• Đăng ký nhanh... Đăng nhập bằng Facebook

Nepal - lòng nhiều vương vấn (2012)

Khánh Minh

New Member
Cám ơn bài viết rất hay, sống động, chân thực.... giúp cho mình hiểu thêm về văn hóa, cuộc sống và con người Nepal!
 
NEPAL (2012): CON NHIEU VUONG VAN (7): HỒ VÀ ĐẢO

Tôi đã từng chia sẻ đôi nét về hồ Phewa trong 1 bài viết trước đó (xin mời đọc thêm tại ĐÔI NÉT VỀ HỒ PHEWA). Vẻ duyên dáng, quyến rũ của hồ Phewa thì khỏi cần bàn cãi, chỉ cần du khách đã từng được đến đây, từng được đạp thuyền ra giữa hồ hoặc đơn gian là chỉ cần thò tay vốc một nắm nước mát hất vào mặt thôi thì đã không thể quên nơi này được rồi. Thiên nhiên quả ưu ái khi đã mang đến cho Pokhara một vẻ đẹp hiếm có. Đó không phải là vẻ tĩnh lặng tịch mịch của nét đẹp thủy mặc, vì thế mình không thích nói về cảnh đẹp của Pokhara dưới tên gọi "bức tranh thủy mặc". Đó là một sự giao duyên hòa quyện tuyệt vời của thiên nhiên.

Bạn hãy tưởng tượng nhé, một bên hồ là cảnh toàn dãy Annapurna với đỉnh Fish Tail nổi tiếng sừng sững và đầy uy nghi, một bên là cảnh rừng xanh bạt ngàn. Tất cả những dáng vẻ rộng rãi, oai phong hay hồn nhiên trong trẻo kia đều soi bóng xuống mặt hồ Phewa một cách hài hòa và tuyệt diệu.







Đã đến hồ Phewa thì bằng mọi giá phải đi ra hòn đảo giữa hồ. Hòn đảo này mọc lên cũng lạ kỳ, chơ vơ một mình ngay giữa lòng hồ. Hầu như người bản địa khi đến đây đều ghé đến thăm hòn đảo này, lý do của người bản xứ là vì trên hòn đảo ấy có ngôi đền Hindu thờ thần Nước. Còn với những khách du lịch như mình thì phần lớn chỉ là do tò mò mà thôi.











Cảm giác đạp thuyền ra giữa hồ cũng rất thú vị. Chiếc thuyền đôi nhìn cũ kỹ thô sơ hết sức, nếu ở Việt Nam, tôi sẽ chẳng dám đi đâu, nhưng chẳng hiểu sao tôi lại có thể thoải mái đạp lạch bạch ra giữa hồ mà chẳng sợ gì. Trên đường ra đảo, rất nhiều người bản địa dùng máy ảnh chụp hình tôi (điều mà chưa bao giờ tôi có được khi ở VN). Đạp bạch bạch nửa chừng thì lại vướng ống nước, tôi và bạn phải dùng mái chèo đẩy xuống và bơi tiếp. Haha, kể ra thì cũng hài hước thật.





Đoàn khách du lịch này không dám đạp thuyền giống tôi





Một người bản xứ buông cần, kiên nhẫn ngồi chờ cá. Liệu cá có cắn câu?





Thiên nhiên in bóng dưới lòng hồ







Này thì cập bến







Ngôi đền này có tên gọi là đền Bahari







Xứ sở của quạ và diều hâu







Đây là bức hình do anh bạn mình chụp, mình cứ thích mãi thôi







Mình trước hồ



 
NEPAL (2012)(8): POKHARA KHOẢNH KHẮC CUỐI







Những đứa trẻ gùi củi thong dong đi bộ về làng - Cuộc sống nơi đây chẳng một chút xô bồ, bon chen nào cả, dường như thế giới hiện đại vẫn còn chưa chạm đến họ







Vô tình bắt gặp một đám cưới trên đường đi, tiếc là không xuống xe chụp được



















Đêm cuối







sáng sớm, mình bị hú hét dựng đầu dậy... xỏ vội áo khoác, mình chạy bạch bạch lên sân thượng. Kìa đỉnh Fish Tail đang hiện ra, khoảnh khắc này khiến chuyến đi mình thêm trọn vẹn





Cận cảnh







Một anh chàng Tây Ban Nha điển trai đi du lịch 1 mình mà mình vô tình quen trên đường đi,



 
Nhìn cười tươi như vậy.....vô tình hay cố tình đây :D ???



