tânghọt” - một thứ hoa giả làm bằng tre và những sợi dzèng (thổ cẩm).

Chuẩn bị cỗ cúng xong xuôi, vị chức sắc (tương tự ông “Mõ” của người Kinh) thừa lệnh vị trưởng làng đánh lên những hồi kẻng báo hiệu thời khắc tết Aza đã đến. Ngày xưa, người ta đánh những hồi mõ tre hoặc trống da dê. Sau tiếng kẻng lảnh lót ngân vang, các gia đình trong làng đồng loạt thắp hương, đốt đèn sáng trưng và bắt đầu lễ cúng các vị thần linh là Giàng Tro (Thần Nông) của người Pako, Giàng Pơnanh (thần Chăn nuôi), Giàng Panuôn (thần Buôn bán), Giàng Sưtarinh (Thần Đất). Mỗi dòng họ còn có Giàng riêng, đều được tế lễ trong ngày tết này.

le1-1351509017_500x0.jpg

(Âm nhạc nghi lễ Aza. Ảnh: Vũ Hào.)


Bên ngoài, nơi hành lễ Aza được quây kín bằng những tấm dzèng lớn. Lễ vật cũng tuỳ theo hoàn cảnh, nhưng phải có bánh Aquat, thứ bánh tương tự như bánh chưng, bánh tét trong ngày tết của người Kinh. Bánh Aquat cũng gói bằng nếp nhưng không có nhân.

Trên bàn lễ trang trọng, các món ăn cắm rất nhiều cành hoa “tânghọt”. Gia chủ bắt đầu khấn những lời tri ân Giàng, cầu mong năm cũ đã hết, sang năm mới gia đình được hạnh phúc, khấn thật lớn bằng tiếng Pako và liên tục như thế ba lần.

Khấn xong tất cả các Giàng, gia chủ còn ra ngoài ngõ khấn cúng những con ma ngoài đường, ngoài rừng, và tất nhiên cũng cúng cho ma những phần cơm, phần bánh, con gà, miếng thịt … Những gì cúng ma đều được đổ đi.

Chủ nhà còn lo linh hồn người thân chưa về ăn Tết, họ đứng trong sân xướng tên những người thân đã mất thật lớn, nhiều lần. Lễ cúng trong nhà đã xong, mỗi gia đình sẽ đem một số lễ vật giá trị nhất đến nhà sinh hoạt cộng đồng để cúng Giàng chung của làng.

Lễ cúng Giàng ở làng linh đình gấp trăm lần ở gia đình. Cúng làng hoàn tất, thanh niên nam, nữ bắt đầu nhảy múa tập thể điệu “pơchiêngcoon”- điệu múa nghi lễ Aza. Tiếp theo, các cô gái trẻ đẹp được chọn múa điệu “tuốt lúa”, cầu mong vụ mùa sắp tới được bội thu. Rồi mọi người đứng lên hát những làn điệu Cà lơi, Cha chấp, A dên, Xiêng.… Những nhạc khí như trống Acưk, cồng, thanh la, sáo đôi Amam, sáo pi mo, kèn môi Adon, tù và, khèn bè, đàn dây Abel, lục lạc…đều được đem ra chơi suốt đêm.

Ăn tết Aza xong, người dân Pako háo hức đợi tết Nguyên đán cùng với đồng bào Kinh.


( Vũ Hào - Vnexpress.net )
 
Sửa lần cuối:

axionov_nd

New Member
Bác bụi đời có thể biến cái Topic này thành nơi chia sẻ về cuộc sống và con người các dân tộc vùng Trường Sơn được không, em hi vọng mỗi người có thể đóng góp những hiểu biết của mình để cùng chia sẻ về những cung đường và con người, các dân tộc vùng Trường Sơn.

Sang Tháng 10 em định đi A Lưới, bác buidoi và các bác có kinh nghiệm cho em xin các thông tin về điểm đến của 2 huyện Đăkrông và A Lưới, em muốn tìm hiểu vùng đất bom đạn, tìm hiểu cuộc sống và con người 2 dân tộc chính ở đây (Vân kiều và Tà Ôi).

Ngày xưa, bộ đội người Kinh sống ở A Lưới được đồng bào Ta Ôi khen đẹp như con Tu ma (tiếng kinh là con chó con) vì người dân ở đấy nghèo quá, cho nên họ chỉ thấy con Tu ma là đẹp nhất rồi.

Mà tiện bác nào có kinh nghiệm cho em xin thông tin về các cửa khẩu La Lay, Hồng Vân và A Dớt.

