• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Nepal - lòng nhiều vương vấn (2012)

Nhìn lại quãng thời gian thần tiên ấy, tôi vẫn không sao thoát khỏi bồi hồi xúc động. Ai đó đã từng kể tôi nghe về nơi đất Phật ấy với những mỹ từ về con người và khung cảnh, và thú thật, tôi đã chìm đắm thật sự với Nepal, và hôm nay, tôi ngồi đây viết về những hồi ức với Nepal. Chưa viết ra, nhưng tôi biết tôi sẽ không thể chuyển tải hết vẻ đẹp cảnh vật, tâm hồn của Nepal, cũng như không thể nói hết tình yêu của tôi dành cho xứ sở ấy ...



Thú thật, đây là chuyến đi du lịch nước ngoài đầu tiên trong cuộc đời tôi. 26 tuổi! quá trễ để bắt đầu một chuyến hành trình ra cửa lớn? Có lẽ là thế, vì tôi đã đọc đâu đó nói về những bạn trẻ tuổi teen đã có thể "phượt" đến nhiều quốc gia. Chẳng hiểu sao từ khi tôi biết yêu du lịch, nếu ai hỏi tôi muốn đến thăm đất nước nào nhất trên thế giới, tôi cứ đáp ngay không cần suy nghĩ "Tây Tạng hoặc Nepal". Có lẽ là do tôi ảnh hưởng nhiều từ bộ phim tài liệu MÊKONG KÝ SỰ.



Vậy là quyết tâm để dành tiền và đi, không cần qua công ty du lịch nào, ỷ y vào mối quan hệ bạn bè ở xứ người (những mối quan hệ đáng tin tưởng, vì họ làm việc cho Nepal - Vietnam Chamber of Commerce). Mua vé máy bay với giá 740 (ai cũng trầm trồ không ngờ mình có thể tranh thủ giá vé quá tốt), tài sản mang đi trong người là 600 đô và 1 cái thẻ. Và thế là lên đường! Quá ngổ ngáo, dám một thân một mình đi nước ngoài...Và mình đã không lầm với quyết định ấy!



KỲ 1: QUÁ CẢNH Ở THÁI LAN





Vấn đề này làm mình lo lắng nhất, vì mình chẳng hiểu mô tê là quá cảnh thì phải làm sao, đi đứng thế nào. Mình nghe người thì nói phải điền form gì đó này nọ, trong khi người bán vé cho mình nói "chả cần form gì cả", rồi đầu óc cứ rối bời bời.

Nhưng rồi tự mình phải chỉnh đốn mình ngay "Mình đâu phải mù tiếng Anh, không chết đâu được, cứ bập bõm rồi cũng qua ải hết thôi". Và mọi chuyện suôn sẻ tuyệt vời!



Ký gửi hành lý đến chặng cuối là Nepal, mình bắt đầu lên chuyến máy bay của Thai Airway để đến đất Thái.

[URL="http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/399048_10150629053256326_649121325_9539623_683601354_n.jpg"]
[/URL]

-> bữa ăn nhẹ trên máy bay



[URL="http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/551434_10150629053376326_649121325_9539625_347611859_n.jpg"]
[/URL]

-> buồn buồn thì cắm mic nghe hệ thống giải trí trên máy bay (toàn nhạc Thái, có đúng 1 kênh nhạc tiếng Anh)





[URL="http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/563386_10150633789101326_649121325_9558262_1063794575_n.jpg"]
[/URL]





Đến sân bay Thái, mình cứ đi theo bàn dân thiên hạ. Trong sân bay có bố trí nhiều quầy Airport Information, bảng chỉ dẫn hoặc sơ đồ, cứ thế mà tiến bước thôi, không việc gì phải lăn tăn. Lên lầu một sau khi bị check kỹ càng về an ninh (sân bay Việt Nam thua xa, quá lỏng lẻo), mình cứ thoải mái giở laptop truy cập, hoặc ăn uống gì đó.

À, transit thì chẳng cần giấy tờ hoặc điền form gì nhé bà con. Sân bay Thái chấp nhận tiền đôla Mỹ chứ không nhất thiết phải đổi sang baht.

Một vài hình ảnh về sân bay Thái

[URL="http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/563591_10150629043101326_649121325_9539576_1602668331_n.jpg"]
[/URL]

-> đi bằng băng chuyền

[URL="http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/532870_10150629043166326_649121325_9539577_1433525729_n.jpg"]
[/URL]

-> bảng chỉ dẫn rõ ràng

[URL="http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/554148_10150629043226326_649121325_9539578_1230022363_n.jpg"]
[/URL]

-> ổ cắm điện lắp ngầm dưới sàn nhà, vừa an toàn vừa thẩm mỹ

[URL="http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/546193_10150629043631326_649121325_9539586_979548495_n.jpg"]
[/URL]

-> cảnh sát Thái rất hot

[URL="http://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/553739_10150629043556326_649121325_9539585_679340157_n.jpg"]
[/URL]

-> những băng ghế nghỉ ngơi cho khách transit

[URL="http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/564465_10150629043726326_649121325_9539587_1814263175_n.jpg"]
[/URL]

