• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Tân Cương, mùa thu vàng mênh mang..

Chuyến đi kết thúc đã gần 4tháng, mỗi buổi tối mở laptop lướt qua các diễn đàn du lịch tôi lại cảm thấy bứt rứt không yên, nhớ đến chuyến đi, nhớ đến hơn 9G ảnh vẫn nằm nguyên trong ổ cứng, nhớ đến nx lời thắc mắc của bè bạn “đi Tân Cương ko có gì đẹp à??” lại muốn cầm bút viết nhưng có lẽ mình càng già càng mắc bệnh lười, mà cũng có thể vì chuyến này đi có mỗi 2gái già chứ ko còn đoàn tuỳ tùng tiền hô hậu ủng như đợt đi Lệ giang hay Cửu Trại Câu để có cảm hứng show hàng nên cứ giở được mấy cái ảnh, gõ được dăm chữ lại .. lười nhác quá thể!! thế mới có chuyện topic từ hồi rủ rê đồng đội được hơn chục trang lại vứt xó. Thôi, năm mới không nhắc chuyện cũ,năm mới làm cái topic mới cho khí thế vậy!!



Hành trình (16-9 đến 3-10-2008)

Ngày 1: Hà nội- Namninh (bắt xe 4chỗ tại Cửa khẩu)

Nanning- Tân cương (China Southern Airline- bay 6,5 tiếng transit ở Trùng Khánh)

Ngày 2: Urumqi- Turpan: bus

Ngày 3: Around Turpan tour: Thành cổ Giao Hà, hệ thống thuỷ điện dưới lòng đất Karez, thung lũng Nho, Làng cổ Tuyok, đồi cát Sandsand. (thuê xe 4chỗ)

Ngày 4: Turpan – Urumqi (thuê xe 16chỗ đi cùng đoàn Len81)

Ngày 5: Nam Sơn Mục Trường (thuê xe 4chỗ)

Ngày 6: Cúc Hoa đài, về Urumqi (thuê xe 4chỗ)

Ngày 7: đi Kanas: thăm Gost City và Multicolour-Bay

Ngày 8: Kanas lake

Ngày 9: Hemu village- Buerqin

Ngày 10: Buerqin- Urumqi

Ngày 11-13: around Urumqi

Ngày 14: Urumqi bay về Nanning, tối bus Nanning- Guangzhou

Ngày 15: Guangzhou

Ngày 16: Guangzhou- Hanoi. End.

Chi phí dự tính tối đa 25triệu. Thực tế hết gần 18triệu.
 
Ban đầu tôi định dành cho phía Nam Tân Cương 4ngày để thăm thú nhưng quả thật xứ sở của Hoả Diệm Sơn danh bất hư truyền, dù nhiệt độ cuối thu tháng 9 chỉ khoảng 30o-33o, thuộc dạng khí hậu mát lạnh đối với dân bản địa nhưng với tôi, nhiệt độ cộng hưởng với cái nắng chói chang từ 7h sáng đến 8h tối (Tân Cương sớm hơn 2tiếng so với giờ Bắc kinh) và nhất là sự hiện diện của đặc sản Cát ở khắp nơi khiến khí hậu trở nên cực kỳ khô và khắc nghiệt. Mới chỉ 2ngày mà tôi đã thấy mình xơ xác khô quắt, ám ảnh với cảnh tượng tàu xe không có điều hoà, thế là vội vã trở về miền Bắc.

Không hiểu nếu đến đây đúng cao điểm mùa hè, với nhiệt độ có lúc lên tới 52oC (ko biết sư phụ lái xe có bịp mình không??) còn những chú tầm 42-45oC là chuyện hàng ngày thì tôi chịu được bao lâu nhỉ?? hãi!!



