• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Non nước Ninh Bình

Phủ Khống Phủ Khống vốn là một đền thờ nhỏ thờ một vị Quốc công triều Đinh (quên tên rồi), là một trong 7 vị đại thần. Sáu vị còn lại được thờ rải rác ở các quả núi khác, chỗ còn chỗ mất. Người ta cho rằng chỗ phủ Khống này là góc tây nam của thành Hoa Lư xưa kia, và vị Quốc công ở đây trấn giữ cửa này.



Đền được tu sửa lại, dựng cầu và trồng cây. Lại tiếp nối điệp khúc trồng đa của các bác to nhà mình, mỗi bác một cây và một tảng đá khắc tên các bác, may là cũng không đến nỗi thô thiển quá như ở các nơi khác. Đọc ra thì cũng Mr. Salary, Mr. Philosophy đủ cả.



Ngoài đền có một cây thị đặc biệt, một gốc nhưng ra hai loại quả: quả tròn và quả dẹt. Ngay sau đền là hang Khống, thông ra sau núi. Hang Khống cũng là hang đi thuyền xuyên qua được.





Từ phủ Khống nhìn ra thung về phía hang Sơn Dương



 
Rời phủ Khống bằng lối hang Khống, tiếp tục hành trình qua các thung nước, đến hang Trần. Chỗ này nước trong và xanh màu xanh của nước từ núi đá vôi. Có thể nhìn thấy những chùm rong đuôi chó, rong la hán dưới đáy nước. Nước khá sâu, nhưng trong vắt nên dễ nhầm là nông.



Đây đó một số cọng trang ngoi lên mặt nước, xòe những chiếc lá chỉ bé bằng mấy ngón tay. Để có được một chiếc lá đó, cọng trang từ dưới đáy phải ngoi lên đến 2 - 3 mét.



Nước đá vôi rất trong nhưng là nước cứng, tắm nhiều da sẽ trắng bợt ra, tóc gội thì cứng đơ. Nhìn chỉ muốn nhảy xuống bơi thôi.





 
Vậy là trong hơn ba giờ, đò đã len lỏi giữa núi non, các thung nước trong xanh, lần lượt qua chín hang, bảy thung, ba đền.



Các hang lần lượt là

- Hang Tối, dài 300m

- Hang Sáng, dài 100m

- Hang Nấu Rượu, dài 250m

- Hang Ba Giọt, dài 150m

- Hang Seo, dài 100m

- Hang Sơn Dương, dài 250m

- Hang Khống, dài 70m

- Hang Trần, dài 250m

- Hang Quy Hậu, dài 200m



Các đền là Phủ Đột, đền Nội Lâm, phủ Khống
 
Về sau sẽ không đi bến đò Sào Khê hiện tại nữa, mà từ bến Bàn Long, theo dòng nước này vào Sào Khê



 
Khu Bái Đính Từ khu du lịch sinh thái Tràng An, tiếp tục con đường bêtông rộng thênh thang, xuyên qua hai hầm đục thông qua núi, một vài thung núi lác đác có nhà dân, qua ngã ba đền Vực Vông, núi dần mở ra. Chỗ này ở phía bắc của khu Hoa Lư.



Từ xa đã thấy núi Bái Đính và khu "Siêu chùa" đang làm tốn giấy mực của báo chí.



Núi Bái Đính nằm ở phía Tây Bắc của cố đô Hoa Lư, nhìn ra một đầm nước, cách sông Hoàng Long một quãng. Đây là một ngọn núi nhỏ, trên gần đỉnh núi có một động đá và một hang đá ăn thông qua núi. Truyền thuyết kể rằng thời xưa Quốc sư Minh Không triều Lý đã đến núi này hái thuốc và lập chùa thờ Phật trên núi, tức là chùa Bái Đính cổ.



Truyền thuyết cũng kể rằng cách đây 200 năm, khi tiến quân ra Bắc, vua Quang Trung đã dừng lại dưới chân núi, lập đàn ở bãi đất lưng núi để tế trời trước khi dẹp quân Thanh. Núi là nơi tụ hội linh thiêng. Giờ đây lại xây một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, cũng dựa vào nơi linh địa đó.









 
Khu chùa đang là một công trường lớn, ngổn ngang vật liệu.