-> bình minh sân bay Thái (ngủ 1 đêm ở sân bay cũng thoải mái kinh khủng, chợp mắt mở ra là sáng roài)



-> đi mỏi cả chân để ra cổng C8 để chuẩn bị bay sang Nepal

[URL="http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/558020_10150629042946326_649121325_9539573_250975301_n.jpg"]
[/URL]

-> vẻ bệ rạc của UP (Uyên Phương)



(Phần tiếp theo: Ấn tượng ban đầu về Kathmandu)
 
Phần 2: ấn tượng đầu về kathmandu



Do có một người bạn thân là người bản xứ, công tác tại Nepal - Vietnam Chamber of Commerce, mà yuppie được đón ở tận phi trường. Nói sao về phi trường của Nepal nhỉ: nhỏ bé, đơn sơ và cũng tràn ngập sắc văn hóa (điều này hay đấy! vì như mọi người đã thấy thì phi trường nhà mình chưa làm được điều là thể hiện được HỒN VIỆT).



Không hiểu sao yuppie được rất nhiều ưu ái từ những nhân viên ở phi trường. Họ nghe mình đến từ Việt Nam thì niềm nở lắm, họ lại còn hướng dẫn mình rất chu đáo, và họ còn ngạc nhiên khi biết mình "đơn thương độc mã" đi chơi 1 mình:



- Are you not in group? (Thế bạn không đi theo nhóm à)



Hầu như câu hỏi này được đặt ra nhiều nhất cho mình, chính vì thế cũng làm mình cảm thấy bản thân "vĩ đại". Thủ tục xin visa bên đó cực kỳ đơn giản: mò theo lối xin visa cho người vừa mới đặt chân đến Nepal (đảm bảo vừa xuống là thấy, không cần băn khoăn, người ta đi đâu mình đi đấy, chú ý bảng chữ nữa là ok), nộp 1 tấm hình làm visa, nộp mẫu đơn đã được phát sẵn trên máy bay (nhớ điền bằng bút đen nhá), nộp usd25 làm phí visa. Thế là "cộp", xong xuôi.





[URL="http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/553538_10150629212826326_649121325_9540366_1712641106_n.jpg"]
[/URL]

[URL="http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/546193_10150639352951326_649121325_9576215_74759017_n.jpg"]
[/URL]

Bước ra khỏi phi trường, cảnh tượng sân bay thiệt giống như các ... bãi xe đò ở VN. Nhìn mãi mới thấy cái bảng LUSSA, thế là mình tươi cười vẫy tay, và cùng anh chàng Prem (cấp dưới của bạn mình bên đó)leo lên 1 chiếc taxi để về khách sạn. Chu choa, taxi bên đó ... thảm quá, mình không thể tưởng tượng là model xe ấy vẫn còn được lưu hành phổ biến ở Nepal. Đúng như bạn mình bên đó nói "Kathmandu giống như cái làng nhỏ ở VN mà thôi"

[URL="http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/575420_10150639350981326_649121325_9576194_1523126359_n.jpg"]
[/URL]

-> đường xá bụi bặm, kẹt xe nhiều

[URL="http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/574584_10150639351391326_649121325_9576198_1172631414_n.jpg"]
[/URL]

-> người thủ đô nơi ấy bình dị quá đỗi

[URL="http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/149738_10150639351531326_649121325_9576200_459249940_n.jpg"]
[/URL]

-> ôi thảm thương quá, còn tệ hơn kênh Nhiêu Lộc nhà mình

[URL="http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/156443_10150639352051326_649121325_9576208_1012782478_n.jpg"]
[/URL]

-> đàn ông bên đó chỉ toàn đi xe mô tô thể thao

[URL="http://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/295139_10150639350851326_649121325_9576193_1254687918_n.jpg"]
[/URL]

-> khách sạn bạn mình book cho mình, trên đường Jyatha, có tên Kohinoor (tên của 1 viên kim cương to và quý): giá rẻ, sạch sẽ, thoáng mát, có nhà hàng cạnh bên (đó là do bạn mình có quen với quản lý ở đó nên mới được ưu đãi thế)

[URL="http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/427968_10150629042996326_649121325_9539574_1676120546_n.jpg"]
[/URL]

-> sau khi quẳng 3 cái hành lý vô thì mình cũng phải điệu đàng "tự sướng" chút nhỉ, hihi



Tóm lại, ấn tượng ban đầu về Kathmandu là ... chẳng có gì ấn tượng. Kathmandu vẫn chưa khiến mình yêu thương và thân thuộc ... Nhưng tin mình nhé, cảm xúc này chỉ kéo dài trong ngày đầu tiên, sau đó, mọi chuyện khác biệt hoàn toàn ...
 
(Tiếp phần 2 về KATHMANDU)



Mình dậy từ lúc tảng sáng, chừng 5h sáng, nhìn ra ngoài ban công, ôi Kathmandu vẫn còn ngái ngủ, chưa có dấu hiệu bắt đầu một ngày mới

[URL="http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/554407_10150629211876326_649121325_9540350_1266202911_n.jpg"]
[/URL]

-> mình phải công nhận là Nepal là xứ lắm quạ nhiều diều hâu, ngày đầu chưa quen, thân gái 1 mình, mình hoảng hốt khi nghe tiếng quạ kêu và đập cách ở góc cửa sổ

-> sáng sớm khí trời se lạnh như Đà Lạt, sướng rên người



Rồi đến khoảng 8h sáng, bạn mình gõ cửa lộc cộc:



-Lussa, dậy chưa? Tranh thủ nhá, bữa nay tôi phải nộp luận văn đấy...