Trời, mình đương còn bẽn lẽn không dám ngồi chụp hình với giai ấy, thế là anh bạn bản xứ của mình cứ đẩy mình vô chụp. hic hic, mình nào có cố tình
 
ẨM THỰC NEPAL



Dưới đây là tổng hợp một số món ăn mình đã nếm thử qua trong thời gian "tung tăng" ở Nepal. Những món này theo mình là khá hợp khẩu vị của người Việt, nếu ai có dịp đến Nepal thì có thể thử qua. Cứ mở rộng lòng mình mà ăn thôi, không cần phải câu nệ lo lắng ăn có được không hay có ngon không gì cả, đơn giản là có thể cả đời mình chỉ có cơ hội nếm thử nó 1 lần. Vì thế ngoài thuốc hỗ trợ tiêu hóa thì chẳng cần phải mang theo "lương khô" gì cả cho nặng gánh đâu, cứ ăn và cứ yêu cuộc đời. Thế thôi!



1. DAL BHAT:







Dal Bhat là món ăn phổ biến của người Nepal. Họ ăn món này trong suốt các bữa ăn, ngày qua ngày, và tuyệt nhiên là chẳng bao giờ thấy chán. Đối với khách du lịch thì món này có vẻ dể ăn.

Cái tên Dal Bhat là ghép giữa từ DAL và từ BHAT.

Dal nghĩa là tên của một món súp đậu, món này được dùng để rưới lên Bhat (cơm)








Đây là DAL - rất nhiều loại đậu được nấu trong này



Món DAL BHAT được ăn kèm với đồ chua, dê cà ri. Ngoài ra, món này còn được ăn với các loại rau có sẵn vào từng thời điểm (gọi là TAKARI). Chính vì thế món này được gọi là DAL BHAT TAKARI



2. MOMO:



Hiểu nôm na là món bánh bao. Món này nhân thịt, rau, nói chung là ngon tuyệt. Mình được thưởng thức 2 loại momo: momo thịt gà và momo cay. Món nào cũng khiến mình gật gù "Ngon ngon".





Momo cay, ăn bỏng lưỡi nha







Momo thịt gà, ngon lắm đó nha



3. SỮA CHUA

Món da ua mát lạnh đặc trưng của Nepal này có vị mằn mặn, ăn lạ miệng vô cùng. Món này được dùng sau bữa ăn để giúp hỗ trợ tiêu hóa. Các món ăn ở Nepal thuộc dạng khó tiêu, nhiều năng lượng, nên món da ua này giúp ... nhẹ bụng hơn







4. THUPA





Trời, nhìn hình là mình thèm lắm nghen, món này rất hợp khẩu vị Việt Nam, món này mình thấy ăn nhẹ bụng nhất. Nó là món mì được nấu với rau củ quả và thịt gà, ngon lắm đó.



5. PIRO ALOO:

Món này là món khoai tây. Món này mình thích lắm đó, ăn vô cùng ... ngon. Những món ăn Nepal được chế biến với nhiều gia vị, và các loại thảo mộc. Chính vì thế mùi vị lạ lùng và vô cùng quyến rũ







6. ALOO PORATHA



Món bánh khoai tây nướng này ngon tuyệt, lúc mình ăn là mình lấy nó chấm với nước sốt gì đó, vị ngon lắm, không chê vào đâu được. Đến giờ vẫn còn thèm muốn chết đây







7. YAMARI:



Nhìn hấp dẫn nhỉ ? Mình chưa nếm thử qua., nhưng mà mình thích ghê. Món này là món đặc trưng của người Newari, chỉ phục vụ vào 1 ngày lể hội Yamari mà thôi.