Từ dưới bờ đầm nước lên trên lưng núi, các công trình chính lần lượt là:

- Tam quan hoàn toàn bằng gỗ, sẽ đặt tượng Hộ pháp bằng đồng

- Tháp chuông bát giác xây ximăng, treo quả chuông 36 tấn lớn nhất VN

- Điện Quan Âm bằng gỗ, sẽ đặt tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn bằng đồng cao 10m

- Hồ vuông

- Điện Pháp Chủ xây ximăng, đã đặt tượng Thích Ca thuyết pháp, pho tượng đồng lớn nhất ĐNÁ, nặng 100 tấn, cao hơn 10m

- Điện Tam Thế xây ximăng ở cao nhất, đã đặt ba pho tượng Tam thế Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai, mỗi pho 50 tấn, cao 12m






Theo thiết kế, từ Tam quan lên điện Tam Thế sẽ có hai dãy hành lang, mỗi dãy dài gần 1km, đặt 500 tượng La hán bằng đá xanh. Ngoài ra sẽ còn một tháp cao. Bên ngoài dãy hành lang còn các công trình như bảo tàng, giảng đường, học viện, thư viện, tăng xá, tịnh xá dành cho Tăng và Ni.



Những cái đó đến năm 2010 theo kế hoạch mới xong.



Còn tiền đâu và của ai mà lắm thế, thì lại là cả một câu chuyện khác. "Còn hơn là đem hút chích với cá độ bóng đá tuồn ra nước ngoài" - có người nói tớ thế.
 
Như trong ảnh, có thể thấy các xe phải dừng tuốt ngòai cửa tam quan. Từ chỗ này mà leo lên điện Tam Thế trên cùng thì oải lắm, mấy trăm mét chứ ít à. Vì thế có đội ngũ xe ôm đưa lên và xuống, đâu cũng 15 - 20k, đắt phết.



Nếu đi ôtô con, xe máy thì có thể "mua vé" để đi xe lên. Xe máy có 1 - 2nghìn thôi, ôtô bao nhiêu thì không rõ. Đường lên khá dốc, lại cũng lổn nhổn đất đá do đang làm công trình, xe to chở đất đá chạy qua, nên cũng phải cẩn thận.
 
Tam Quan Đầu tiên là Tam quan bằng gỗ. Toàn bằng gỗ lim, to cao cũng xứng đáng với ngôi chùa lớn. Theo các cụ thì gỗ để làm xà, làm lương còn khó tìm hơn gỗ làm cột, vì gỗ làm cột có thể bị rỗng ruột (xuyên tâm) không sao, nhưng gỗ làm xà thì phải là gỗ đặc, rất khó kiếm.



Gỗ to làm chùa này một phần từ Lào, nhưng một phần lớn là từ rừng Trường Sơn đấy ạ, mà cụ thể hơn là gỗ hạ xuống khi làm đường HCM. Bà sư ở chùa Bích Động nói là phải ra ngoài đầu ngã ba phục hàng tháng trời, đặt trước cả năm mới có được gỗ để làm các "quá giang, vì kèo, cốn" của chùa.



 
Tháp chuông Tháp chuông bát giác xây bằng xi măng, treo quả chuông 36 tấn, to nhất VN. Một cây gỗ tròn treo bên cạnh để đánh chuông, bị buộc lại, có lẽ vì nhiều người thích lên để thử chuông quá.








Các báo chí viết rằng đây là quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, tuy nhiên tớ thấy vẫn còn nghi ngờ. Là bởi vì tại Myanmar có một quả chuông còn nặng gấp 3 lần quả chuông này, nặng 90 tấn, đúc cách đây 200 năm và vẫn được dùng, là chuông Mingun (bác nào đi Myanmar rồi và đến đấy rồi nhỉ?) Search trên mạng là ra ngay.



Myanmar còn có quả chuông to nhất trong lịch sử thế giới, nặng 300 tấn, đã chìm dưới đáy sông.
 
Điện Pháp chủ Điện Pháp Chủ nằm ở giữa, hai tầng mái, mới xây xong.



Dễ thấy kiến trúc điện là kiểu chùa Trung Quốc, không phải chùa cổ VN. Điều này là tất nhiên, vì chùa cổ Việt kiến trúc chỉ là chùa nhỏ, diện tích khoảng trăm mét vuông, còn cái điện này rộng cả nghìn, cao mấy chục mét để đặt tượng. Do làm bằng xi măng cốt thép nên các góc mái làm vát đi chứ không cong đều tự nhiên như mái có xà gỗ. Chắc làm cong đều khó quá.