Tiếng Anh của người Nepal có một số phát âm khác những gì mình được học, nhưng mình chẳng thấy nó đến mức khó nghe như nhiều người nói, những người mình gặp đều nói tiếng Anh lưu loát, dễ hiểu. Hỏi ra mới biết, dân tình bên đó học tiếng Anh trước khi vào trung học, đúng là đất nước của du lịch mà...

Mình đi theo bạn mình đi thăm tháp Dharahara, bạn mình vòng vèo thế nào với người soát cổng mà cuối cùng mình được hưởng giá của người địa phương chứ không phải của khách du lịch (ở Nepal, khách du lịch bị "chém" nhiều hơn người bản xứ gấp 2 hoặc 3 lần)

[URL="http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/521665_10150629211201326_649121325_9540340_213593159_n.jpg"]
[/URL]



Tháp Dharahara hay còn gọi là tháp Bhimsen. Tháp này cao 9 tầng và được công nhận bởi Unesco là tiêu biểu cho kiến trúc của Kathmandu. Từ tháp, ta có thể thấy toàn cảnh Kathmandu tuyệt đẹp theo kiểu Panoramic.



[URL="http://a1.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/580318_10150629211376326_649121325_9540342_827045376_n.jpg"]
[/URL]

-> Em nó lúc mới xuất phát thì hào hứng, bước 1 lúc 2,3 bậc cho nhanh

[URL="http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/528969_10150629211461326_649121325_9540343_746494225_n.jpg"]
[/URL]

-> xin thề luôn là em nó không "điệu đàng, tiểu thư" gì cả, nhưng quả thật em nó đuối không chịu nổi, thở không ra hơi. Trong ảnh là mình đang nhăn nhó kêu người bạn "Chụp cái gì mà chụp hả trời? tui sắp chết tới nơi roài"

[URL="http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/581699_10150629211526326_649121325_9540345_1874181924_n.jpg"]
[/URL]

-> kathmandu nhìn từ hướng Đông

[URL="http://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/529346_10150629213511326_649121325_9540378_401432398_n.jpg"]
[/URL]

-> Kathmandu nhìn từ hướng Tây

[URL="http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/534063_10150629213566326_649121325_9540379_1441112349_n.jpg"]
[/URL]

-> nhìn từ hướng Nam

[URL="http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-prn1/545812_10150629213446326_649121325_9540377_715257462_n.jpg"]
[/URL]

-> hướng Bắc nà, lối vào khu Tháp



[URL="http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/532856_10150639372961326_649121325_9576275_1552738810_n.jpg"]
[/URL]

v



[URL="http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/579495_10150629212911326_649121325_9540368_852569031_n.jpg"]
[/URL]


-> trước cổng Cung Điện Hoàng Gia





 
Một số hình ảnh thêm về kathmandu



Tới sáng hôm sau là mình bắt đầu yêu yêu Kathmandu rồi nhé. "Tình yêu" bắt đầu nảy sinh từ ly trà sữa CHIA truyền thống ở Nepal. CHIA nghĩa là "trà" trong ngôn ngữ Nepal. Anh bạn bản xứ rủ rê mình sáng sớm uống trà ở Nepal, anh nói việc uống CHIA là truyền thống của người Nepal: họ uống sáng - trưa - chiều -tối, và anh kéo mình đến một người phụ nữ bên vệ đường đang cặm cụi pha chê CHIA cho rất nhiều du khách nước ngoài



-> mùi thơm từ CHIA ngào ngạt và thơm lừng khiến mình chỉ muốn uống ngay 1 ngụm (mà sau đó khi đã uống 1 ngụm rồi thì cứ uống mãi uống mãi thôi, thích quá!). Người phụ nữ sau khi pha chế xong còn hỏi mình "Coffee?" (Thêm bột cà phê nhé?), và quả thực món CHIA có thêm vị cà phê càng trở nên hấp dẫn. Mình đang suy nghĩ có nên mở quán trà sữa CHIA không nữa đây ^^



-> món trà sữa CHIA nóng hổi, vừa thổi vừa ... ực đây, hihi



-> đây là United Trade Center ở Kathmandu (lưu ý cái xe màu xanh nha bà con -> city bus của họ đấy). Người ở Kathmandu có vẻ rất tự hào về cái siêu thị này của họ. Cũng phải thông cảm vì chính anh bạn của mình còn phải thốt lên rằng "Ở Nepal không có cái tòa nhà nào cao bằng cái Bitexco ở TP.HCM đâu"



-> này thì xe buýt, yuppie đã trải nghiệm việc đi xe buýt ở đây rồi, cũng "gam go" lắm đấy