Cảm ơn các bác
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Thía chủ có thể tìm kiếm trong 4rum hoặc lập topic đặt câu hỏi tư vấn gì đó,rồi bà con nèo biết sẽ tư vấn cho thía chủ.Sau khi có thông tin và kinh nghiệm thực tế sau chuyến đi rồi thía chủ tổng hợp lại thành 1 bài viết giống phóng sự về đời sống,sinh hoạt của người dân tộc đó vào đây.Topic này chỉ tập hợp các bài viết như vậy chứ ko tư vấn trong này.Tuy nhiên,thía chủ có thể viết bài chia sẽ những hiểu biết của thía chủ về các dân tộc vùng Trường Sơn vào đây và các bà con khác sẽ đóng góp thêm vào bài viết những gì họ biết.Sau đó mod sẽ tổng hợp lài thành 1 vài viết hoàn chỉnh.
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Tết Ramuwan


Ramuwan là lễ hội lớn và có ý nghĩa nhất trong hệ thống lễ hội của người Chăm theo đạo hồi giáo (Bà ni) .Sở dĩ nói hồi giáo Bà ni là vì hiện tại ngoài cộng đồng người Chăm theo đạo hồi giáo Bà ni còn có cộng đồng người Chăm theo đạo Balamon.Tuy vậy , hệ thống giáo lý , giáo luật của Chăm Bà ni và Chăm Balamon cũng chung từ kinh Coran mà ra.

Nếu cộng đồng người Kinh có ngày Tết nguyên đán thì Ramuwan chính là ngày tết cổ truyền của người Chăm.Theo cách tính lịch của người Chăm thì 25/7/2014 là nhằm vào 30 tết của người Chăm.Vào ngày 30 tết , tùy theo vùng cộng đồng người Chăm Bà ni sinh sống mà họ sẽ làm lễ tảo mộ vào ngày này (hoặc vào mùng 1 tết).Và làm lễ cúng ông bà với nhiều lễ vật truyền thống như : bánh ít , bánh tét ( khoảng 4-5 kg trở lên ) , bánh gừng v.v.v....họp mặt gia đình , dòng họ , gặp gỡ ăn tết cùng người thân , bạn bè v.v.v...vào ngày mùng 1.Sau đó vào ngày mùng 2 , người có chức sắc , tu sĩ ( thầy char ) trong gia đình sẽ vào thánh đường làm lễ Ramuwan ( tháng chay Ramadan theo hồi giáo quốc tế.).Tuy nhiên luật hồi giáo của người Chăm Bà ni đã bản địa hóa.Không phải nhịn ăn vào ban ngày như hồi giáo quốc tế.Mà chỉ có các tu sĩ nhịn ăn 3 ngày đầu của tháng Ramuwan.Trong tháng Ramuwan , các tu sỹ phải tu ở thánh đường , không được về nhà và chỉ được ăn những lễ vật dâng cúng từ mọi người.Khi ăn phải dùng tay không.

10372887_691702580903193_2206268258214426155_o.jpg


Do bản địa hóa nên cộng đồng người Chăm theo hồi giáo Bà ni có bản sắc riêng biệt.Chứ ko giống cộng đồng hồi giáo thế giới.Đơn giản dễ hiểu là tín ngưỡng của người Chăm : có người theo đạo Hồi , có người theo đạo Balamon và cũng có 1 số theo đạo Tin Lành , đạo Phật.Nếu đi ngang qua tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận , bạn sẽ dễ dàng thấy di tích tháp Chàm của người Chăm.Nói rõ như vậy để bạn đọc hiểu rõ hơn tín ngưỡng của người Chăm theo đạo hồi.Không giống như Hồi giáo thế giới ôm bomb bùm bùm gì đâu nghen.

Ngày nay , cộng đồng người Chăm tập trung sinh sống nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận.Ngoài ra người Chăm còn sinh sống ở Tây Ninh , An Giang.......


10497303_691637327576385_2927144945928651737_o.jpg


( Nếu ko biết mà đi lạc vào đây , thì người nào đó cứ tưởng đây là những cục đá bình thường....ngồi lên nữa chứ.Đây là nghĩa trang của người Chăm Bà ni đó nghen.Và những cục đá đó thay thế cho tắm bia đá , đánh dấu người nằm ở dưới đó nghen )


10498205_691637387576379_6399356120483502689_o.jpg


( Ko biết thì thôi chứ biết rồi mà ban đêm lò mò trúng cái chỗ này....lạnh xương sống :D )


10505082_691637570909694_2445748763887086518_o.jpg


( Ngoài những lễ vật chuẩn bị cho cúng kiếng ngày tảo mộ thì trong hình có người đàn ông đang cầm bình nước đi rưới lên mộ phần.Đó là nước có hương thơm từ những cây gỗ quý như quế , cà ra lấy bột rồi bỏ vào nước đun sôi để nguội. )


10346209_691643124242472_6947763012119670732_n.jpg


( Tươi như hoa trong ngày tết. )


10494311_691643650909086_9007523694349012465_o.jpg


( Đầu tiên là vun đắp lại mộ phần cà rưới nước thơm lên mộ phần người quá cố....)


