• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Nắng gió Tây Ninh, một ngày...

Tòa thánh Tây Ninh - Mục đích đã đạt được!



Chuyến đi từ ngày 11/03/2012, giờ mới có hứng thú mà kể lại.



Đây là lần thứ hai mình đi Tây Ninh, sau gần 6 năm kể từ ngày về quê một người bạn. Mục đích chính của chuyến đi lần này là chụp được ảnh Tòa Thánh Tây Ninh, nơi mà mỗi khi nhìn ảnh của người đi trước lòng mình cứ run lên vì sự hoành tráng của nó, vì hình ảnh làm lễ của những người theo đạo Cao Đài - đạo lạ lẫm đối với mình.



Rủ thêm bạn D. - một người chịu chơi và vô tư hết mình (vì sắp thi tốt nghiệp tới nơi rồi, chưa học bài mà vẫn đi), hai đứa con gái trên một chiếc xe máy khởi hành từ 8g hơn, sau khi đã ăn sáng và ghé mua trái cây, nước suối mang theo.



7073879715_c40990d323_z.jpg






"Hành trang" mang theo: ổi và quýt mua ở Thủ Đức, bánh tét chuối và đậu xanh Long An dọc đường, cộng với quả dưa hấu Long An 2kg cũng mua dọc đường (đoạn Long An).



7073879559_98bd2e1351_z.jpg






Ghé uống nước mía (có thêm tắc muối) ở đoạn đường cách thị xã Tây Ninh chừng 10 km.




Đường đi cũng dễ thôi, từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh cứ đi theo đường Cộng Hòa, đi thẳng qua ngã tư An Sương là quốc lộ 22, cứ chạy thẳng hoài, thẳng hoài, tới địa phận Tây Ninh, thẳng tiếp tới huyện Hòa Thành, đoạn còn đâu cỡ 5 km là tới thị xã Tây Ninh (nhớ hỏi thăm người dân), là gặp một ngã ba nho nhỏ, rẽ trái chạy thẳng hoài chừng 4 km là gặp Tòa Thánh nằm bên tay trái.



7073879957_7c49936cb6_z.jpg




6927798814_3976442412_z.jpg




7073879435_d28da6deae_z.jpg




Nhìn thấy núi Bà Đen này là biết đã gần đến thị xã Tây Ninh.



 
Một số thông tin về tòa thánh (nguồn Wikipedia).



Tòa Thánh Tây Ninh là một cụm công trình gồm nhiều kiến trúc tôn giáo của đạo Cao Đài, nằm trên địa phận Thị trấn Hòa Thành, xã Long Thành Bắc (huyện Hòa Thành) và một phần Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam. Đây cũng là vùng Thánh địa thiêng liêng và nơi đặt Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.



Theo thiết kế ban đầu, kích thước Tòa Thánh được quy định dài 135m, rộng 27m, nền cao 1,8 m. Tuy nhiên, khi mới khởi công xây dựng Tòa Thánh, tín đồ khi đó còn nghèo, Hội Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước thực tế chỉ còn dài 97,5m, rộng 22m.



7073880241_57c680879e_z.jpg




Tòa Thánh Tây Ninh - Nguyên khu vực rộng lớn này là khuôn viên Tòa Thánh.


Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh Tây Ninh là nó được xây dựng bằng bê tông cốt tre.

7073881753_b1fdb92dfa_z.jpg




Công trình trông hoành tráng, kiên cố thế này mà lại được xây dựng bằng bê tông cốt tre!






Trước khi Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng, vùng này chỉ là nơi hoang vắng biên viễn của Việt Nam. Dưới con mắt quy hoạch và bàn tay xây dựng của các tín đồ, vùng đất này nhanh chóng phát triển thành một trong những vùng dân cư sầm uất nhưng vẫn giữ được nét chất phác của những nhà khai khẩn Việt Nam. Do vị trí cách Thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 100km với đường xá giao thông thuận lợi, Tòa Thánh Tây Ninh còn là vị trí chiến lược về quân sự cũng như kinh tế, kiểm soát một trong những tuyến giao thông cửa ngõ của thành phố này.