-> Cổng Sahib, nôm na là nơi tưởng niệm các liệt sĩ của Nepal (cái này là mình nghe anh bạn hướng dẫn giải thích bằng tiếng Anh). Ta có thể thấy tượng đài những vị anh hùng được vinh danh trong cổng ấy, phía sau cổng là tháp Dharahara



-> Civil Mall, đây là nơi UP ghé đến vào ngày cuối cùng lưu lại trên đất Nepal



-> kế đến, mình dùng bữa sáng vào lúc ... 9g với món momo thịt gà. Mình thấy món này ngon và dễ ăn, đồ ăn ở đây cũng đặc sắc, chứ không đến nỗi khó ăn. Hay do mình có người bạn hướng dẫn quá tuyệt vời nên mình thích mọi thứ. Trước đó mình đọc bài viết về Nepal của một người Việt, họ nói đồ ăn của Nepal chỉ toàn nêm bằng muối. Mình đặt câu hỏi trên cho anh bạn bản xứ, ổng giãy nảy lên và nói ẩm thực Nepal sử dụng nhiều gia vị và thảo mộc, họ chưa sử dụng hạt nêm thôi, chứ đường tiêu muối ớt gì mà chẳng xài tới. Mọi người cứ thử những món mà mình đề nghị nhé, khá ngon.



-> đợt mình đi là các bạn bên ấy đang "manh nha" vào mùa biểu tình chính trị, tranh cử gì đấy, nhưng ở mức độ còn nhé. Tầm tháng 5 là bắt đầu vào ... mùa. Đất nước họ 33 đảng, suốt ngày lãn công, biểu tình thế này thì làm sao đất nước phát triển nhỉ?



Ở Nepal, người ta bắt đầu làm việc vào lúc 10g, và chưa tới 5g thì lục đục ra về. Đó là chưa kể những ngày cúp điện (mà việc này xảy ra ở Nepal như cơm bữa, do điện nước họ chủ yếu nhờ vào thủy điện, nhằm phải mùa khô hạn thì cúp liên miên). Bạn bè bên đó thắc mắc hỏi yuppie:

- Sao bồ dậy sớm quá vậy? mới 5h đã dậy rồi ư? (tương đương 6h30 sáng ở VN)

- Thì ở Việt Nam, mình bắt đầu làm việc từ 7g mà (hic, giáo viên khổ thế đấy)

Và thế là các bạn bên ấy í ới "Sớm thế trời? Giờ đó tụi tui còn ngủ đó)



-> cúp điện xứ người (đi ăn dưới nến cũng lãng mạn lắm chứ bộ)



Ngày thứ 7 được xem là ngày holiday của họ (chủ nhật vẫn phải đi làm). Mà đã gọi là holiday thì nhà nhà cũng nghỉ việc, vui chơi, cả đến các khu mua sắm cũng ... nghỉ việc luôn. Mình rất ngạc nhiên về điều này, lẽ ra các khu mua sắm cần hoạt động hết công suất vào dịp đó. Khi được hỏi khi nào thì mua sắm cho gia đình, họ vô tư:



- Thì tranh thủ 1 ít thời gian rảnh giờ làm việc



Ôi, quá "hồn nhiên như cô tiên", thế thì chả trách sao đất nước chưa thể phát triển. Mình hứa mình chỉ chê Nepal ở spread này thôi, qua những phần sau bảo đảm mình sẽ khen Nepal nức nở



Mọi người chú ý theo dõi các phần tiếp theo nhá, bảo đảm sẽ yêu nước Nepal ngày càng nhiều như mình cho coi
 
KATHMANDU: ĐẤT LINH THIÊNG (Swayambhu nath - Đền khỉ)



À, trước khi vào vấn đề chính thì mình xin khẳng định 1 điều rằng mình là con chiên của Chúa, tuy nhiên mình đến với Nepal- vùng đất Phật với 1 tâm hồn rộng mở và một thái độ muốn tìm tòi học hỏi nhiều về văn hóa, tín ngưỡng.

Kathmandu nằm ở miền trung nước Nepal, trên một vùng đất thấp, với 3 quận chính là KATHMANDU, LATITPUR và BHAKTAPUR



Hôm nay mình sẽ viết về Swayambhunath, hay còn được gọi là Đền Khỉ, di sản văn hóa thế giới. Anh bạn mình gửi xe trong bãi, rồi kéo mình đi đường vòng, àh thì ra là thế, đi đường vòng khỏi mất tiền vé vô cổng. Thế mới thấy được cái lợi là có người bản xứ theo cùng, hihi.





-> lối đi bộ đề vào đền, gồm 365 bậc thể hiện 365 ngày trong 1 năm. Chu choa là cao, mình đã chọn cách chạy xe lên đỉnh luôn, khỏi đi bộ vì không có nhiều thời gian.