Cái tớ khoái trước tiên ở chùa này là màu sắc. Không bắt trước TQ màu sắc sặc sỡ: mái vàng, cột đỏ, cửa xanh... như nhiều chùa đang tu sửa bị ảnh hưởng, chùa này cột sơn màu giả gỗ, mái nâu tím gụ, tường gạch trần nâu đỏ. Lan can và bậc bằng đá xanh không cao quá. Đây đúng là mang màu sắc của chùa Việt. Tớ thích.



Có thể thấy lấp ló pho tượng lớn bên trong.



 
Tượng Giáo Chủ Điện Pháp Chủ đặt pho tượng Đức Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni đang Thuyết pháp.



Đây là pho tượng đồng lớn nhất ĐNÁ, nặng 100 tấn. Chiều cao thì không thấy nói thống nhất. Có chỗ bảo 12m, chỗ bảo 10m. Đại khái là cũng cao ngang tòa nhà 3 tầng. Bệ đặt tượng cao ngang đầu người.








Tượng ngồi trong thế Liên hoa tọa, Phật Thích Ca đang thuyết pháp, tay cầm cành hoa sen giơ lên, khuôn mặt khá đẹp. Về hình thức thì giống pho tượng ở chùa Sóc Sơn, chỉ là to hơn rất nhiều thôi.



Đằng sau là hào quang hình hai vòng tròn, xây gạch, bọc kim loại mạ màu vàng. Quanh hào quang là các vị Phật ngồi vòng tròn.



Vì không gian rất rộng, chụp từ xa thì trông tượng cũng to vừa vừa, đứng gần mới thấy rất lớn.





 
Điện Tam Thế Tòa điện lớn nhất và ở vị trí cao nhất là điện Tam Thế, ba tầng mái cao. Ở giữa bậc thang có tấm đá tạc long phượng, thực ra là ghép từ nhiều tấm. Trong điện, các cột chính được ốp gỗ xung quanh.



 



Ba tượng Tam Thế gồm Phật Quá Khứ (bên phải), tay trái bắt ấn Cát Tường, tay phải ấn Thí nguyện lấy trời làm chứng; Phật Hiện Tại (ở giữa) hai tay để theo ấn Thiền định; Phật Tương Lai tay phải bắt ấn Vô úy, tay trái ấn Xúc địa lấy đất làm chứng. Ba pho tượng trưng cho tất cả các vị Phật đã, đang, và sẽ xuất hiện.



Nhiều thuyết thì gán Ca Diếp là Phật Quá khứ, Thích Ca là phật Hiện tại, và Di Lặc là phật Tương lai.



Mỗi pho nặng 50 tấn, cao hơn 7m.



Xung quanh tường của hai tòa điện là 5000 ô nhỏ, mỗi ô đều có sẵn dây điện. Người nào đóng 5 triệu có thể có một pho tượng phật bằng đồng, ghi tên mình, để vào trong mỗi ô đó. Hiện tại vì chưa xong nên cũng chưa thấy pho tượng nhỏ nào trong tường cả, nhưng cũng đã thấy có người ngồi ghi và các pho tượng mẫu ở ngay gian điện chính.
 
Nhìn pho tượng đồng 100 tấn điện Pháp Chủ, thấy hoành tráng, to lớn. Nhưng nếu nhìn sang các bạn Nhật Bản thì thấy chúng ta còn thua kém nhiều quá về cả kỹ thuật công nghệ và lịch sử văn hóa. Pho tượng Đại Phật bằng đồng (Daibutsu) lớn nhất của Nhật ở chùa Đông Đại tự (Todaiji) nặng 500 tấn, cao 15m, tức nặng gấp 5, cao gấp rưỡi tượng lớn nhất chùa Bái Đính. Và pho tượng ấy được đúc từ năm... 750, tức là gần 1300 năm rồi. Huhu.



Ngôi chùa để đặt pho tượng đó cũng được làm cùng khoảng đó, cao to gần gấp đôi chùa Bái Đính hiện tại, mà lại hoàn toàn bằng gỗ cơ, không ximăng sắt thép.



Theo lưu truyền sử sách thì VN cũng có pho tượng Phật đồng rất lớn đời Lý, tượng Phật A Di Đà chùa Quỳnh Lâm cao 6 trượng, tương đương với 15 - 18m, từ xa 10 dặm còn nhìn thấy. Nếu đúng thật thế thì cũng không kém tượng Daibutsu của Nhật. Thế nhưng chỉ là ghi chép thế, dấu tích xưa thì còn đâu, không còn gì cả để mà tưởng tượng hình dung nữa.
 
Top