7073880139_eeeceb6742_z.jpg




Có bốn cổng vào cả thảy, theo bốn hướng, đây là một trong những cổng đó (hướng nào thì mình chịu thua!).


Là Thánh địa lớn nhất của tôn giáo Cao Đài, hàng năm Tòa Thánh thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan và các tín đồ hành hương. Kiến trúc độc đáo, phối hợp giữa quan điểm triết học Đông - Tây, Tòa Thánh Tây Ninh thể hiện một sự tổng hợp của nhiều yếu tố tâm linh một cách dung hòa. Quy hoạch Thánh địa được tổ chức chặt chẽ, khoa học, kiến hợp giữa kiến trúc nhân tạo cũng như cảnh quan tự nhiên, tạo nên nét thoáng đãng, thích hợp cho những ai tìm kiếm sự bình thản tâm hồn.



Một năm 2 dịp Đại lễ Vía Đức Chí Tôn mùng 9 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Cung rằm tháng 8, Thánh địa là nơi tổ chức lễ hội thu hút nhiều tín đồ và du khách dự lễ. Khu vực xung quanh Thánh địa quy tụ rất đông tín đồ sinh sống, với nết sống thanh tịnh, được xem là một trong những nơi có tỷ lệ người ăn chay lớn nhất nước, thậm chí trên cả thế giới.

Một số thông tin về đạo Cao Đài (nguồn Wikipedia).



Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là đạo Trời.



6927800258_2ec86a5cc1_z.jpg




6927799982_384f3fe371_z.jpg






7073881081_50ab31d3fe_z.jpg






Đi lễ.




Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.



Đạo Cao Đài có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.



6927801236_24b312050d_z.jpg




Chuẩn bị vào làm lễ.




Đạo Cao Đài thờ biểu tượng một con mắt (Thiên nhãn). Theo quan điểm của các tín đồ Cao Đài thì Thiên nhãn biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình. Trước Thiên nhãn, không ai có thể che dấu hay chối cãi được.



7073881349_7185013f02_z.jpg




Thiên nhãn




Ngoài ra, biểu tượng Thiên nhãn còn ý thức Đại đồng, vì dù bất cứ quốc gia, chủng tộc, hoặc tôn giáo nào, thì biểu tượng Thiên nhãn đều giống nhau và không phản ảnh đặc tính phân biệt nào.



Ở đoạn này,
vì không hề biết - do trước khi đi không chịu tìm hiểu kỹ về nơi sắp đi, mình khuyên các bạn trước khi đi đâu nên chịu khó đọc kỹ thông tin về nơi sắp đi, cũng giống như đi học, thầy cô hay bắt đọc bài trước ở nhà, để khi thầy cô giảng sơ qua một lượt, là bạn hiểu bài ngay; khi đi du lịch, bạn gặp khung cảnh, hay điều gì lạ, mà nếu có chuẩn bị trước, bạn sẽ không phải bỡ ngỡ, hay không bỏ sót những khoảnh khắc chụp được những bức ảnh đáng giá - nên tiếc là chưa chụp được bức tranh Cao Đài Tam Thánh nói lên tính đại đồng của đạo - một điều rất hay. Đó là bức tranh vẽ từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm đang bàn chuyện với nhau.
 
Đường đi xa (tổng quãng đường đi và về cỡ 240 km), lại có những đoạn đang làm đường, toàn đá sỏi, nhiều bụi, nên hơn 11g hai đứa mới mò tới được Tòa Thánh.



Thử chạy xe xung quanh để chụp ảnh.



7073880337_3cc4c54263_z.jpg




6927799400_2bcebf09f5_z.jpg




Có cả cây thốt nốt trong khu vực.







7073880597_e1e1bd431a_z.jpg







Bạn D. điệu lắm, mang theo đồ trang điểm để chụp ảnh, và hai đứa đã ghé vào rừng cao su gần tòa thánh để chụp.