Turpan cách Urumqi chỉ hơn 200km, đi được nửa đường qua 1dãy núi thì nàng khí hậu đã quay ngoắt 360o, nắng tắt, mây đen, nhiệt độ tụt xuống 1nửa và mưa lất phất lạnh cóng. Không thể hiểu nổi cách nhau có trăm cây số mà thời tiết như mặt trăng với mặt trời.



về đến Urumqi ước mơ khám phá thảo nguyên của tôi bị dập tắt 1cách phũ phàng, 2thảo nguyên lớn nhất Tân Cương là Bayunbulak và Narrat đều đóng cửa với khách nước ngoài (không hiểu tại sao) hơn nữa mọi người đều tỏ vẻ kinh ngạc khi có đứa đòi đi Thảo nguyên vào mùa thu, khi tất cả chỉ còn cỏ khô và lá vàng. Tôi nhận ra mình đã quá sơ sài trong việc tìm hiểu thông tin, bởi ở Tân Cương mùa đẹp nhất để ngắm cảnh là mùa xuân với những thảo nguyên bát ngát hoa cỏ mơn mởn. Nhưng tôi vốn tin rằng mình vẫn còn đầy ham hố với mùa thu lá vàng lá đỏ nên cũng không đến nỗi thất vọng

và để thoả mãn giấc mơ xuyên thảo nguyên, chúng tôi thuê 1xe 4chỗ đi Nam Sơn Mục Trường, 1trong những nơi chăn thả gia súc lớn ở Tân Cương.Tạm biệt Sa mạc mùa thu ,từ đây hành trình Mùa thu vàng mênh mang bắt đầu!!

(hiz, để mai em nghiiên cứu cách up ảnh)
 
chỉ ra ngoài thành phố khoảng 10p nx dãy núi và những cánh đồng cỏ đã hiện ra trước mắt, ngút ngàn, bất tận

đường đi rất đẹp



1-6.jpg




thi thoảng có dâu hiệu của 1mùa đông lạnh lẽo đang đến



2-7.jpg




còn lại là màu vàng ấm áp và cũng cô quạnh ko kém



3-6.jpg




4-8.jpg




cánh đồng hoa hướng dương bất ngờ hiện ra, rực rỡ



5-9.jpg




8-6.jpg




6-7.jpg
 
thêm 2 cái ảnh hoa hướng dương



9-5.jpg




10-5.jpg




sau nửa tiếng oanh tạc ở vườn hướng dương, xe tạt vào chợ mua đồ ăn, Abin- người lái xe bảo tôi nên mua thức ăn ở đây đến mục trường nhờ người dân nấu, chứ ăn đồ trên đó thì vừa đắt vừa khó ăn lắm.

Thế là 2chị em tha hồ nhặt cho bù lại mấy ngày chỉ có cơm trứng (vì đồ cừu khó ăn kinh khủng), chọ trị trấn tuy nhỏ nhưng cũng ko thiếu thứ gì.



14-4.jpg




Chị em tôi bàn nhau ăn đủ món cho bõ cơn đói khát, gà luộc chấm muối chanh này, khoai tây chiên này, canh gà nấu bắp cải này, thịt lợn rán này.. thôi cứ mua thêm ít trứng với cà chua nữa cho chắc, có gì tối ăn ko hết thì dành đến sáng mai. Bữa trưa nay thì bọn tôi đã mang đồ nguội đề phòng fải ăn trên xe.
thumbup.gif




11-3.jpg




12-3.jpg




13-4.jpg
 
Abin có vẻ rất phấn khởi khi chúng tôi mua nhiều đồ ăn, chú kể có lần đi với khách ăn chay, thế là chú bị đói, khổ thân!!sau cuộc mua bán phấn khởi chúng tôi lại tiếp tục lên đường, chẳng mấy chốc phong cảnh bên đường bắt đầu xuất hiện những cái làm cho người bạn đồng hành của tôi tỏ ra hết sức náo nức, đại loại ntn



30-2.jpg




rồi màu vàng xuất hiện ngày càng nhiều khiến chị không thể kiềm chế được, không đợi dừng xe chị lao bổ ra ngoài lăm lăm súng ống để tác nghiệp, có 1nhúm cây ven đường mà chị chụp 20p đồng hồ vẫn chưa chán,tôi fải gọi mãi mới lôi được chị trở lại xe.