-> tượng Phật ở lối đi bộ lên đền (hình như có từ thế kỷ 17), phụ nữ phải làm lễ lạy trước tượng Phật vào sáng sớm





-> Theo truyền thuyết, trong 1 lần dạo quanh, Bồ Tát Văn Thù đã phát hiện 1 bông hoa sen rực rỡ và kỳ lạ: ngàn cánh hoa vàng, nhụy là kim cương, bao phấn hồng ngọc, và cuống hoa là bảo ngọc. Bồ Tát đã vạt ngay 1 góc núi ở phía nam, tháo nước trong hồ sen, và đặt núi ngay tại hồ. Con người đã định cư ngay tại đáy hồ và gọi đó là thung lũng. Chính vì thế ngọn núi nơi đặt đền Swayambhuthnath được coi là núi thiêng







-> vòm mái vôi trắng tượng trưng cho sự kiến tạo thế giới, 13 đĩa vàng trên đỉnh tháp tượng trưng cho 13 bước giác ngộ. Giữa 2 mắt của Phật là chữ "1" (theo tiếng Nepal) thể hiện sự thống nhất, đoàn kết





-> rất nhiều tháp lớn, và nhỏ





-> cùng nhau say cheese nè, hehe



Đây được gọi là CHUYỂN KINH LUÂN, chỉ cần xoay bánh xe này ngược chiều kim đồng hồ là đã coi như niệm kinh phật



v



Dipankar Buddha '7th Century'. Buc tuong nay co tu the ky thu 7 do ba con







-> tượng nữ thần Bhairav (hóa thân của thần Shiva trong đạo Hindu)





-> thần Manjushree, vị thần của trí tuệ



Một điểm cần nói thêm: Ở Nepal hầu như tất cả những người theo đạo Hindu đều theo đạo Phật. Đối với đạo Hindu, Phật cũng là hiện thân của một vị thần (thần Vishnu). Chính vì thế ở Nepal có một sự kết hợp hài hòa tín ngưỡng giữa người theo đạo Hindu và đạo Phật. chúng ta có thể thấy điều đó qua ngôi đền Swayambuthnath này
 
Hình ảnh thêm về Swayambuthnath





-> Kathmandu nhìn từ Monkey Temple





-> ném đồng xu để cầu nguyện, yuppie đã ném đồng 5000 của VN xuống đây







Tượng búa thiên lôi ('Bajra' ritual symbol of Buddhist which represents thunder

)







-> nhà truyền thống ở Swayambuth









-> tượng Phật lớn dưới chân Swayambuthnath

 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
Nhà cửa,đường xá,xe cộ lúc nhúc cũng giống VN nhờ.
 
Đồ ăn ngon không em :D

Anh Nhân ơi, đồ ăn theo em thì không tệ lắm, có những món cũng tương tự Việt Nam như Thupa.

545057_10150631260366326_649121325_9550050_500739024_n.jpg




hình nè anh

Những spreads sau em sẽ giới thiệu chi tiết về những thông tin hữu ích khi du lịch Nepal. Còn những spreads đầu là nhật ký hành trình của em theo từng ngày đó anh ^^
 
Kỳ 3: Bhaktapur - đô thị cổ



Đến Nepal, cụm từ yuppie được nghe nhiều nhất từ anh bạn hướng dẫn là DURBA SQUARE. Đi đâu thấy cũng nói Durba Square, cuối cùng mình tò mò quá nên hỏi:



- Ở đây cứ quảng trường là gọi DURBA SQUARE đúng không?

Anh giải thích:

- Durba ở đây nghĩa là PALACE (cung điện). Trong quá khứ Nepal bị thống trị bởi 3 vị vua, và 3 vị vua này lập đô ở 3 nơi khác nhau có tên gọi lần lượt là KATHMANDU DURBA SQUARE (hay còn gọi là KANTIPUR), BHAKTAPUR DURBA SQUARE và LATITPUR DURBA SQUARE (hay còn gọi là Patan).



Vậy ra bữa nay mình được đi thăm kinh thành thứ 3 của triều đại MALLAS. Ở Bhaktapur có Nagarot là nơi để ngắm mặt trời mọc.



Lại một lần nữa, thế mạnh của việc đi cùng người bản xứ được phát huy ở việc: yuppie không phải trả tiền vào cổng, chỉ việc đi vòng ngõ sau là có thể vô thăm thú thỏa thích.







-> hồ ở lối vào Bhaktapur, ở Nepal người ta gọi hồ là POKHARI



Nằm ở phía Đông thung lũng Kathmandu, Bhaktapur đã từng là thủ đô của nước Nepal dưới triều Malla (khoảng nửa sau thế kỷ 15). Bhaktapur được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi văn hóa đa dạng đền, tháp, chùa, điêu khắc trên đá và trên gỗ độc đáo.







-> kiểu nhà và cửa sổ truyền thống đặc trưng của người Nepal











-> những con đường ở Bhaktapur đều được lát gạch kiểu thế này











-> mình cứ bị mê mệt kiểu kiến trúc với cửa như thế này nhé









-> theo mình là Nepal cần xem xét về việc bảo tồn các di tích này









-> Điêu khắc gỗ ở Bhaktapur, cực đẹp và tinh xảo



Về kiến trúc, ở Bhaktapur, ta có thể thấy 3 kiểu kiến trúc tiêu biểu



Kiến trúc dạng Pagoda (chùa) là những công trình có mái chồng nhiều tầng. Kiến trúc Stupa có cấu trúc dạng tháp luôn gặp trong Phật giáo Tây Tạng. Còn Shikhara được cho là bắt nguồn từ kiến trúc đền Hindu vùng cao nguyên Bắc Ấn với sự cầu kỳ, tỉ mỉ, thể hiện không chỉ trong kiến trúc tổng thể mà còn hiện diện trong các bức tượng người và vật bằng đá xung quanh.