6927880754_0ccaf8ef22_z.jpg





Về nguồn gốc của rừng cao su trong khu vực Tòa Thánh:



Đạo Cao Đài chính thức làm lễ Khai Đạo vào ngày Rằm tháng Mười năm Bính Dần (tức 19 tháng 11 năm 1926) tại chùa Gò Kén (tên chữ là chùa Từ Lâm, nay ở xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh). Lễ khai đạo kéo dài gần 3 tháng với sự gia nhập của nhiều tín đồ. Tuy nhiên, do có xảy ra sự việc náo loạn tại buổi lễ, nên vị trụ trì là Hòa thượng Như Nhãn đòi lại chùa. Các tín đồ phải quyên góp để tìm mua một mảnh đất để có thể xây dựng Tòa Thánh. Cuối tháng 2 năm 1927, họ đã chọn mua một mảnh đất và sau đó, tiếp tục khai khẩn thêm để mở rộng khuôn viên xây dựng Thánh địa Cao Đài.



7073961881_b86c9e7aea_z.jpg





Việc khai khẩn ban đầu phải mượn danh nghĩa trồng cây cao su để tránh rắc rối với chính quyền thực dân Pháp. Vì vậy, trong khuôn viên Tòa Thánh hiện nay còn một số cây cao su là do việc này
. -
(nguồn Wikipedia).
 
Sau khi chụp ảnh chán, hai đứa mới tiến thẳng vào Tòa Thánh tham quan, trong khi xe thì để đại ở bên ngoài.



7073881649_5c422d1772_z.jpg




6927800974_efa7ac93ab_z.jpg





6927800536_dd22a804f8_z.jpg




7073891309_9c03f02b44_z.jpg




Cửa chính của sảnh làm lễ.





7073892375_a0c4af0b0b_z.jpg




7073881859_2e5b3710c5_z.jpg






6927810194_c26ee36939_z.jpg




6927811322_ecc9e0c2c8_z.jpg




6927811694_db5b4b018a_z.jpg






7073892299_fc06319b1b_z.jpg




Từ cửa chính của tòa nhà chính, nữ muốn đi vào phải đi từ bên trái, bên phải dành cho nam. Chuyện này không hiểu lắm, liệu có phải là yếu tố "trọng nam khinh nữ", phân biệt giới tính không nhỉ?







 





Giày dép được để bên ngoài (nón úp lên giày dép để tránh nóng, và cũng phòng mất giày dép chăng?).





Sau khi "xử lý" ít bánh tét và trái cây dưới gốc cây gì có trái rất lạ, bạn D. ở lại coi đồ, còn mình đi vào bên trong thánh đường coi người ta làm lễ.







Trái lạ







Trước khi đến đây mình có đọc một số bài viết chê trách việc cho du khách vào tham quan và chứng kiến lễ ở Tòa Thánh làm mất đi sự tôn nghiêm của nơi này, nên khi thấy một số du khách bước vào bên trong định chụp ảnh thì bị một số người theo đạo trong tòa thánh xua tay từ chối, mình cứ tưởng là từ nay du khách không được vào xem lễ nữa, nên hơi thất vọng. Sau thấy nhiều du khách đi vào được, mình mới "mò" vào thử, thì ra người ta vẫn cho vào xem, nhưng dưới sự hướng dẫn lối đi, chỗ đứng xem của những người theo đạo. Mình đến được nơi dành cho du khách tụ tập thì đã thấy rất đông người, chen mãi mới có một chỗ chụp được vài tấm ảnh cảnh làm lễ.








Nói thêm là hình như ngày nào tầm 12g-12g30 trong Tòa Thánh cũng diễn ra lễ. Hôm đó mình đi vào ngày chủ nhật, lễ diễn ra vào đúng 12g trưa.



Tiếng trống bắt đầu vang lên, tiếng đọc kinh rộ lên (gần giống tiếng kinh trong Phật Giáo và cách hát uốn éo trong cải lương, ca trù), mấy chú này bắt đầu tiếng ra sảnh. Sau đó lần lượt những người có chức sắc trong đạo tiến ra.