32-2.jpg




34-2.jpg




36-2.jpg




mặc dù đã biết trước căn bệnh cuồng màu sắc của chị nhưng tôi vẫn giật hết cả mình khi nghe tiếng chị hét lên, hoá ra là đi đến đoạn này



21-3.jpg




16-3.jpg
 
chị gọi nó là con đường Hàn Quốc vì đẹp quá, thơ mộng quá. Cái đẹp làm chị quên hết mệt mỏi, quên cả lạnh, chị vẫn tung tăng với chiếc áo cộc tay màu hồng, quần màu xanh lá, trong khi tôi thì 2áo len 1áo budông mà mặt vẫn tái mét. Sức khoẻ không cho fép tôi đua đòi nên được vài phút tôi fải leo trở lại xe, bắn camera từ cửa sổ xe.
guns.gif




15-4.jpg




17-5.jpg




18-4.jpg




20-3.jpg




19-5.jpg
 
đường đến mục trường ko còn bao xa, các thảo nguyên bằng phẳng dần nhường chỗ cho những dãy núi trùng điệp, màu sắc cũng ngày càng đa dạng hơn, thành thực mà nói, màu sắc ở đây về độ hoành tráng và ma mị còn kém Cửu Trại Câu nhiều lắm, nhưng cái vẻ hoang sơ, hoang dã, mênh mông bát ngát thì lại ăn đứt các thiên đường khác



26-3.jpg




27-2.jpg




24-4.jpg




29-2.jpg




28-2.jpg
 
tết nhất bận rộn để topic mốc xanh mốc đỏ, giờ em lại xin tiếp tục mơ về mùa thu vàng



Mùa cằn cỗi này mục trường chủ yếu để làm du lịch, có khá nhiều khách đến đây để cưỡi ngựa, sống thử cuộc sống của dân du mục



IMG_2980.jpg




dân lao động ở đây chủ yếu là người Kadaz, người Hán thường làm thương mại, quản lý và môi giới, giống như người dân tộc thiểu sổ với người Kinh ấy

trước đây người Kadaz chỉ ở lều, ăn uống ngủ nghỉ đều ở đây để tiện chăn thả gia súc, từ khi có du lịch họ chuyển ra ở những căn nhà gạch cách đó khoảng 1km, lều được dành cho các du khách thuê. Mùa đông lạnh giá khắc nghiệt dù không có du khách họ vẫn ở nhà gạch, dùng lò sưởi của dân tộc Hán

Lều đây ạ, trông hơi bị xấu xấu bẩn bẩn

38-2.jpg


giống như lều của người Mông Cổ, mái vòm, quây kín bằng vải và chăn, đồ đạc truyền thống (sập, chăn đệm, lò nấu) pha lẫn hiện đại (ti vi, thùng lạnh chứa thực phẩm)

41-2.jpg




40-2.jpg




39-2.jpg




chung tôi chọn cái lều bé nhất vì chỉ có 2người nhưng nhìn vào trong nó cũng fải đủ cho khoản chục nhân, giá Y180

bữa ăn trưa quá giờ nhưng cũng khá thịnh soạn

43-2.jpg


riêng gói thịt lợn hun khói mua ở siêu thị tí nữa gây fiền fức n sau khi tôi cứ khăng khăng đó là thịt bò thì bà chủ nhà người Kadaz cũng không hỏi han gì thêm nữa

ăn trưa xong Abin lăn quay ra ngủ còn 2gái già lọ mọ vác súng ống ra ngoài, thuê 2con ngựa với giá y30/con/2giờ chúng tôi nhấm nháp hương vị mùa thu Nam Sơn mục trường...
 
trời gần như không có nắng, cái lạnh của núi, của thảo nguyên thì tê tái (có lẽ vì tôi không chịu được lạnh nên lúc nào cũng dúm dó trong 1đống khăn áo) và không khí yên tĩnh rất đỗi hoà quyện với cảnh thiên nhiên bao la, cảm giác.. buồn sao là buồn..