8. CHIA: (Trà sữa)



Đã từng giới thiệu về món này trong những bài viết trước, nói chung là ... tuyệt cú mèo







 

buidoi

Thiền Sư Thích Bụi
DAL BHAT:



Nhìn cũng hấp dẫn nhờ.Có cơm,rau,cari nhìn......thèm :D



MOMO:



Thì chắc giống 90% mấy món há cảo nhà mình....lại thèm :D



THUPA :



Nhìn món này....muốn được măm măm thử ghia luôn.



PIRO ALOO:



Cái nì ăn chung với món thịt gì đó chắc cũng hấp dẫn nhờ.



ALOO PORATHA :



Món nì phải có thêm ly nước trái cây kế bên hehehe :D



YAMARI:



Nhìn sơ qua giống mực dồn thịt nhờ :D



CHIA:



Còn cái nì thì nhăm nhi buổi sáng.



Túm lại : THÈM :D
 
KỲ TIẾP THEO: PHỞ VIỆT NAM GIỮA LÒNG KATHMANDU

Rời Pokhara, mình trở về Kathmandu ngột ngạt và bụi bặm. Vẫn chưa thoát khỏi cảm giác trong veo thoáng đãng của Pokhara, trong 1 thoáng, mình ngao ngán với cảnh đường xá hỗn độn (hơn VN nữa chứ) ở thủ đô nhộn nhịp này









Chụp trước Rani Pokhari (nghĩa là hồ Hoàng Hậu, Pokhari nghĩa là hồ nước). Đền thờ giữa hồ là đền thờ thần Shiva. Anh bạn mình giải thích, đây là món quà của một vị vua dành tặng cho vợ mình nhằm xoa dịu nỗi đau đớn của bà khi mất đi người con trai.







Trông mình rất phờ phạc, đúng không? Sau hơn 8 tiếng đồng hồ ngồi xe và rũ rượi cuốc bộ, mình đã tàn tạ hết mức. Mình đang ngồi ở khách sạn Kohinoor để chuẩn bị nhận hành lý lên phòng.















Trong khi chờ đợi, vô tình mình thấy một đám rước đi ngang qua, chẳng biết lễ hội gì, mình cứ thế mà chụp thôi.



Tối hôm đó, mình nhất định kêu anh bạn chở đi ăn ở quán Saigon Phở của chị Út Bảo tại Kathmandu. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về chị Út Bảo và nhà hàng của chị,



Anh bạn mình nói, nhà hàng Saigon Phở có thể được xem là một trong những nhà hàng sang trọng tại Kathmandu, anh nói rằng với mức giá mà mình thấy trong thực đơn thì người bản xứ không ... dám đến ăn nhiều đâu. Khi mình vào nhà hàng của chị, điều đầu tiên mình thấy là nhà hàng rộng rãi, có bãi để xe ô tô. Ở một nơi mà giá bất động sản cao như ở Nepal (còn cao hơn cả Mỹ) thì việc có một cơ ngơi hoành tráng như vậy đủ thấy mức độ ... chịu đầu tư của chủ nhân rồi.



Nghe anh bạn giới thiệu xong, mình tự hào hết sức. Thì ra tại Kathmandu cũng có một người Việt Nam thành đạt và góp phần giới thiệu hương vị của quê hương Việt Nam với xứ bạn.













Hình này mình mượn trên facebook của chị Út, chứ nhà hàng luôn tấp nập khách Tây, khách bản địa cũng có (nhưng toàn đi xe hơi cả -> VIP đóa)







Đây là chỗ mình ngồi nè







Thực đơn nhà hàng vô cùng phong phú, từ món phở, cơm, cho đến cả chè nữa chứ (món chè Việt Nam còn rất xa lạ với người Nepal). Ở đây còn 1 điều đặc biệt nữa là có bán cả PHỞ BÒ (người Nepal không ăn thịt bò)







Này thì sáng láng hơn nè, mọi người có thể nhìn thấy số điện thoại của nhà hàng đấy.







Chụp với chị Út Bảo, chị nói mang thêm nón lá cho đúng chất Việt Nam. Chị Út Bảo ngoài đời rất dể thương và hiếu khách. Khi gặp chị, mình còn phải thốt lên "Chị ơi, chị ở ngoài còn xinh hơn trên hình nhiều". Còn mình tấm này nhìn ghê quá! hic









Đây là chị Út Bảo và chồng chị - anh Naveen Saru. Hai anh chị là những người hiền hòa, giỏi giang và hết sức hiếu khách. Chị Út Bảo nói mình rằng đàn ông Nepal có một nét rất đáng yêu là họ dung dị, không đua đòi và rất chung thủy.