 
Giữa cái nóng bức, ngột ngạt của chốn đông người, giữa tiếng trống, tiếng hát, tiếng đọc kinh âm âm, đèn flash máy ảnh du khách vẫn lóe lên liên tục. Các hướng dẫn viên sử dụng đủ các thứ tiếng để thông dịch cho du khách hiểu.





7073914167_bf751aa23a_z.jpg




6927832620_126a9eccf7_z.jpg




6927833662_5d0d5d14d0_z.jpg




Mặc dù mình chẳng hiểu gì về đạo này, cũng chẳng hiểu chút xíu gì về buổi lễ với các bước thực hiện, ý nghĩa..., nhưng việc chụp được cảnh làm lễ như mục đích ban đầu đặt ra được hoàn thành là đã thỏa mãn lắm rồi. Mình đi ra ngoài khi lễ còn làm chưa xong.



Ở đoạn này, mình không hiểu một chỗ là khi lễ còn đang thực hiện, người ở bên trong muốn đi ra thì phải đi vòng theo lối cũ, cứ bên trong tòa nhà mà đi, để ra bên ngoài, nơi để giày dép, chứ không được đi thẳng ra cửa chính ra ngoài, rồi đi theo lối ngoài đến nơi lấy giày dép. Ở trước cửa chính cũng không được ai đứng chụp hình hay đi ngang qua khi đang làm lễ (có nhiều người được phân công trực bên ngoài để nhắc nhở, chỉ dẫn).



Cái được ở Tòa Thánh theo ý kiến cá nhân mình đó là không thu phí vào cổng, công trình hoành tráng, đẹp đẽ, dân tình (người theo đạo) có ý thức bảo vệ, gìn giữ nơi tôn nghiêm, và xung quanh lại có người chỉ dẫn cho khách tham quan hết sức chu đáo.



6927833768_81d4b84071_z.jpg





Lúc này nắng đã chan chát trên đầu, cái nắng nóng hanh hao của xứ núi miền Đông Nam Bộ làm con người ta dễ mệt và lấy đi rất nhiều năng lượng. Hai đứa tiếp tục lên xe đi núi Bà Đen, cách Tòa Thánh chừng 10 km.
 
Anh đi Tây Ninh 3 lần rồi, nhưng không nghĩ lại hay và có nhiều văn hóa đặc sắc thế . Hôm nào chắc phải đi lại thôi
 
Máng trượt núi Bà Đen - Lần đầu cũng là lần cuối!



Hai đứa hỏi đường đến núi, gửi xe và mua vé vào cổng. Chỗ này đã làm thành khu du lịch nên phải mất vé vào cổng 12.000 đ/ người lớn.



6930355736_d4a6cc1cf3_z.jpg





Lần đi núi Bà Đen đầu tiên, hình như là tháng 11/2006, khi đó mình với cô bé cùng phòng trọ (nhà cô bé cách thị xã Tây Ninh vài cây số, cụ thể ở xã nào, huyện nào thì mình quên rồi) tình cờ gặp một đám học sinh nam lớp 10 đi lên trường về, xong ghé núi chơi, thế là nhập bọn với đám này, cùng lên núi, nhưng đi theo đường mòn, không đi theo hướng cổng chính, nên hồi đó đi đâu mất tiền gì đâu.



May hình chụp chung (do thợ "cù rũ") hồi đó vẫn còn giữ. Đám học sinh lớp 10 ấy đây, mình nhớ là học trường THPT Dương Minh Châu, giờ chắc cũng đã đi làm, hoặc chí ít cũng là sinh viên rồi (em nào tình cờ đọc được bài viết này cho hỏi thăm tình hình nghen!).



5065162154_ef186ce99d_z.jpg




Có mấy em lớp 10 mà mặt non choẹt, dễ thương gì đâu!