Có những khoảng xanh ngắt



IMG_0124.jpg




có khi lại khô cằn



50-2.jpg




nhưng phần lớn là màu vàng mơ mơ màng màng



46-2.jpg




44-2.jpg




49-2.jpg




47-2.jpg




48-2.jpg
 
với những cục bông mũm mĩm mặt ngu ngu trông yêu vật vã.. (thế mà thịt thì hôi ko chịu được hiz)



45-2.jpg




42-2.jpg




ngoài ra còn có 2con vẹt..
biggrin.gif
tha thẩn trong đống cỏ cả mấy tiếng đồng hồ để tạo dáng



53-2.jpg




52-3.jpg
 
lăn lộn ở bãi cỏ khoảng chừng 2tiếng thì tôi rét quá chịu không nổi đành bỏ cuộc. Mấy bức chân rung chụp ở đây về nhà toàn bị mọi người hỏi là chụp ở Mù Căng Chải à hiz hiz

Chiều muộn ở thảo nguyên buồn ơi là buồn.. các hoạt động đốt lửa nướng thịt và nhảy múa của dân bản địa đều được rút vào trong lều để tránh rét. Lúc này nhìn căn lều rộng thênh thang 2chị em tôi thấy sao mà vắng vẻ quá, giờ mà có đồng đội để cùng nhau nấu nướng, đập phá buôn chuyện thì có phải tốt hơn. Có mỗi 2cái máy ảnh lôi ra xem mãi cũng nhàm, mà rét.. chả còn tí cảm hứng nào ra ngoài ngó lều người khác.

Thế là đành tập trung vào tiết mục ẩm thực. Bao nhiêu dự định các món hoành tá tràng của chúng tôi giờ nhìn 2cái nồi không biết tính sao, làm cái gì trước, cái gì sau đây? sao mà giữ được ấm cho nx đồ đã nấu?? với 2cái nồi này để nấu khoảng 5,6 món như kế hoạch chắc fải chờ đến đêm??

cái khó ló cái khôn, nhìn tất cả số thực phẩm hổ lốn ấy tôi nghĩ ra làm LẨU. và như vậy chỉ cần dùng đến 1cái nồi mà thôi, chậc chậc sao mà tôi tự thán phục trí thông minh của mình quá xá :p

Lạnh đến độ không muốn thò tay ra rửa rau hay thái thịt, thế là tôi vờ vịt rủ Abin làm chung để chú làm nx việc nặng



IMG_0231.jpg




may mà chú cũng hào hứng làm hết, chỉ có điều khi tôi bảo sẽ làm Lẩu thập cẩm thì chú cứ ngẩn tò te ra, rồi chú bảo ở TQuốc làm lẩu thì fải dư thế lày, dư thế lày cơ, với những gì chúng ta đang có thì chỉ nên nấu cơm xào thức ăn. Nhưng tôi đã quyết rồi "hôm nay sẽ cho chú ăn lẩu kiểu Việt nam, không ngon không lấy tiền"

Phải nói đó là bữa ăn ngon nhất trong suốt hành trình của tôi, tất cả mọi thứ đêều nóng sốt và vừa miệng, tuyệt nhiên ko có mùi cari hay cừu ngu, lại tự thán phục lần thứ 2 hihi



IMG_0233.jpg




Abin theo dõi quá trình nội trợ đảm đang của chúng tôi với vẻ chăm chú pha lẫn kinh dị, trong khi 2chị em xì xụp hớn hở tấm tắc tự khen thì chú vẫn rất thận trọng và cuối cùng quyết đinh " thôi cứ cho tao tự nấu đồ ăn của tao nhé!"

tác phẩm của chú đây ạ: trứng xào cà chua ớt ngọt và cải thảo xào thịt bò ớt xanh.