Để tìm hiểu thêm về nhà hàng của chị Út, mời mọi người đọc bài viết sau http://nguyenphunepal.blogspot.com/2012/03/pho-thu-thiet-o-kathmandu.html .



Như vậy, chúng ta lại có thêm 1 địa chỉ nữa trong trường hợp chúng ta không hợp khẩu vị ở Nepal. Chị Út sẽ rất vui nếu các bạn ghé thăm nhà hàng đấy
 
Nepal là một vùng đất đa dạng về địa hình và văn hóa. Với một diện tích không lớn, nhưng đất nước này có quyền tự hào khi sở hữu một bình nguyên màu mỡ, những dòng sông - thiên đường của giới rafting, những thung lũng trù phú và cả dãy Himalaya hùng vĩ. Quốc gia bao gồm hơn 102 nhóm dân tộc thiểu số sống trong sự hài hòa và có món ăn độc đáo của riêng của họ. Có qua đến đây, tôi mới rõ về lòng tự hào dân tộc của người Nepal, mà cũng đúng thôi, càng tìm hiểu về đất nước này, tôi càng thêm ngưỡng mộ trước những điều mà người Nepal cảm thấy hãnh diện với bạn bè quốc tế.







Tối hôm đó, tôi được những người bạn nơi ấy thiết đãi tại nhà hàng nghe đồn thuộc dạng sang, mắc mỏ ở đó: UTSAV.


Utsav, nghĩa là "lễ hội", là một nhà hàng với các điệu nhảy và âm nhạc dân tộc sống Nepal / Newari. Nó là một nhà hàng cũng được thành lập và nổi tiếng ở trung tâm của thành phố Kathmandu. Nó cũng chuyên về các món ăn Newari phản ánh di sản phong phú của thung lũng Kathmandu khi Newars cai trị thung lũng Kathmandu từ 1200 đến 1768 sau CN. Nhà hàng nằm đối diện bảo tàng cung điện Narayanhiti - bên cạnh vòi nước bằng đá từ thế kỷ 17, chỉ 10 phút đi bộ từ Thamel.



Nhà hàng nằm trong một sân cung điện cổ đại Rana, Lal Durbar được xây dựng bởi Ex-Thủ tướng Rana Bir Sumsher năm 1886 có một phòng ăn chính với các khu vực chỗ ngồi riêng với tổng công suất hơn 250 người.















Bắp rang bơ ăn vô tư nhé (phục vụ trong khi chờ món)







Món Dah Bhat của tôi







Khung cảnh nhà hàng tối đó







Cô MC duyên dáng, mà nói tiếng Anh hơi khó nghe, nghe được từ "Ladies and Gentlemen" là rõ nhất







Mình ấn tượng điệu múa này của dân tộc Taman, nó mô phỏng tục "cướp vợ" ở đó



















Ở tới lúc kết thúc luôn, nhà hàng mời khách lên tham gia khóa học nhảy cấp tốc ngay lập tức. Thế là tôi "bị" lôi lên luôn

















Một kỷ niệm khó quên!

 
Chào C.Phương, e đang chuẩn bị đi du lịch ở Nepal tự túc đầu tháng 9 tới, 2 vợ chồng muốn làm 1 chuyến đại loại giống chị. Chị có thể tư vấn giúp em những gì khi đi qua đó được không chị. Nếu được chị giới thiệu giúp em anh bạn của chị thì rất tuyệt. Mà em có thể nói chuyện trực tiếp với chị bằng chat yahoo hay face được không chị. Cảm ơn chị nhiều :)
 
Hi Phuong Dung,

Dung vui lòng add địa chỉ yahoo của Phương nha yuppie15vn@yahoo.com. Tốt nhất là Dung có thể liên lạc trực tiếp với mình qua điện thoại 093 830 1986, mình sẵn lòng tư vấn về chuyến đi, và sẽ cho Dung thêm thông tin về anh bạn đã hướng dẫn mình bên đó.
 
Top