(st)





-> Giếng nước đá truyền thống ở Nepal. Trước đây nước chảy ra từ vòi này, nhưng giờ thì không còn nữa.





-> Một cửa hàng đồ cổ trên đường


 
(Tiếp về Bhaktapur)



Bhaktapur còn được biết đến với tên gọi là THÀNH PHỐ ĐẤT NUNG. Ở đây ta có thể thấy rất nhiều người làm nghề truyền thống này









Trước cửa Bảo Tàng Quốc Gia







-> hàng cột gỗ được điêu khắc tinh xảo thách thức thời gian













-> Tháp 5 tầng Nyatapola hay còn gọi là Panch talle Mandir













Bhaktapur durbar Square (trong đó tòa cung điện cổ thuộc triều đại Malla của Nepal vào khoảng thế kỷ thứ 14, 15)







-> cung điện 55 cửa sổ











-> cỗ xe ngựa





 


Thú thật, mình đã bỏ lỡ nhiều điểm đến trong chuyến đi Nepal lần này. Nguyên nhân chính là do lịch trình của mình quá ngắn ngủi, vỏn vẹn chưa đầy 1 tuần lễ, và mình thì cứ đòi đi xe buýt để trải nghiệm thiên nhiên và ... tiết kiệm chi phí. Anh bạn đồng hành nói với mình rằng, với lịch trình như thế, mình có thể phải bỏ qua một vài điểm thăm quan, nhưng nhất định mình không được bỏ qua POKHARA. "Pokhara is a must", anh ấy quả quyết thế!



Trước đó, mình có gặp anh Phú Nguyễn chị Út Saigon Phở, 2 anh chị là những người Việt Nam sinh sống tại Nepal và kinh doanh rất thành công (số mình rất may mắn, vào những phút chót luôn gặp được những người tuyệt vời như thế). 2 anh chị đều nhận xét Pokhara là một nơi xinh đẹp, khác hẳn với Kathmandu, và khuyên mình nên đi để có thể nảy sinh tình yêu với Nepal.



Và thế là quyết định lên đường nhé, Pokhara thẳng tiến nào. Chuyến đi của mình thú vị ở chỗ là "chẳng cần hoạch định gì trước, thích là cứ làm"; lại gặp anh bạn đồng hành cực kỳ hợp rơ, mình và anh tíu tít hát hò (người hát tiếng Việt, người hát tiếng Nepal) rộn rã khắp đường đi. Có một kỷ niệm vui thế này, anh chàng hát bài Ju ju Na Na Na, rồi yêu cầu mình hát 1 bài tiếng Việt gì đó cho ảnh nghe. Mình bí quá, bài hát thì biết nhiều, nhưng chẳng hiểu sao lúc đó đầu óc mụ mị thế nào mà mình hát bằng "Ra đây mà xem, con gì nó ngồi trong góc, nó đưa cái lưng ra ngoài, nó là con cóc, con cóc nó ngồi trong góc, nó đưa cái lưng ra ngoài, ấy là cóc con". Nghe mình hát xong, anh chàng hỏi:



- Ôi, bài hát hay quá, chắc chắn đây phải là một bài hát về tình yêu đôi lứa...



Mình chỉ cười cười, không giải thích gì, coi bộ gam go, anh chàng mà biết mình đang hát về "Con Cóc" chắc ... té ghế.



534973_10150631259656326_649121325_9550040_567900022_n.jpg




-> Đây là xe mình đặt để đi Pokhara. Xe không kiếng, không máy lạnh, ghế không êm -> vậy mà mình lại thích mới chết chứ. Nơi đón xe là đối diện con đường dẫn vô khách sạn của mình, vì thế nên mình cũng gặp nhiều thuận lợi.



549301_10150631260261326_649121325_9550048_192703760_n.jpg






-> Đang đi trên trục đường New Road (trục đường chính nối liền giữa Kathmandu và một số vùng lân cận, giống QL 1A của mình đấy)



534844_10150631257626326_649121325_9550012_747901979_n.jpg




-> bắt đầu ra khỏi Kathmandu, và cũng bắt gặp những hình ảnh đầu tiên về những ngôi nhà quê yên bình

564924_10150631257976326_649121325_9550018_1042015151_n.jpg




Ngôi làng nhỏ ven dòng sông Trisulin



562858_10150631258386326_649121325_9550025_2143435378_n.jpg




2.1266071601.on-our-way-to-pokhara.jpg


Bình yên



Sau khi ra khỏi Kathmandu là chúng ta sẽ gặp Thankot, hay còn gọi là Tribhuvan Park. Đây là nơi mà người dân ở Kathmandu hay đi cắm trại dã ngoại vào những dịp cuối tuần. Tiếc là xe lướt nhanh nên mình không chụp được hình ở đây.