IMG_0237.jpg


trông cũng ngon nhưng vẫn thua xa món lẩu của chúng tôi!!!
 
sau bữa tối phồn thực chúng tôi chui vào chăn ngủ luôn vì chả biết làm gì nữa, và cũng vì trong lều quá rét, 1 cái bếp lò chỉ đủ sưởi ấm trong phạm vi 40cm xung quanh nó. Đi ít người cũng có cái hay, chăn đệm trong lều tha hồ cho chúng tôi quấn kén



Trước tiên là 1 lớp chăn dày trải làm nệm, tiếp đến là túi ngủ và 2 cái chăn bông khác, đầu đội mũ len, tay vẫn đi găng, mặt vẫn bịt kín. Chúng tôi đi ngủ trong tình trang Ninja thế mà cứ 1 lúc lại cảm thấy tóc hoặc mũi mình như đóng băng. Phải nói đêm ấy tôi ngủ không ngon lắm vì lớp chăn nệm quá nặng mà vẫn cứ thấy rét. Chị thì ban ngày tung tăng là thế giờ cũng cấm có hở ra 1cm thịt nào, khổ nhất là Abin cả đêm lục sục 1 chốc lại ra cời lò. Ngoài lều mọi thứ đều đóng băng.



Nửa đêm tỉnh giấc vì ... bí quá nhưng sau 1 hồi đầu tranh tư tưởng dữ dội tôi quyết định nhịn vì ko đủ can đảm bước ra khỏi đống chăn nệm chứ đừng nói gì là ra ngoài trời.

Thật là ... thật là 1 đêm đáng nhớ
 
Ý định ngắm mặt trời mọc cũng vì cái rét kinh người làm cho thui chột, 2 gái già lười nhác cứ nằm ịch 1 đống trong chăn mãi đến khi mặt trời đã lên cao. Ngoài lều vẫn phủ 1 lớp băng mỏng. Chị rỉ tai tôi " đêm qua chị đã cố làm cho băng tan mà không được đấy



ăn sáng xong chúng tôi lên đường đi Cúc Hoa đài. Đúng ra thì đi sâu vào Nam Sơn Mục trường vẫn còn nhiều thứ để xem nhưng chúng tôi đang nóng lòng muốn biết liệu giờ này bên Cúc Hoa Đài còn hoa cúc không nên vội vã đi ngay.

Cúc Hoa Đài là 1 địa danh khá nổi tiếng cách Urumqi mấy chục km nhưng nó lại rất ít nằm trong các điểm đến của tour du lịch vì mùa hoa cúc chỉ có mấy tháng mùa hè. Tuy nhiên 1 tài liệu tôi đọc có viết " Cúc Hoa đài nở hoa suốt từ tháng 6 đến hết tháng 9, khắp nơi tràn ngập hoa cúc đẹp đẽ vô cùng" thế là 2 gái già háo hức lắm

đường đi Cúc Hoa Đài



DSC_2772.jpg




Abin hào hứng kể cho tôi nghe về những đồi hoa cúc, ngập tràn hoa cúc, đủ sắc màu, làm tôi xốn xang quá thể. 2 chị em cứ rì rầm thầm ước đến nơi vẫn còn hoa, dù không ngập tràn nhưng cũng đừng ít quá...



thế rồi xe đi đến những đoạn toàn.. đồi trọc, đường đi uốn khúc cua tay áo liên tục theo các sườn núi đồi khiến tôi ko chụp được ảnh. Abin thở dài " không may cho chúng mày rồi, hết sạch hoa cúc rồi"



Đây ạ, Cúc Hoa Đài đây ạ



IMG_3171.jpg




Từ đây phóng tầm mắt về phía xa là các ngọn núi, đồi trùng điệp, trải dài ngút tầm mắt, tôi túm 1 người dân gần đó hỏi " hoa cúc đâu ạ??" anh ta khoát tay xung quanh " đấy, cái núi này và tất cả những đồi núi xung quanh là hoa cúc đấy nhưng mà bọn mày đến chậm 1 tháng rồi, giờ đến lá cũng chẳng còn. Chỉ có sương mù mịt rét cóng và nỗi tủi hờn của chúng tôi...
 
Niềm an ủi duy nhất ở Cúc Hoa Đài là khi tôi phát hiện cái lều gần đó đang réo rắt nhạc nhẽo, tiếng người cười nói sôi động.