981384_691644910908960_4192022123336569929_o.jpg


( Sau đó các tu sĩ vào vị trí chuẩn bị làm lễ.... )






10379892_691645064242278_8369672363048126196_o.jpg


( Các tu sĩ ngồi đọc kinh làm lễ bên này thì phía đồi diện là người thân trong họ quỳ , ngồi bên kia. )


10498410_691646500908801_380185907408285110_o.jpg


( Sau khi đọc kinh gì đó làm lễ 1 hàng dọc các mộ phần đó xong thì tiếp tục các tu sĩ xích lên mộ phần hàng kế tiếp đọc kinh làm lễ.Như vậy 1 họ tộc rất đông..... )


10344238_691647587575359_2658563380927056399_o.jpg


( Trong khi các tu sĩ đọc kinh làm lễ thì phía đối diện , các cô gái , đàn bà trong họ tộc chắp tay - quỳ - nằm lạy 3 lạy theo trình tự )


10357724_691647664242018_9087347952894014647_o.jpg


( Hãy chú ý đến khăn choàng của các cô gái.Khăn đề chùm lên phía sau chân khi nằm lạy.Còn mấy thím kia thì lại quấn ngang hông.... )

10506790_691650690908382_950838957229228493_o.jpg


( Những tảng đá đánh dấu mộ phần được lựa chọn lấy từ xung quanh khu vực người Chăm sinh sống.Những người có điều kiện hơn thì họ sẽ đặt mua những tảng đá đẹp + sắc sảo + thủ công hơn.Tuy nhiên , kích cỡ đá mới chính là thông tin giúp ta biết được người nằm dưới mộ phần là ai ?

Trong 1 hàng đá đánh dấu mộ phần của 1 họ tộc đó.Sẽ có 1 vài tảng đá thật to và to nhất.Tảng đá càng to là người nằm dưới mộ đó có chức sắc hoặc là người lớn tuổi nhất trong họ tộc : ông cố , ông nội v.v.v..
)


10454079_691650850908366_7188595476145369513_o.jpg


( 1 số lễ vật đạm bạc )


10365530_691650890908362_7025854811991367451_o.jpg



10353528_691651117575006_163838426552684825_o.jpg


( 1 vài lễ vật khác cúng người đã khuất )


10475515_691702054236579_3563166738891329186_n.jpg


( Sau khi các tu sĩ đọc kinh làm lễ xong thì họ sẽ lấy 1 miếng trầu cau nhét xuống mộ phần.Rồi rải nước trà xuống.Giống như mời người khuất mặt uống trà ăn trầu vào ngày tết.Trong hình là 1 tảng đá khá to.Chứng tỏ người nằm phía dưới là người có tuổi )


1523949_691702387569879_7371005920244079550_o.jpg


( 1 dòng tộc khá lớn.... )


10479354_691707290902722_7320604214136520769_o.jpg


( Bạn có thấy tảng đá kia to hơn các tảng đá còn lại ko . )


10387088_691712944235490_4550139368634907620_o.jpg


( 1 gia đình người Chăm..... )


10447047_691713490902102_2591536042261060043_n.jpg


10505535_691713640902087_4066771447569454212_n.jpg


( 1 cô bé người Chăm với bộ đồ truyền thống.... )


10380174_691714340902017_2860499358170825226_o.jpg


( Người Chăm theo đạo hồi Bà ni xem con bò là vật linh thiêng , nên không ăn thịt bò.Còn người Chăm theo đạo Balamon thì xem con heo là vật linh thiêng. )


10014734_691714680901983_7817507892378456037_o.jpg


( Trang phục người có chức sắc , tu sĩ luôn là bộ đồ truyền thông thế này. )


10448475_691715897568528_632172415734384536_o.jpg


( Những người mất chưa được 1 năm thì mộ phần người đó sẽ luôn được phủ 1 tấm vài trắng như thế này. )


10494977_691716577568460_6923648414803097409_o.jpg


( Sau khi cúng kiếng xong thì dòng họ đó sẽ ăn uống ngay tại đây luôn.Như 1 cách mời người đã khuất chung vui ngày tết...... )

10474896_691722637567854_4421522945579185143_n.jpg


( Thiếu nữ đang làm bánh gừng.1 trong các loại bánh đặc trưng làm lễ cúng ông bà vào mùng 1. )

10496147_691722727567845_7236724718436161187_o.jpg


10517348_691722864234498_1190116723443416397_o.jpg


( Bánh được làm từ bột nếp + trứng.Sau đó nặn ra hình như củ gừng.Rồi bắt 1 cái chảo nóng bỏ hỗn hợp nước đường + gừng lên chảo.Sau đó bỏ bánh vào đảo đều cho thấp nước đường + gừng đó.Khoảng vài phút vớt ra , ta có bánh gừng thơm ngon bá phát hehehe. )


10532328_691722257567892_5893364821134126828_o.jpg

 
Sửa lần cuối:
Top