Anh bạn cùng đi đã vẽ cho mình coi sơ đồ từ Kathmandu đến Pokhara, theo đó thì sau khi rời Kathmandu, ta đến Nadhunga, rồi Dhading, rồi quận Tanahu và cuối cùng thì đến quận Kaski. Pokhara nằm trong địa phận quận Kaski.



582263_10150631259126326_649121325_9550034_1546397681_n.jpg




-> công viên nước bên ấy đơn sơ nhỉ? Đây cũng là nơi dừng chân để ăn điểm tâm của nhà xe (ở Nepal người ta ăn sáng rất trễ, vào khoảng 9-10g sáng). Nhắc về vấn đề nhà vệ sinh, trên đường đi, xe có dừng lại 1 trạm nhà vệ sinh dã chiến, trời ơi, thảm khốc lắm, có lẽ không bao giờ mình quên được nơi ấy, dã man rợ! hic hic



527871_10150631260861326_649121325_9550057_452922237_n.jpg




Phương pháp trữ và sấy khô bắp truyền thống của người dân làng quê trên đường đi Pokhara



555717_10150631261246326_649121325_9550064_93228699_n.jpg




Anh bạn đi cùng đã đặt cho mình ghế ngồi ở rìa phải, nhờ vậy mà suốt trên chặng đường đi mình có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan tuyệt đẹp và còn hoang sơ của tự nhiên



Mệt quá, mình gục ngủ hồi nào không hay nữa ...



(Còn tiếp)











 
(Tiếp phần 3 về Đường ra Pokhara)



Nhờ có người đồng hành là một thạc sĩ về xã hội học mà mình mới để ý tới màu sắc của sông từ Kathmandu ra tới Pokhara.



Sông Trisulin có màu vàng, và là nơi mà đa số khách du lịch đến đây để chơi trò Rafting (vì sông có độ nguy hiểm nhẹ, không nhiều đá ngầm nguy hiểm, và nó gần với Kathmandu nhất)

532853_10150631257346326_649121325_9550009_1637957364_n.jpg


581816_10150631259401326_649121325_9550037_2048305993_n.jpg




3cc6ce19e35855621173a8014d36f9fa.jpg


(hình nhỏ là hình sưu tầm)



Sông Marshyangdi có màu xanh lá cây



02%20Newly%20Built%2070MW%20Mid%20Marshyangdi.jpg


(st)

533080_10150631260571326_649121325_9550053_1138787302_n.jpg


(hình mình chụp)



Nếu Trisuli được xếp ở cấp độ 3 trong rafting thì Marshyangdi xếp cấp độ 4 do bởi những khúc cua và độ nước chảy



Còn ở Pokhara là sông Seti với nước trắng xóa rất đặc trưng

558735_10150632935976326_649121325_9555368_1965430355_n.jpg


582280_10150632936111326_649121325_9555371_1707280267_n.jpg


524334_10150632936521326_649121325_9555374_2132284703_n.jpg




Vườn quốc gia Chitwan nằm ở Muglin, nơi giao nhau giữa 2 con sông Trisuli và Marshyangdi để tạo thành sông Narayani

318172_10150631260966326_649121325_9550058_1126211638_n.jpg




Hy vọng qua việc phân tích các con sông và màu sắc của chúng giúp các bạn hình dung thêm về lộ trình



(còn tiếp)
 
Tiếp kỳ 3: ĐẾN POKHARA



Xe đến Pokhara vào lúc 6g chiều. Ở Pokhara, trời còn lất phất mưa. Nhìn nước đọng thành vũng, mình đoán chắc nơi đây vừa trải qua 1 trận mưa lớn. Không khí se lạnh bắt đầu thấm da thịt mình, và mình yêu thời tiết kiểu như thế, không quá lạnh để "cắt da thịt" - chỉ vừa đủ lạnh để da mình đẹp hơn (điệu quá) và không phải đổ mồ hôi khi di chuyển nhiều.

Xe dừng ở trạm, người lơ xe gọi vang " The last stop", thế là hành khách bắt đầu thu gom hành lý và đi xuống xe. Mình và người bạn đồng hành tranh thủ làm một tấm hình "tự sướng" trước khi tiếp tục hành trình tìm kiếm khách sạn



7071031111_d082c8db11_z.jpg




-> sau cuộc hành trình vất vả mà mặt mày tươi roi rói thế này kể cũng đẹp nhỉ?



Bắt đầu săn tay đi kiếm khách sạn. Cái thú của việc đi du lịch không biết đến ngày mai là như thế, cứ đến đâu mò đến đó, cũng hay lắm chứ bộ, và sợ gì nhỉ khi mình có 1 người đồng hành quá tuyệt vời.



Ngoài trạm xe đầy rẫy những người đứng tiếp thị cho khách sạn ở Pokhara (gọi nôm na là "cò" đấy). Sau một hồi trao đổi, mình và những người bạn đồng hành quyết định chọn một khách sạn nằm gần bờ hồ, và tương đối đẹp. Xe khách sạn chở cả bọn đến tận nơi.



Rắc rối phát sinh...



Khách sạn thông báo hết phòng, ngoài trời thì đang mưa râm rỉ, mình và bạn bè lại không mang dù theo. Rồi, thế là cả đám dầm mưa, dầm gió đi tìm những khách sạn cạnh bên. Rất may là khách sạn HIMALAYAN INN vẫn còn chỗ cho mình.