IMG_3193.jpg


Hóa ra là 1 đoàn khách du lịch TQ đang nhảy nhót cùng dân bản địa, chúng tôi mạnh dạn tham gia cùng, ai cũng tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên khi biết 2 gái già người Việt Nam, lần nào tôi cũng phải nhắc đi nhắc lại rằng " bọn tao là người Việt nam chứ không phải Vân Nam"



Điệu nhảy của người Kadaz trông dễ mà lại rất khó, mọi người đều cố thử và cười như nắc nẻ, nhìn đoàn khách đông vui hớn hở tôi lại nhớ các bạn phượt quá, hiz, đi đông nó vui thế đấy





IMG_3185.jpg
 
Chúng tôi quay trở về Urumqi ngay trong chiều hôm ấy để kịp book tour đi Kanas 4 ngày vào ngày hôm sau. Cũng đã rất lăn tăn để quyết định đi theo tour, chị thì cứ muốn thuê xe riêng đi để còn tự do dừng lại chụp ảnh, tôi thì muốn đi theo tour. Lí do chính không phải vì tiền (tiền chỉ là lí do chủ yếu thôi :D) mà là cái cảm giác đi 2 người buồn quá.



Buổi tối chúng tôi đi chợ mua rất nhiều đồ ăn và hoa quả, tôi gặp 1tai nạn rất buồn cười. Số là đang lững thững đi trên đường thì "bình" tôi bị nguyên 1 thằng trẻ con đi ván trượt phi vào người, mũi ván trượt đâm vào gót chân tôi đau điếng. Đau đến mức tôi lặng người đi mất 1 lát trước khi nghĩ được câu mắng bằng tiếng Trung " mày đi đứng kiểu gì đấy hả cu?? ko nhìn à??" thằng bé gân cổ lên cãi " cháu đã hét lên bảo cô tránh ra rồi cơ mà sao cô không tránh, cô điếc à??" láo thế cơ chứ lị!!! lúc đấy tôi cũng mơ hồ nhớ ra là mình có nghe tiếng gì đó ở đằng sau, nhưng vì không hiểu nên có thèm để ý đâu.

HIz, thôi lỗi tại mình không biết ngoại ngữ, chẳng trách ai được chỉ còn biết tự nhủ về nhà sẽ cày thêm tiếng Trung



Thế là từ mai hành trình được mong đợi nhất của chuyến đi sẽ bắt đầu!!
 
Xe tour đón chúng tôi từ rất sớm cùng với khoảng 30 bạn đồng hành nữa. Tour nào cũng đông khách như và hơn thế, cô HDV bảo tôi, có điều các bạn tây dường như ko mặn mà với tour ngắm cảnh màu mè lòe loẹt này cho lắm nên tour Kanas lake thường dành cho khách nội địa, trên xe chỉ có 2 đứa chúng tôi và 2 chị người Hàn quốc là dân quốc tế :)



Tour của TQ cũng khá thú vị, khách được offer các mức giá cơ bản để lựa chọn chỉ bao gồm tiền xe, chỗ ngủ và vé vào cửa của khu Kanas lake, các mục khác được open để khách tùy chọn trong hành trình. Giá khởi điểm cơ bản là 380Y/ng/tour, chúng tôi hào phóng chọn mức 440y/ng để ở phòng cao cấp hơn cơ bản 1 tí, nhưng sau này mới biết trong cả đoàn hơn 3 chục người ấy mình là bọn kẹo nhất còn các bạn toàn chọn mức ksan từ 2 sao trở lên với giá từ 500Y up.;)



Cái phiền phức nhất khi đi tour với các bạn Tàu đó là tiếng ồn ào nói chuyện, HDV cũng hoạt náo không ngừng, hết kể chuyện lại bày đủ trò giới thiệu mọi người, muốn ngủ bạn chỉ có 1 cách là đeo headphone!!



Chương trình của ngày hôm nay là chúng tôi sẽ phải đi 1 chặng đường rất dài đến Buerqin, trên đường sẽ dừng tại 2 spot là Ghost City và Multicoloured Bay.