Hồi đó lên núi theo đường mòn, sức còn trẻ, nhìn cảnh cây cối, hoa trái, thấy khỏe gì đâu. Còn lần này đi, có lẽ đã tốn sức lúc chụp ảnh (nhảy nhót) ở đoạn rừng cao su, rồi chen trong đám du khách để chụp ảnh làm lễ, sau đó lại lòng vòng ngoài đường nắng chan chát, nên sức lực mất đi nhiều. Hai đứa bèn mua vé cáp treo lên núi, cũng vì thêm một lý do là hồi giờ chưa đứa nào đi cáp treo, nên đi thử cho biết.



Giá cáp treo núi Bà Tây Ninh khá "chát": 60.000 đ/ người lớn/ lượt.



6930357182_c1d17fdc0d_z.jpg





Từ cổng (bãi gửi xe) vào đến ga cáp treo rất xa, nếu muốn du khách có thể mua vé xe điện 4.000 đ/ người để đi, nhưng hai đứa phần muốn tiết kiệm, phần muốn lang thang chụp ảnh dọc đường và ăn uống, nên đành đi bộ.



7076430993_16f9f3ccc9_z.jpg




6930355904_3ff4cd0707_z.jpg




Núi đằng sau bạn D. đứng là núi Bà Đen đấy!








6981996471_860d8a3ea7_z.jpg




6930356268_acaeaceb6d_z.jpg




Cảnh thật đẹp, nếu đi bằng xe điện vào tới chân núi thì không thể chụp được những cảnh này. Đúng là cái gì cũng có cái giá của nó (ở đây là đi bộ)!
 
Trong kháng chiến, núi Bà Đen là nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt. Tại đây có ba khu triển lãm bảo tàng, giới thiệu một phần hiện vật và hình ảnh của cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng. Đó là động Kim Quang, khu chùa Hang và Chân Núi. Núi Bà Đen đã được xếp hạng di tích lịch sử và danh thắng quốc gia ngày 21/01/1989 - (Nguồn Internet).





7076431835_0c05b7b52e_z.jpg




7076431487_835b25b3c5_z.jpg




7076432075_3a28472f7c_z.jpg




6930357006_c4b74e7c50_z.jpg




Có vẻ giống cầu Thê Húc, Hà Nội ha?


Khi "lết" được đến ga cáp treo, hai đứa mỏi rã rời, mệt kinh khủng.



Mình chưa bao giờ đi cáp treo, nên chưa hình dung được cái chỗ leo vào hộp cáp treo như thế nào. Mình cứ đinh ninh hộp cáp sẽ dừng lại, nhân viên sẽ mở cửa, chờ khách yên vị, mới đóng cửa thả đi. Ai ngờ cáp treo ở đây chứa khoảng hai người lớn một hộp, mà chạy vòng quanh chầm chậm thường xuyên, không hề dừng lại. Khi hai đứa hí hửng đứng chờ để ngồi chung với nhau một hộp thì hộp cáp tới, bạn D. đã nhanh chân leo lên, mình vướng víu cái ba lô, chưa leo lên kịp, thế là cáp đi mất. Mình chưa định thần, thì bị lôi lên hộp tiếp theo, chưa kịp ngồi xuống đã bị mất thế, ngã đập vào thành ghế, may mà có cái mũ, không thì ê ẩm cả mặt.



6930357362_ff88fb19dc_z.jpg




Nhờ đi riêng mới chụp được ảnh bạn D. đi cáp treo như thế này!

 
Cảnh từ trên cao đẹp quá, nên dù phải bỏ số tiền không nhỏ cho dịch vụ cáp treo, chụp được những bức ảnh đẹp, mình cảm thấy an ủi phần nào.



6930357542_61893a0a14_z.jpg







7076433543_cbb480d0e6_z.jpg




6930357984_6d4c4ccdef_z.jpg




6930357858_975419bcb9_z.jpg






6930357700_cd7190eb7f_z.jpg




Bảng hướng dẫn trong hộp cáp.