Khách sạn và nhà cửa ở Pokhara rất đẹp. Họ xây nhà cho nhiều thế hệ cùng sống chung, và họ thường dành ra tầng dưới để cho thuê. Kể ra thì như thế cũng ấm cúng và đảm bảo thu nhập đấy chứ!



578300_10150632916756326_649121325_9555214_942161423_n.jpg


-> đấy, bản chỉ dẫn vào khách sạn của mình đấy.



Sau khi về phòng, thay đồ, mình và anh bạn đồng hành quyết định bát bộ Pokhara về đêm và dùng bữa tối

Đường ra hồ Phewa tối om, mình nói với bạn rằng mình không dám vào, nhưng cuối cùng mình cũng mon men muốn thử cảm giác đi trong bóng đêm là thế nào... Công nhận mình cũng "chì" lắm chứ bộ





564330_10150633722186326_649121325_9558007_61093356_n.jpg


-> hồ trong đêm đấy, tĩnh lặng vô cùng



581791_10150633722376326_649121325_9558010_1831570125_n.jpg




380758_10150631257151326_649121325_9550005_1491464783_n.jpg


-> ngồi trong nhà hàng dưới ngọn nến lung linh

7064058845_93028978c0.jpg


-> món Thupa ở đây ngon tuyệt cú mèo. Bạn nào muốn biết thêm thông tin về nhà hàng, khách sạn, tiền tệ, điều cấm kỵ này nọ ở Nepal thì cứ nhẫn nại theo dõi thông tin đăng tải của mình trên mục này nhé



Kết thúc một ngày rồi, ngủ sớm nào vì anh bạn đồng hành hăm he rằng mai sẽ phải dậy từ rất sớm để ngắm mặt trời mọc



Mặt trời mọc nơi này thì có gì đặc biệt nhỉ?

Xem hồi sau nha bà con
 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi




http://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hpho...0861226326_649121325_9548572_1799238170_n.jpg





-> mình cứ bị mê mệt kiểu kiến trúc với cửa như thế này nhé






Cái cửa nhìn lạ + độc thiệt.Có 2 con hugo canh cửa nữa kìa.











Cái chỗ nì giống mấy cái phim cổ trang nhờ.Nằm ngủ trong KS 5* ở tp sầm uất,tự nhiên sáng mai thức dậy thấy đang nẳm ở chỗ nì mà xung quanh ko 1 bóng người chắc người đó sẽ hoảng hồn mất vía kakaka.Nhưng với dân du lịch bụi thì chắc khá thú vị hehehe.











Đi xa cầm guốc gõ gõ xuống đất cái thổ địa hiện ra thì sướng oy.











Tấm nì bị nhiều đốm trắng khi chụp đêm.Cái máy của buidoi dạo nì cũng bị y như vậy.Chắc bị hư cái gì rồi nhờ ?











Giống mì hải sản quá nhỉ ? Hình như có cà rốt,ớt chuông sắc sợi thì phải hehehe.Món nì có thịt hay gì gì trong đó nữa ko yuppie ?

 
Vậy là có thể xin visa Nepal ngay tại sân bay hả bạn, chỉ cần 1 tấm hình (3x4 à?) + 25 USD?
 
Vậy là có thể xin visa Nepal ngay tại sân bay hả bạn, chỉ cần 1 tấm hình (3x4 à?) + 25 USD?



Chính xác rồi bạn, cần tìm thông tin gì nữa thì nhắn cho mình biết nhá, kể cả book tour, khách sạn, xe cộ...
 






Cái cửa nhìn lạ + độc thiệt.Có 2 con hugo canh cửa nữa kìa.





--> Hahah, bác buidoi nói 2 con hugo làm mình mắc cười quá hà, hay hay, so sánh hay











Cái chỗ nì giống mấy cái phim cổ trang nhờ.Nằm ngủ trong KS 5* ở tp sầm uất,tự nhiên sáng mai thức dậy thấy đang nẳm ở chỗ nì mà xung quanh ko 1 bóng người chắc người đó sẽ hoảng hồn mất vía kakaka.Nhưng với dân du lịch bụi thì chắc khá thú vị hehehe.





-> Nhưng mà mình chưa bao giờ ở trong KS 5 sao hết bác buidoi oiiii









Đi xa cầm guốc gõ gõ xuống đất cái thổ địa hiện ra thì sướng oy.



-> Mà được thổ địa hot như vậy thì cũng đáng hén?









Tấm nì bị nhiều đốm trắng khi chụp đêm.Cái máy của buidoi dạo nì cũng bị y như vậy.Chắc bị hư cái gì rồi nhờ ?

-> lúc này là đang mưa đó bác buidoi











Giống mì hải sản quá nhỉ ? Hình như có cà rốt,ớt chuông sắc sợi thì phải hehehe.Món nì có thịt hay gì gì trong đó nữa ko yuppie ?

-> trong đó có rau củ quả, thịt gà nữa, thanh tao và rất ngon đó bác




^^ Không biết mình comment trong quote vậy đơợc hem ta?
 
Top