Trời nắng đẹp, se lạnh, đường đi cũng rất tốt, chủ yếu là đường cao tốc

9-6.jpg


dọc đường có khá nhiều cánh đồng bông trắng muốt

11-4.jpg


và những khu khai thác dầu

12-4.jpg


nhưng vì đi theo tour nên chúng tôi không có cơ hội xuống tác nghiệp.

Xe nghỉ ăn trưa tại 1 trạm ven đường trước khi đến Ghost City vào giữa trưa...
 
Ghost City hay còn gọi là Ghost Town of the world

1 điểm du lịch rất nổi tiếng ở phía Bắc Tân cương nhưng tôi chỉ biết nó là bối cảnh của phim Ngọa hổ tàng long ngoài ra chẳng có tí khái niệm nào trước khi đến đây.

Lịch sử của GC được tóm tắt như sau: cách đây 100 triệu năm khu này là 1 cái hồ cực lớn sau rất nhiều biến đổi của khí hậu và trái đất khu vực với diện tích 120 km2 này đã biến thành sa mạc với rất nhiều những khối đá, đất, cát đủ mọi hình dạng. Sở dĩ có cái tên Ghost city là do đặc thù gió thổi quanh năm suốt tháng, gió luồn qua các phiến đá, va đập với các ngọn núi tạo thành đủ thứ âm thanh rùng rợn. Cộng với vẻ hoang lạnh chỉ có đất đá và khí hậu khắc nghiệt khiến nơi đây chẳng có dấu hiệu của sự sống

Các bạn Tàu rất biết khai thác vẻ hấp dẫn của cái hoang sơ chết chóc đó nên khu này gần như được bảo tồn nguyên vẹn, ngoài cái cổng hoành tráng bên ngoài và 1 số dịch vụ thiết yếu cho khách du lịch, bước qua cánh cổng bạn chỉ đối mặt với đất và cát



1-7.jpg




Bầu trời xanhh ngắt

2-8.jpg




Ngay sau cổng có dịch vụ vận chuyển cho bạn lựa chọn, xe Jeep 4 bánh và 1 số loại xe chuyên dụng để đi trên sa mạc trông rất hoành tráng và tất nhiên giá cả cũng hoành không kém, hoặc bạn có thể mua vé cho oto của mình đi vào. Chúng tôi chọn giải pháp ngồi trên xe tour để tiết kiệm chi phí. Đi bộ ở đây là điều không thể.

Cảnh trong Ghost City

3-7.jpg




4-9.jpg




5-10.jpg




7-8.jpg




8-7.jpg
 
10-6.jpg




thêm 1 dịch vụ tại 1 trong những điểm dừng chân là chụp ảnh cưỡi ngựa hoặc lạc đà



6-8.jpg


Tôi không trèo lên cưỡi mà chỉ đứng bên cạnh chụp ké nên không mất tiền :)



15-5.jpg
 
Có thể đến Ghost City vào giữa trưa không phải là 1 sự lựa chọn tuyệt vời lắm nhưng đổi lại chúng tôi đến kịp Vịnh Ngũ Sắc (multi-colored bay) vào thời điểm đẹp nhất trong ngày: hoàng hôn.

Cũng chính vì thế mà ở Vịnh ngũ sắc đông nghịt người, rất nhiều các bác với súng ống hàng khủng đang phục kích ở các góc để ghi lại những bức ảnh đắt giá. Tôi ko có tính kiên nhẫn đợi vắng người ở những góc đẹp nên cứ lựa chỗ nào xấu không người thì bấm



18-5.jpg




19-6.jpg




21-4.jpg




23-3.jpg




22-4.jpg




20-4.jpg




27-3.jpg
 
các cao thủ chen chân



25-4.jpg




16-4.jpg




Hắt sáng kiêm mũ che nắng

17-6.jpg




hoàng hôn trên Vịnh ngũ sắc- sông Irtysh



28-3.jpg




29-3.jpg




24-5.jpg
 
Top