Sau khi lơ lửng trên hộp cáp chừng mười lắm phút là đến được ga cáp trên núi. Từ đây hai đứa ráng "lết" bộ lên vài bậc thang thì mới đến được chùa.



7076434501_73633e47dd_z.jpg





 
Một số thông tin về núi Bà Đen (nguồn tổng hợp từ Internet).



Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).



Ngày xưa, núi Bà Ðen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật. Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.



Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.



Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng:



-Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Ðông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm.



Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.



Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng:



- Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ.



Lê Văn Duyệt nói:



- Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng.



Cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt. Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Ðịnh thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tự. Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế.



Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy.



Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Ðen ngày nay.




6930358492_3343323e78_z.jpg




6930358908_2019c9e2cc_z.jpg






6930358664_62f8a9e3bf_z.jpg





Trên núi có cơm chay cho bất cứ ai lên tới đây, sau đó để lại ít tiền cúng dường cho nhà chùa là được. Lần đi núi trước mình có ăn thử, lúc đó có lẽ đói và khỏe nên ăn rất ngon miệng. Còn lần này, hai đứa mệt và nóng nên không muốn ăn gì cả.
 
Cảnh này sau gần sáu năm vẫn không khác gì.



6930359794_f124d28868_z.jpg





5064549005_ac942e73e0_z.jpg




2006






Hai đứa lại ráng đi thêm vài bậc thang nữa để lên chụp ảnh tượng Phật nằm. Kỳ lạ, không biết sức lực ở đâu mà mất đi hết, chỉ đi có vài bậc thang cũng khiến cơ thể mệt muốn xỉu. Bạn D. ít đi du lịch bụi kiểu này thì không nói, còn mình, đã từng vác ba lô nặng trịch lang thang ở biển Quy Nhơn vào lúc trời còn chưa tỏ và lạnh ngắt, rồi lần đạp xe đạp ba chục cây số liên tục đi và về khi thăm Cánh đồng Chum ở Xieng Khouang, Lào dưới trời nắng, trong khi trước đó sống ở Sài Gòn đã năm, sáu năm trời không còn đi xe đạp, nhưng lần này, có làm gì quá sức đâu mà mệt thế?



Hai đứa tí tởn bảo nhau, chắc tụi mình già rồi (!!!).



7076435053_9a6f14fcff_z.jpg




7076434757_965b92dea2_z.jpg




6930359460_5fec91da61_z.jpg




 
Với tình hình sức khỏe như thế, hai đứa bàn nhau phải đi xuống bằng phương tiện khác đi bộ thôi, mà cáp treo đi thử rồi, nên phải thử máng trượt. Giá máng trượt vô cùng "chát", bằng giá cáp treo: 60.000 đ/ người (thật là biết "cắt cổ" du khách mà).



7076433713_a624817588_z.jpg




Cảnh trượt máng chụp từ cáp treo.








7076434625_739532f858_z.jpg




Cái máng trượt trông thế này đây!








Và đây là giai đoạn quan trọng nhất, khiến hai đứa đang mệt lử mà phải căng thẳng đầu óc, thần kinh và cầu mong xuống núi an toàn. Bạn D. nói trước với mình là cho mình ngồi trước để lái, ai ngờ, cái thanh đằng trước của xe trượt dành cho người ngồi trước chỉ là để vịn thôi, không có tác dụng cầm lái. Người ngồi sau phải điều khiển hai cần thắng hai bên, muốn đi nhanh, chậm gì đó là do người ngồi sau. Muốn đi nhanh thì đẩy cần về trước, hạn chế tốc độ thì đẩy về sau. Ba lô được để phía trước, mình vừa ôm ba lô, vừa nắm thanh vịn, phó mặc số phận cho bạn D. Bạn ấy la chí chóe vì mỏi, nhiều khi đang sổ dốc, mà đến đoạn cua, tấm bảng hướng dẫn phía trước đề là giảm tốc độ, mà bạn D. cố gắng kéo ngược cần về phía trước, vẫn chẳng thấy giảm tốc độ.



Đi được một quãng, hai đứa được một anh nhân viên bảo dừng lại (xuyên suốt máng trượt luôn có nhân viên ngồi sẵn để hướng dẫn hay giúp đỡ khi cần), chỉnh lại tư thế cho hai đứa, vì lúc này, người bạn D. đã nghiêng qua hết bên trái, vậy mà cái xe trượt vẫn chạy từ nãy đến giờ, chưa xảy ra chuyện gì. May quá, nếu anh không kịp thời chỉnh lại, chắc hai đứa đã văng ra ngoài máng, bay qua lưới B40 hai bên máng trượt, đập vào đá hay vắt vẻo trên cây cũng nên.



6829932792_0f0aaf4eab_z.jpg




Tấm ảnh duy nhất hai đứa chụp trong chuyến đi, do "tự sướng".




Sợ nhất là những đoạn xổ gần cuối dốc (may là máng trượt chỉ làm từng đoạn nghiêng chừng 30 độ để giảm thiểu nguy hiểm cho du khách) thì phải cua ngoặt để sang đoạn máng mới, lúc này, tốc độ vừa nhanh (dù đã gạt hết cần thắng) mà còn phải cua nữa, mình chỉ biết im lặng, nín thở, mong qua an toàn. Cũng may nữa là đoạn đường đi xuống bằng máng trượt lúc hai đứa đi bỗng dưng rất vắng, chỉ có một chiếc đi sau mà đi thật chậm, nên không bị xe nào tông vào.



Xuống được tới nơi, hai đứa thở phào, thề lần đầu và cũng là lần cuối đi máng trượt. Nghĩ lại trò chơi này thật nguy hiểm. Trước khi lên xe máng trượt, nhân viên trò chơi không hề đưa ra những cảnh báo nào về an toàn trò chơi. Lúc đi qua một trạm gác, mặc dù lúc đó xe trượt của chúng tôi đã bị nghiêng qua một bên (do bạn D. nặng và sau một hồi trượt thì tư thế ngồi bị lệch, mà đâu dám dừng lại sửa, cũng không biết là phải sửa), anh nhân viên này không hề phát hiện ra và còn đùa với chúng tôi là đẩy cần hết cỡ để xe chạy. Hai đứa đúng là "điếc không sợ súng", vì đã từng có bài báo (mới tìm được) thông tin về vụ tai nạn nghiêm trọng do máng trượt núi Bà Đen gây nên.



Mình khuyên các bạn muốn đi thử loại hình di chuyển này thì nên chuẩn bị sẵn sức khỏe, tâm lý và chịu trách nhiệm cho sự an toàn của mình, ví dụ như người chơi không có tiền sử bệnh tim, bệnh thần kinh, độ tuổi không quá nhỏ (dưới 14 tuổi chẳng hạn), cũng không quá lớn (trên 35 tuổi chẳng hạn), không quá béo và nếu béo thì nên đi một người một xe, không hò hét, trêu đùa khi xe đang chạy,... Dẫu sao những trò chơi cảm giác mạnh ở Việt Nam cũng đều chứa yếu tố nguy hiểm, vì không có đồ bảo vệ cho người chơi, nên bạn phải tự lo lắng cho tính mạng của bạn trước.



Xuống núi an toàn, hai đứa rút kinh nghiệm, lần này đi ra cổng bằng xe điện, lấy xe máy rồi đi về.



6874803806_96bfc08714_z.jpg




Cánh đồng Tây Ninh lung linh dưới nắng hoàng hôn...




Sau khi ghé Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh ăn bánh canh, khoảng hơn 20g hai đứa về tới nhà.
 

thorung

New Member
hjhhj

co 2 co nuong thui ma cung co gan phuot ghe ta

dung la gan cung minh

tảy ninh thi minh di rui

dep nhung ma kho va nang nong

ky nao co di phan thiet leo nui takou hay hai dang mui dien -kega, dinh thay thim thi alo tui

tui dat di cho

30/4, 1/5 ko co ai ru di dau choi nen pun oi la pun
 
Top